Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Ai dễ mắc hội chứng chuyển hóa?

(SKDS) - Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một rối loạn gồm các triệu chứng: tăng huyết áp, tăng insulin, cholesterol máu cao, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường. Tỷ lệ mắc bệnh chuyển hóa tăng ở tuổi trung niên, dưới 10% ở lứa tuổi 20, tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60.
Hội chứng chuyển hóa có liên quan tới tình trạng đề kháng insulin, là một hormon do tụy sản xuất ra có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Bình thường thức ăn được tiêu hóa thành đường (glucosse), được cơ thể sử dụng làm nguồn năng lượng. Glucose vào được trong tế bào là nhờ insulin. Ở người có đề kháng insulin, glucose không thể vào tế bào một cách bình thường, khi đó cơ thể phản ứng bằng cách sản suất nhiều hơn insulin, dẫn đến nồng độ insulin tăng cao trong máu. Khi nồng độ insulin máu tăng lên sẽ làm tăng triglycerid máu và các chất béo khác. Các yếu tố đó ảnh hưởng tới thận và làm cho huyết áp tăng, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và các bệnh khác.
Yếu tố nguy cơ mắc HCCH gồm: tuổi, béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, buồng trứng đa nang… làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 20-30% dân số của các nước phát triển mắc HCCH. Tại Hoa Kỳ, HCCH chiếm 24% dân số và tăng nhanh theo tuổi với hơn 40% ở người trên 60 tuổi.
 Các cơ quan người bình thường (trái), rối loạn của các cơ quan trong HCCH ở người béo phì (phải).
Hội chứng chuyển hóa gây xơ vữa động mạch

Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH
HCCH gồm các triệu chứng: tăng huyết áp; tăng insulin làm rối loạn dung nạp glucose; tăng nồng độ triglycerid, HDL cholesterol thấp; béo phì. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO, HCCH gồm 3 trong 5 dấu hiệu sau: béo bụng, vòng eo trên 102cm ở nam và trên 88cm ở nữ; tăng triglycerid máu trên 150mg/dL; HDL-c dưới 40mg/dl ở nam và dưới 50mg/dl ở nữ; huyết áp trên 130/85mmHg; đường huyết lúc đói trên 110mg/dL. Các tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH ở người châu Á là: vòng eo trên 90cm ở nam và trên 80cm ở nữ; đường huyết lúc đói trên 110mg/dL hoặc đái tháo đường; HDL-C dưới 40mg/dl ở nam và dưới 50mg/dL ở nữ; triglyceride trên 150 mg/dL; huyết áp trên 130/85mmHg hoặc đang điều trị tăng huyết áp.
Các rối loạn về chuyển hóa kết hợp thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não cũng như làm tăng tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân này. HCCH dẫn đến tình trạng xơ vữa mạnh ở các mạch máu lớn và nhỏ, trong đó những vùng thường gặp là: cung (quai) động mạch chủ, động mạch vành; động mạch cảnh trong, động mạch dưới đòn; động mạch não giữa, động mạch thân nền. Phình mạch: hay gặp ở động mạch thân nền, động mạch cảnh trong. Các bệnh động mạch nhỏ. Những yếu tố gây xơ vữa động mạch có thể phòng tránh được gồm: tránh béo phì; bỏ hút thuốc lá; điều trị tích cực bệnh tăng huyết áp; kiểm soát tốt bệnh tiểu đường; điều trị rối loạn lipid máu; tăng cường vận động thể lực; bỏ hẳn hoặc hạn chế uống rượu; tránh mọi căng thẳng (stress); phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn…
Tác dụng kết hợp của các rối loạn trong HCCH
Các rối loạn trong thành phần của HCCH có thể có tác động cộng hưởng với nhau, chẳng hạn béo phì làm tăng đề kháng insulin, đái tháo đường týp 2 và tăng huyết áp, vì hai yếu tố đái tháo đường týp 2 và tăng huyết áp đều được biết là các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành và quá trình vữa xơ động mạch nói chung.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, đề kháng insulin/tăng insulin máu và những hậu quả do các khiếm khuyết trong chuyển hóa insulin có liên quan với việc xuất hiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, như tăng triglycerid huyết tương, giảm HDL-c, tăng huyết áp, béo bụng, suy giảm chức năng của hệ tiêu sợi huyết…
Chú trọng phòng ngừa
Có sự liên quan phối hợp gây tổn thương giữa các yếu tố trong hội chứng chuyển hóa, theo đó càng kết hợp nhiều yếu tố chuyển hóa thì càng có nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, để phòng ngừa đột quỵ cần phải kiểm soát các yếu tố chuyển hóa 6 tháng một lần. Các biện pháp để phòng ngừa nguy cơ bệnh gồm: thay đổi chế độ ăn, điều trị tích cực bệnh tiểu đường; điều trị và kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp; điều trị rối loạn lipid máu; tích cực phòng tránh bệnh béo phì. Tập thể dục đều đặn từ 30-45 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải. Giảm 5-10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau, trái cây, cá và các loại hạt. Ngừng hút thuốc lá vì thuốc lá làm tăng đề kháng insulin.
BS.Nguyễn Bùi Kiều Linh

Viêm màng ngoài tim co thắt: Cách gì để biết và phòng ngừa?

