Xông hơi thực chất là dùng một số loại lá thuốc hoặc có tinh dầu đun lên để lấy hơi thuốc cho người ta hít thở và làm nóng cơ thể giúp ra mồ hôi để thải độc tố.
Tuy nhiên với người bị cao huyết áp, xông hơi không có lợi, thậm chí còn nguy hại đến sức khỏe.
Trị cảm bằng cách xông lá vừa hiệu quả, vừa ít tốn kém
Xông hơi bằng lá là phương pháp dân gian rất phổ biến để giải cảm, trị bệnh. Hơi thuốc đã giúp cho cơ thể thoải mái, cộng với sự mất nước do ra mồ hôi khiến cơ thể trở nên nhẹ nhõm.Tuy nhiên không phải bệnh cảnh nào cũng có thể áp dụng cách điều trị này. Lá xông cũng phải được chọn phù hợp, tránh loại lá có tinh chất có thể gây độc.
Theo ông Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM, muốn xông hơi bằng lá, người bệnh cần phải thực hiện đúng cách. Đầu tiên là chọn lá. Theo kinh nghiệm dân gian thì để có một nồi lá xông, cần chọn các loại lá thơm có tinh dầu mang tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng… Trong đó, thông dụng nhất là lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ, hương nhu, ngải cứu…
Những người đang bị cao huyết áp, tim mạch đều phải tránh những kích thích đột ngột. Xông hơi, làm nóng cơ thể, gây giãn mạch, kích thích tim mạch hoạt động nhiều hơn nên sẽ nguy hiểm. Cần thận trọng khi xông hơi, tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch.
Xông hơi kết hợp cháo tía tô giải cảm rất hiệu quả |
Theo ông Đinh Công Bảy, trị cảm bằng cách xông lá cho hiệu quả cao, ít tốn kém. Tuy nhiên, cần lưu ý các vấn đề sau:
– Người bệnh cảm cúm chỉ cần xông 1-2 lần.
– Không nên xông quá nhiều sẽ gây mất nước, gây ra các tác hại khác.
– Không xông đối với trường hợp cảm thử (cảm nắng), có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả.
– Người bị huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi… không nên xông hơi, xông lá.
– Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước dẫn đến máu huyết không lưu thông. Sau khi xông cảm nên ăn cháo nóng với tía tô, hành, hạt tiêu, lòng đỏ trứng để cân bằng dinh dưỡng.
– Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu bệnh nhân sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng…) thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám ở cơ sở y tế.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317