Viêm màng ngoài tim co thắt là tổn thương sau một quá trình xơ hoá gây dày dính màng ngoài tim. Hậu quả là màng ngoài tim bị xơ cứng, hạn chế tim giãn ra trong thì tâm trương, gây tăng áp lực trong buồng tim, đồng thời làm mất sự tương đồng giữa áp lực trong buồng tim và áp lực của lồng ngực, dẫn đến suy tim ứ huyết.
Sau nhiễm khuẩn, chấn thương, ung thư dễ viêm màng ngoài tim
Nhiều nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị các bệnh: lao, nhiễm vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng đều dễ bị viêm màng ngoài tim co thắt, trong đó bệnh nhân lao mắc nhiều nhất. Các bệnh rối loạn miễn dịch như thấp tim, lupus ban đỏ, sarcoidose cũng dễ bị viêm màng ngoài tim. Người bị chấn thương hoặc phẫu thuật tim, đặc biệt các trường hợp phẫu thuật tim có tràn máu màng tim rất dễ bị viêm màng ngoài tim co thắt sau này.
 
Các bệnh nhân điều trị bằng tia xạ sau nhiều năm có thể bị rủi ro biến chứng muộn của xạ trị liệu dẫn đến viêm màng ngoài tim co thắt. Bệnh nhân bị ung thư vú, phổi, hạch lympho, u sắc tố, u trung biểu mô cũng chịu thêm hậu quả viêm màng ngoài tim co thắt. Tuy nhiên cũng có người bị viêm màng ngoài tim co thắt nhưng không rõ nguyên nhân.
 Tổn thương canxi hóa màng ngoài tim, giãn nhĩ phải và nhĩ trái trên phim chụp cắt lớp.
Dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm
Nếu bạn bị mắc một trong các bệnh là nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim co thắt kể trên, bạn cần cảnh giác để phát hiện sớm bệnh nhờ các dấu hiệu: ban đầu là biểu hiện mệt, xỉu, giảm khả năng gắng sức, sau đó thấy xuất hiện các triệu chứng của suy tim trái như khó thở khi gắng sức và khó thở về đêm. Đến giai đoạn nặng của bệnh sẽ thấy các dấu hiệu giống như suy tim phải đó là phù ngoại biên, căng tức bụng và cổ trướng. Ở một số bệnh nhân màng ngoài tim có thể tiến triển dày, tạo sẹo và co cứng. Khi đó màng ngoài tim mất hẳn tính đàn hồi và trở nên cứng nhắc, thắt chặt xung quanh tim.
 
Chèn ép tim xảy ra khi có quá nhiều chất dịch ở trong màng ngoài tim. Chất dịch dư thừa sẽ tạo áp lực cho tim, làm cho tim kém giãn trong thì trương nên khi tim bóp có ít máu được tống đi, gây ra giảm đáng kể lượng máu đi nuôi cơ thể. Tình trạng này dẫn đến triệu chứng sưng chân và nặng bụng, khó thở. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, chèn ép tim có thể gây tử vong. Khám thấy bệnh nhân có tĩnh mạch cổ nổi, nghe thấy tiếng tim mờ do màng ngoài tim dày.
 
Nghe phổi thấy giảm rì rào phế nang do sung huyết phổi hay tràn dịch màng phổi. Các dấu hiệu gan to, xơ gan với biểu hiện bụng cổ trướng rõ, phù hai chi dưới, sau đó có thể phù toàn thân. Trong khi lắng nghe tim, bác sĩ sẽ đặt một ống nghe trên ngực để kiểm tra các âm thanh đặc trưng của viêm màng ngoài tim, được thực hiện khi các lớp màng ngoài tim chà xát với nhau. Tiếng ồn này đặc trưng được gọi là chà xát màng ngoài tim.
Xét nghiệm điện tâm đồ thấy dấu hiệu dày nhĩ trái. Chụp Xquang thấy hình ảnh màng ngoài tim bị canxi hoá; tràn dịch màng phổi; giãn nhĩ phải và nhĩ trái. Siêu âm có thể thấy độ dày của màng ngoài tim tăng lên và cũng thấy cả dấu hiệu vôi hoá của màng ngoài tim.
 Hình ảnh siêu âm tổn thương tim do viêm màng ngoài tim co thắt.
Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh
Đối với bệnh nhân ở giai đoạn đầu có thể điều trị nội khoa bảo tồn bằng thuốc lợi tiểu và chế độ ăn hạn chế muối. Mặt khác điều trị nội khoa cũng được chỉ định ở các bệnh nhân quá nặng không còn chỉ định mổ.
Phẫu thuật cắt màng ngoài tim là phương pháp điều trị chủ yếu được lựa chọn. Sau mổ, trên 90% bệnh nhân có cải thiện triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên cần phải cân nhắc kỹ từng trường hợp vì tỷ lệ tử vong trong và ngay sau mổ tương đối cao, từ 5 - 20%. Vì tỉ lệ tử vong cao nên các bác sĩ phẫu thuật thường quyết định mổ sớm cho bệnh nhân chứ không đợi đến khi thể trạng bệnh nhân đã bị suy sụp do bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương đã nặng.
Việc phòng bệnh chủ yếu là loại trừ nguyên nhân gây bệnh như khám phát hiện và điều trị triệt để các bệnh: nhiễm vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh lao. Đối với các bệnh rối loạn miễn dịch như thấp tim, lupus ban đỏ, sarcoidose cũng phải điều trị tích cực. Những bệnh nhân sau chấn thương hoặc phẫu thuật tim, điều trị bằng tia xạ, bệnh nhân bị ung thư các loại cần khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm màng ngoài tim co thắt.
ThS. Trần Quốc An

17 thói quen có hại cho sức khỏe tim mạch

Tại Mỹ, cứ 3 người thì có 1 mắc bệnh tim ở mức độ khác nhau. 17 thói quen dưới đây được xem là thủ phạm “nặng ký” làm gia tăng căn bệnh nguy hiểm này.
17 thói quen có hại cho sức khỏe tim mạch
1. Nghiện tivi
Ngồi lỳ hàng giờ trước màn hình, kể cả tivi lẫn internet là thủ phạm gia tăng bệnh tim như: đau tim, đột quỵ cho dù năng luyện tập. Theo các chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu y học Langore (LMC) thuộc ĐH New York thì luyện tập không đền bù được thời gian ngồi nhiều, nó làm tăng các loại mỡ máu và đường huyết. Để hạn chế căn bệnh này, mọi người nên thường xuyên đứng dậy đi lại, vận động thường xuyên, hạn chế ngồi nhiều, nằm nhiều, kể cả xem tivi, phim ảnh hay vào mạng internet.
2. Không khám và điều trị stress và trầm cảm
Những ai luôn cảm thấy căng thẳng, uất ức, hận thù, thù địch, trầm cảm thì cần phải đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị. Để lâu ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhất là sức khỏe tim, trong đó stress (căng thẳng) được xem là môi chất gây bệnh cao nhất.
3. Bỏ qua tật ngáy ngủ
Dù ngáy to, ngáy nhỏ cũng là dấu hiệu nghiêm trọng, đây là hiện tượng dễ nhận biết của căn bệnh ngưng thở khi ngủ, hơi thở bị gián đoạn và là thủ phạm làm cho huyết áp tăng cao, gia tăng bệnh tim mạch. Những người ngủ ngáy khi thức dậy thường mệt mỏi. Vì vậy, nếu có triệu chứng này thì nên đi khám, tư vấn bác sĩ để có giải pháp khắc phục kịp thời.
4. Không vệ sinh răng miệng thường xuyên
Các loại bệnh về răng lợi có liên quan mật thiết đến bệnh tim mạch. Lý do chính xác khoa học chưa rõ, người ta mới chỉ tình nghi bệnh sâu răng, bệnh về lợi là do vệ sinh kém, thức ăn bám vào chân răng tạo điều kiện cho khuẩn phát triển và ngấm vào máu, gây viêm nhiễm và nhiều mối nguy hiểm khác, đặc biệt là bệnh xơ cứng động mạch, đẩy nhanh chứng đau tim. Ví lý do này, mọi người nên đánh răng thường xuyên và áp dụng các biện pháp khác để giữ gìn răng lợi sạch sẽ.
5. Xa lánh cộng đồng
Trong xã hội hiện đại vẫn còn có người muốn sống âm thầm, xa lánh cộng đồng, ngại giao tiếp, kể cả bạn bè, người thân hoặc tham gia những công việc xã hội. Đây là tật xấu gây “hại” nhiều hơn “lợi”, trong đó có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao. Vì lý do nói trên và để làm cho cuộc sống thêm sinh động, mọi người nên hội nhập, giữ mối liên hệ với nhau, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn... Đây chính là liều thuốc chữa bệnh hiệu quả, ai cũng có thể làm được.
6. Hội chứng WWS
Hội chứng WWS (Weekend Warrior Syndrome- tạm dịch: Hội chứng chiến binh cuối tuần) có nghĩa, ngồi cả tuần làm việc, cuối tuần lao vào luyện tập hay chơi thể thao. Chơi hết mình và do đột ngột nên bị tổn thương do căng duỗi quá mức và do dừng đột ngột nên không có lợi. Giải pháp thông minh là luyện tập đều đặn, tăng dần tần suất, duy trì trong cả tuần chứ không phải phải là hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật.
7. Lạm dụng rượu bia
Tật xấu này “nói mãi” vẫn không thừa bởi nó là thủ phạm gây hại cho tim. Nếu quá nhiều sẽ làm cho tim kiệt sức. Bằng chứng, cứ uống rượu vào là tim đập nhanh hơn, huyết áp và mỡ máu tăng cao... Nên duy trì lối sống khoa học, dùng đồ uống thông minh hoặc nếu bỏ được rượu càng tốt.
8. Ăn nhiều
Ăn nhiều, nghiện ăn là tật xấu gây tăng cân, béo phì và là thủ phạm làm tăng bệnh tim. Để giảm bệnh nên tránh ăn nhiều, tránh xa đồ uống có gas, nhiều đường nhiều phụ gia độc hại. Nên giảm khẩu phần ăn giàu calo, thực phẩm nhiều đường nhiều mỡ và bột tinh lọc. Nên ăn thực phẩm có hàm lượng mỡ thấp, chú trọng rau xanh trái cây, thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao.
9. Tự cho mình là khỏe mạnh
Phải nói ngay rằng bệnh tật không chừa một ai, nhưng nhiều người chủ quan cho rằng bản thân khỏe mạnh nên không chú ý phòng tránh, khám bệnh lẫn điều trị, khi biết bệnh thì đã quá muộn. Mọi người nên đi khám bệnh định kỳ, kiểm tra huyết áp, mỡ máu, đường huyết, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, không nên hút thuốc lá và năng luyện tập.
10. Nghiện thịt đỏ
Thịt đỏ là nhóm thực phẩm khoái khẩu được nhiều người ưa thích nhưng nó lại giàu mỡ bão hòa, thủ phạm gia tăng bệnh tim và ung thư ruột kết. Lý tưởng nhất là duy trì thịt đỏ dưới 10% trong khẩu phần ăn hàng ngày.
11. Ngại đi khám bệnh
Nguyên nhân rất đa dạng như: ngại, xấu hổ, thậm chí còn giấu bệnh nên không biết được sức khỏe cụ thể của bản thân, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, cholesterol và đường huyết... Riêng cao huyết áp có tới 90% số ca mắc bệnh không hề có dấu hiệu nhận biết bên ngoài, vì vậy nên đi khám định kỳ, làm các xét nghiệm để có giải pháp can thiệp hữu hiệu nhất.
12. Sống chung cùng thuốc lá
Có thể là hút thuốc lá chủ động, hay hít phải khói thuốc người hút thuốc lá phả ra (chuyên môn gọi là hút thuốc lá thụ động)... Tất cả những điều này đều làm gia tăng bệnh tim. Lý do, khói thuốc lá có chứa hàng trăm hóa chất độc hại khác nhau. Nó làm cho máu đậm đặc, khó lưu thông, phát sinh cục máu đông, tăng các mảng bựa bám trong trong thành động mạch và cuối cùng làm tăng bệnh. Vì lý do này, mọi người nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt, đồng thời tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
13. Dừng thuốc chữa bệnh đột ngột hoặc uống thuốc “nhảy cò”
Nhiều người khi có bệnh được kê đơn dùng thuốc nhưng lại bỏ không uống, uống “nhảy cò” lúc có lúc không, nhất là thuốc chữa bệnh cao huyết áp. Nhiều người thấy huyết áp ổn định đã bỏ thuốc và hậu quả bệnh tình trầm trọng. Hiện tại có tới trên 30 loại thuốc chữa cao huyết áp khác nhau, mọi người có tư vấn và chọn cho mình loại thuốc phù hợp để hạn chế các phản ứng phụ.
14. Ngại ăn rau xanh, trái cây
Đây là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người ngại ăn, đơn giản là nó không hợp khẩu vị. Tại Mỹ, người ta vừa công bố tháp thực phẩm mới trong đó có chứa tới 50% là nhóm thực phẩm cây trồng. Theo nghiên cứu thì những người ăn 5 suất trái cây, rau xanh/ngày (1 suất = 75g) sẽ giảm được 20% rủi ro mắc bệnh tim mạch và đột quỵ so với nhóm người ăn 2 suất/ngày.
15. Bỏ qua các triệu chứng thể chất
Bình thường nếu leo cầu thang liên tục 3 lần mà không có vấn đề gì nhưng mới leo được một lần đã thấy tức ngực là có vấn đề, đáng tiếc nhiều người lại bỏ qua hiện tượng này. Theo các bác sĩ, riêng bệnh tim mạch “thời gian là tính mạng con người”, nghĩa biết sớm và can thiệp kịp thời sẽ giảm được rủi ro cũng như tổn hại cho tim. Một khi có dấu hiệu bất thường thì không nên làm bất cứ điều gì, hãy ngồi yên 6 tiếng, nếu không có dấu hiệu gì xảy ra thì mới được xem là an toàn.
16. Lạm dụng muối
Càng ăn mặn ăn nhiều muối thì rủi ro mắc bệnh cao huyết áp lại càng tăng và cuối cùng dẫn đến tăng bệnh tim mạch, đột quỵ và suy thận. Nên tránh xa đồ hộp, thức ăn nhanh.. vì đây là nhóm thực phẩm giàu muối, mỡ. Khi dùng thì nên đọc kỹ nhãn mác, đặc biệt là hàm lượng muối.
17. Nghiện thực phẩm có hàm lượng calo “rỗng”
Nhóm thực phẩm giàu đường, mỡ là nhóm thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất kém, hay còn gọi là thực phẩm có hàm lượng calo thấp gây bất lợi cho cơ thể, gia tăng bệnh béo phì và đái tháo đường. Nên đọc kỹ nhãn mác, dùng thực phẩm giàu dưỡng chất tốt như rau xanh, trái cây hạt ngũ cốc nguyên chất, hải sản, trứng đậu, thịt nạc và sữa có hàm lượng mỡ tốt, vừa ngon miệng lại có lợi lâu dài cho sức khỏe tim mạch.
KHẮC NAM (Theo Heath)

Kiểm soát xơ vữa động mạch Hạn chế tử vong và tàn phế

Vữa xơ động mạch (VXĐM) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Vai trò của vữa xơ động mạch đã được xác định trong các bệnh lý về tim mạch (thiếu máu cơ tim cục bộ, tăng huyết áp, phồng bóc tách quai động mạch chủ), bệnh đột quỵ não, nhồi máu phổi và bệnh động mạch ngoại vi... Vữa xơ động mạch có cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, bệnh tiến triển liên tục và thầm lặng, chịu tác động của nhiều yếu tố nguy cơ, tuy nhiên những yếu tố này đa phần đều có thể thay đổi được. Việc điều chỉnh và chế áp các yếu tố nguy cơ góp phần làm giảm tiến trình VXĐM và phòng tránh được các biến chứng của nó gây ra.
Cho tới nay, người ta chưa xác định chính xác nguyên nhân gây VXĐM. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh được phát hiện như: tuổi, giới tính, chủng tộc, di truyền; tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, thừa cân, giảm vận động thể lực... Trong những năm gần đây, khoa học đã phát hiện thêm yếu tố nguy cơ mới gây VXĐM, đó là tăng nồng độ homocystein máu, giảm nồng độ acid folic, tăng nồng độ yếu tố gây viêm CRP (C-Reactive Protein) và tăng fibrinogen máu.
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một bệnh đang lưu hành rộng rãi trong cộng đồng (25 - 40%) và làm tăng nguyên cơ bị các biến chứng đột quỵ não và bệnh tim mạch lên 3 - 5 lần. Điều tra trong cộng đồng cho thấy tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp khoảng 20% ở tuổi 50; 30% tuổi 60; 40% tuổi 70; 55% tuổi 80 và 60% ở độ tuổi 90. Khoảng 50 triệu người Mỹ có tăng huyết áp. Hiệu quả của điều trị chống tăng huyết áp đã được nhiều thử nghiệm lâm sàng công bố là rất tốt. Tổng hợp 17 thử nghiệm điều trị tăng huyết áp khắp thế giới với 50.000 bệnh nhân tham gia, kết quả cho thấy giảm được 38% tất cả các thể đột quỵ và giảm 40% tử vong do đột quỵ. Trong điều trị tăng HA, nếu HA tâm thu giảm 10mmHg sẽ giảm 35 - 40% đột quỵ não.
Bệnh đái tháo đường: Bệnh gây rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và vữa xơ các động mạch lớn và nhỏ, gây nhiều biến chứng về tim mạch và đột quỵ não.
Rối loạn lipid máu: Nồng độ cao trong huyết thanh của lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-cholesterol), nồng độ thấp của hoạt động lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-cholesterol). Khi tăng nồng độ cholesterol >6,2mmol/l làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ lên 1,8 - 2,6 lần.
Hút thuốc lá: Có mối liên quan trực tiếp giữa số lượng thuốc lá, hút thường xuyên quá nhiều với nguy cơ bệnh tim mạch, thể hiện qua sự giảm HDL-cholesterol, tăng nồng độ LDL-cholesterol và co mạch. Tỷ lệ người hút thuốc lá chiếm 25% và làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch gấp 1,5 lần.
C-reactive protein (CRP): Nồng độ CRP tăng cao trong máu là nguy cơ cho bệnh VXĐM và nhồi máu cơ tim. Tăng nồng độ CRP là dấu hiệu viêm trong cơ thể. Tổn thương nội mạc động mạch dường như kích hoạt và làm phát triển mảng bám (plaque).
Thiếu vitamin B6, B12 và acid folic: Khi thiếu các chất này gây tăng homocystein máu, từ đó làm tăng tổn thương nội mạc động mạch, phát động tiến trình VXĐM. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ tăng homocystein máu trên 15µmol/l gặp 20 - 40% và làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch và não gấp 3 - 5 lần.
Các yếu tố nguy cơ ít hoặc không chắc chắn
Đây là các yếu tố có tầm quan trọng thấp hơn, không chắc chắn: Béo phì: béo phì trung tâm đặc biệt, còn được gọi là béo bụng. Theo nghiên cứu của Griffith RW, tỷ lệ béo phì là 18% và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ não lên 1,8 - 2,4 lần; tăng đông máu; thiếu estrogen sau mãn kinh; lượng carbohydrate cao; nồng độ cao triglycerides; nồng độ cao của acid uric; nồng độ fibrinogen trong huyết thanh cao; cường giáp tuyến; nồng độ insulin huyết thanh. Ngoài ra, chứng ngừng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường, thậm chí nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ; nhiễm khuẩn Chlamydia pneumoniae; ô nhiễm không khí, hạt mịn, có liên quan đến sự dày lên của động mạch cảnh.
Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được
Tuổi: VXĐM phát triển theo tuổi, chủ yếu trên 40 tuổi. Với nam giới thì nguy cơ VXĐM gia tăng sau 45 tuổi, còn với phụ nữ nguy cơ VXĐM gia tăng sau 55 tuổi.
Giới: Nam có khuynh hướng mắc bệnh nhiều hơn nữ. Sau thời kỳ mãn kinh, nữ có tỷ lệ mắc bệnh tương tự nam.
Tiền sử gia đình: Xơ vữa mạch thường gặp ở những thành viên cùng gia đình, tuy nhiên sự liên quan này chưa được biết rõ. Nguy cơ VXĐM tăng nếu bố hoặc anh trai bị bệnh tim trước 55 tuổi, hoặc nếu mẹ hoặc chị gái bị bệnh tim trước 65 tuổi.
Dự phòng để tránh biến chứng tim mạch, đột quỵ não
Các biện pháp không dùng thuốc có vai trò rất quan trọng, đó là một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học: cần ăn nhạt, ăn giảm mỡ động vật, tăng dầu thực vật, nhiều rau xanh; tăng hoạt động thể lực, tránh thừa cân và béo phì; ngủ nghỉ hợp lý, nếp sống khoa học, tránh stress; không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá.
Bổ sung các vitamin và dưỡng chất cần thiết: các vitamin A, E, C, caroten, coemzym Q10 có tác dụng chống ôxy hóa và giảm gốc tự do rất tốt. Các vitamin B6, B12 và acid folic giúp chống tổn thương nội mạc mạch máu do làm giảm homocystein máu.
Kiểm soát các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, đưa mức huyết áp dưới 140/90mmHg; kiểm soát đái tháo đường (glucose máu<7,2mmol/l, HbA1c<7,0%); kiểm soát rối loạn mỡ máu (cholesterol<5,2mmol/l, HDL-cholesrerol>0,9mmol/l, LDL-cholesterol<3,9mmol/l và triglicerid <2,3mmol/l).
Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu: Nhóm thuốc này có tác dụng chống kết tập tiểu cầu ở nơi có tổn thương nội mạc động mạch, do đó ngăn không cho hình thành cục máu đông (huyết khối). Thường áp dụng cho những người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, xác định có mảng VXĐM bằng hình ảnh.
BSCKI. Nguyễn Văn Tuấn (Khoa Đột quỵ não - Bệnh viện 103)

Phát hiện và xử trí sớm nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, tỷ lệ nhồi máu cơ tim cấp ngày càng có khuynh hư­ớng tăng lên rõ rệt. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị như­ng nhồi máu cơ tim cấp vẫn là một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm luôn đe dọa tính mạng người bệnh.
Vì sao bị nhồi máu cơ tim cấp?
Nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim cấp là do vữa xơ động mạch vành. Những mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch và dần dần gây tắc mạch, làm cho máu không đến để nuôi cơ tim được, có thể dẫn đến hoại tử vùng cơ tim đó nếu không được can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, mảng xơ vữa thường không phát triển từ từ mà nó có thể bị nứt, vỡ ra đột ngột. Khi mảng xơ vữa bị vỡ ra, quá trình hình thành cục huyết khối được khởi động. Quá trình này được bắt đầu với các tế bào máu đặc hiệu, gọi là tiểu cầu, tập trung tại vị trí mảng xơ vữa bị nứt. Cục máu đông có thể được hình thành ngay trên mảng xơ vữa bị nứt ra đó và gây tắc đột ngột động mạch vành.
Cơn đau thắt ngực điển hình
Biểu hiện chủ yếu của nhồi máu cơ tim cấp là cơn đau thắt ngực điển hình: đau như bóp nghẹt phía sau xươ­ng ức hoặc vùng trư­ớc tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thư­ờng xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 30 phút và không đỡ khi dùng thuốc giãn động mạch vành (nitroglycerin).
Đau thắt ngực là biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp.
Đau thắt ngực là biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp.
Đau có thể lan lên cổ, cằm, th­ượng vị. Tuy nhiên, có tr­ường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau (nhồi máu cơ tim thầm lặng): hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, bệnh nhân tiểu đư­ờng hoặc tăng huyết áp. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác: vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn... Khám bệnh nhân giúp chẩn đoán phân biệt và phát hiện các biến chứng của bệnh. Những triệu chứng hay gặp là nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, huyết áp có thể tăng hoặc giảm, xuất hiện tiếng thổi mới ở tim...
Làm thế nào để phát hiện bệnh
Điện tim đồ: Biện pháp này rất có giá trị để chẩn đoán xác định cũng nh­ư chẩn đoán định khu nhồi máu cơ tim cấp. Nên tiến hành ghi điện tim đồ 12 chuyển đạo ngay cho tất cả các bệnh nhân đau ngực hay có các triệu chứng gợi ý bị nhồi máu cơ tim cấp và đ­ược bác sĩ có kinh nghiệm đọc trong vòng 10 phút sau khi bệnh nhân đến khoa cấp cứu; Xét nghiệm men và dấu ấn sinh học của tim; Siêu âm tim: Siêu âm tim trong nhồi máu cơ tim cũng rất có giá trị, đặc biệt trong những thể nhồi máu cơ tim không có đoạn ST chênh lên hoặc có blốc nhánh. Th­ường thấy hình những rối loạn vận động vùng liên quan đến vị trí nhồi máu. Siêu âm tim còn giúp đánh giá chức năng thất trái, các biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim, dịch màng tim...
Các biện pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp ưu việt nhất hiện nay
Tất cả các trường hợp nhồi máu cơ tim đều được đặt trong tình trạng cấp cứu, do vậy, sự lựa chọn phươ­ng pháp điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nên được quyết định bởi các bác sĩ ở khoa cấp cứu cùng phối hợp với các bác sĩ tim mạch dựa theo các phác đồ của bệnh viện. Nếu ở các bệnh viện không có khả năng can thiệp tim mạch, cần chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng tái t­ưới máu cơ học cấp cứu gần nhất. Trong quá trình vận chuyển bệnh nhân cần có nhân viên y tế đ­ược đào tạo về cấp cứu tim mạch đi cùng với các phương tiện cấp cứu cơ bản, bằng các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp khi tình trạng bệnh nhân tương đối ổn định.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị tái tư­ới máu ngay cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh­ư thời gian đến viện, tình trạng bệnh nhân, điều kiện trang thiết bị và trình độ của cơ sở y tế.
Có 3 biện pháp điều trị tái t­ưới máu:
Điều trị tái tưới máu động mạch vành bằng thuốc tiêu sợi huyết: Nếu không có chống chỉ định, nên sử dụng thuốc tiêu sợi huyết cho những bệnh nhân có biểu hiện đau thắt ngực trong vòng 12 giờ kể từ lúc khởi phát có kèm theo biểu hiện đoạn ST chênh lên và/hoặc biểu hiện blốc nhánh trái mới trên điện tim đồ. Muốn đạt hiệu quả tối ư­u, phải dùng thuốc tiêu sợi huyết càng sớm càng tốt dựa trên những tiêu chuẩn về điện tim mà không cần đợi các kết quả về men tim;
Can thiệp động mạch vành thì đầu cho các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên hoặc blốc nhánh trái mới trên điện tim, khi có thể tiến hành can thiệp động mạch vành trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát đau ngực, nếu có thể nên thực hiện nhanh chóng (trong vòng 90 phút kể từ khi đến viện);
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành cấp cứu: nên đ­ược tiến hành trong các tình huống như: Can thiệp động mạch vành qua da thất bại hoặc huyết động không ổn định ở các bệnh nhân có giải phẫu động mạch vành phù hợp bắc cầu nối; Tại thời điểm phẫu thuật sửa chữa xuất hiện các biến chứng cơ học như thủng vách liên thất hay hở hai lá nhiều; Có rối loạn nhịp thất trầm trọng đe dọa tính mạng ng­ười bệnh với tổn thươ­ng ≥ 50% thân chung động mạch vành trái hay tổn thương cả 3 thân động mạch vành.
Phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống
Cho dù người bệnh đã đ­ược điều trị bằng ph­ương pháp nội khoa, ngoại khoa hay tim mạch can thiệp thì việc thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, ăn thức ăn có ít cholesterol, hạn chế mỡ, muối... điều trị một số bệnh có liên quan như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu... và tiếp tục sử dụng lâu dài một số thuốc đặc hiệu là hết sức cần thiết để điều trị và phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát.
Ðối với nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên thì tiêu sợi huyết vẫn là chiến l­ược điều trị chuẩn mực cho các bệnh nhân đến viện sớm và không có chống chỉ định, đặc biệt ở các cơ sở y tế ch­ưa có khả năng can thiệp động mạch vành qua da cấp cứu. Tuy nhiên, tái t­ưới máu bằng can thiệp động mạch vành qua da có tiên l­ượng tốt hơn, đặc biệt là ở những trung tâm tim mạch can thiệp lớn có nhiều kinh nghiệm. Lựa chọn chiến lược điều trị tái tưới máu không chỉ liên quan đến những tiêu chí khoa học mà còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, trang bị máy móc và khả năng của cơ sở y tế. Cuối cùng, tất cả bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp phải được tư­ vấn kỹ lưỡng để thay đổi lối sống và điều trị các yếu tố nguy cơ. Ða số bệnh nhân phải dùng lâu dài các thuốc aspirin, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc statin và một thuốc ức chế men chuyển.
BS. Nguyễn Quang Anh

Những người không nên thức khuya xem bóng đá

Mùa World Cup bao giờ cũng mê hoặc lòng người. Nếu có sức khỏe, bạn cứ tự do thả mình theo trái bóng, nhưng nếu bạn có vấn đề về sức khỏe thì buộc phải cân nhắc giữa đam mê bóng đá với lợi ích về sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Vậy ai là người không nên thức khuya xem bóng đá?
Bệnh nhân tim mạch
Nhiều người bệnh tim mạch là fan hâm mộ bóng đá, muốn hòa mình vào không khí sôi động, hào hứng của World Cup, nhưng cũng rất băn khoăn với việc: liệu bệnh tim của mình xem bóng đá có an toàn không? Các chuyên gia y tế từng khuyến cáo những cổ động viên có bệnh tim mạch cần dè chừng khi xem bóng đá, đặc biệt là những trận đấu đầy kịch tính với sự góp mặt của đội bóng mà bạn hâm mộ. Bởi những cảm xúc hào hứng, phấn khích, hồi hộp quá mức trong trận đấu sẽ kích thích, ảnh hưởng mạnh mẽ lên hệ tim mạch, làm tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, huyết áp tăng lên, rối loạn nhịp tim; các động mạch dễ có nguy cơ co thắt, gây hẹp. Trạng thái cảm xúc mạnh mẽ có thể gây ra đau thắt ngực, thậm chí gây nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.
Người mắc bệnh tim mạch không nên thức khuya xem bóng đá nhiều vì dễ bị đột quỵ.
Người mắc bệnh tim mạch không nên thức khuya xem bóng đá nhiều vì dễ bị đột quỵ.
Thức khuya theo dõi các trận bóng đá tại giải World Cup sẽ bị thiếu ngủ, làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược... Đối với người bệnh tim mạch, ngưỡng chịu đựng với việc thiếu ngủ sẽ giảm và cường độ tác hại nặng nề hơn: thiếu ngủ kéo dài có thể đưa đến stress, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, thậm chí đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Nếu xem bóng đá còn kèm theo cá cược, uống rượu bia, hút thuốc lá thì tai hại khôn lường bởi cảm xúc lúc được, thua của cá cược bị kích thích bởi chất cồn và nicotin có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, đột tử.
Bệnh nhân tim nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị xem mình có thể thức khuya xem bóng đá hay không; có cần thay đổi liều thuốc không. Theo dõi huyết áp mỗi ngày, nếu thấy huyết áp không được kiểm soát tốt trong thời gian giải World Cup diễn ra, cần đến bác sĩ khám để được điều chỉnh liều thuốc. Chỉ xem bóng đá có giờ giấc, điều độ, không nên thay đổi quá nhiều nhịp sinh hoạt hằng ngày. Nên xem bóng đá cùng với người thân để có người giúp đỡ nếu xảy ra tình huống xấu cho sức khỏe. Chú ý co duỗi hai chân và tập thể dục nhẹ nhàng trong giờ giải lao. Cần ngủ bù đủ giấc mỗi ngày.
Bệnh nhân tim mạch cũng không nên hút thuốc, không uống rượu bia, không ăn quá no, không nên ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn nhiều chất béo, đường, muối... khi theo dõi trận bóng. Nhưng cũng không được bỏ bữa, phải ăn đủ các bữa ăn trong ngày, đặc biệt là bữa sáng... Nên ngừng xem bóng đá khi cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, tránh để quá sức. Đối với bệnh nhân bị bệnh mạch vành, cần dừng xem và nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau thắt ngực, đau ở vùng ngực, cổ, hàm, cánh tay, bụng trên, lưng... Khi đau nhiều, có thể ngậm thuốc nitrate (theo chỉ định của bác sĩ). Nếu cơn đau không giảm, mà nặng hơn về cường độ, kéo dài trên 10 phút thì cần đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị.
Các chuyên gia tim mạch không khuyên bạn bỏ xem bóng đá. Bởi có nhiều nghiên cứu cho thấy: tinh thần vui vẻ, lạc quan tốt cho sức khỏe cũng như tốt cho người bệnh tim mạch. Sự hứng thú, vui vẻ, tinh thần thoải mái có được từ những trận bóng có thể như liều thuốc cho trái tim hữu hiệu, giúp người bệnh quên đi những triệu chứng khó chịu, quên đi sự mệt mỏi. Việc xem bóng đá điều độ, có chừng mực, kiểm soát tốt vẫn được ủng hộ. Nhưng bệnh nhân tim chỉ nên xem bóng đá thuần túy, tránh cá cược, không dùng rượu bia, thuốc lá, cà phê hay trà đặc.
Phụ nữ có vấn đề về sức khỏe
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thức khuya có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya. Nguyên nhân là do ánh sáng khi bạn thức khuya ngăn cản cơ thể sản sinh ra melatonin - một nội tiết tố chỉ được sản sinh khi ngủ trong bóng tối. Chất này có tác dụng giúp cho cơ thể chống lại bệnh ung thu vú. Khi bạn không có chất này thì nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên. Việc mất ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến tinh thần sa sút, sức đề kháng giảm, đầu óc căng thẳng không tập trung được, làm bạn bị suy giảm trí nhớ. Thiếu ngủ còn gây ra tăng huyết áp bởi nó khiến các nơron thần kinh luôn ở trạng thái hưng phấn.
Thức khuya làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, phá vỡ sự trao đổi chất của kích thích tố là một trong những nguyên nhân dẫn đến u xơ tử cung... Thức khuya nhiều, gây căng thẳng và rối loạn thần kinh lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều. Vì vậy, phụ nữ bị suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, u xơ tử cung, rối loạn kinh nguyệt cũng không nên thức khuya xem bóng đá.
Bệnh nhân đau dạ dày
Khi chưa bị đau dạ dày thì thức khuya là một nguyên nhân gây đau dạ dày. Còn khi đã bị đau dạ dày rồi thì thức khuya làm cho bệnh nặng lên. Thức khuya xem bóng đá mà còn ăn uống, làm cho dạ dày phải làm việc nhiều hơn, bệnh càng nặng. Hơn nữa, thức đêm mà dùng các chất kích thích như cà phê, nước trà, thuốc lá, rượu đều là các chất kích thích gây viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, những bệnh nhân bị bệnh mạn tính như: đái tháo đường, xương khớp, tâm phế mạn, viêm thận mạn, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh... đều không nên thức khuya xem bóng đá vì cần nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe để bệnh không nặng lên.
ThS. Nguyễn Mạnh Hà

Ăn nhiều xúc xích dễ bị suy tim

Đàn ông ăn nhiều xúc xích cũng như các thực phẩm chế biến sẵn làm từ thịt đỏ (thịt xông khói, thịt muối...) có nguy cơ suy tim hơn so với những người ít ăn.
Ảnh: belgradepass.com
Ảnh: belgradepass.com
Đó là kết quả nghiên cứu vừa được công bố của các nhà khoa học Thụy Điển sau khi theo dõi hồ sơ y học của hơn 37.000 người đàn ông Thụy Điển trong độ tuổi từ 45 đến 79. Những người này đều không có tiền sử mắc bệnh tim, suy tim hoặc ung thư. Họ được hỏi chi tiết về khẩu phần ăn hàng ngày. Trong vòng 12 năm theo dõi của các nhà khoa học, có 2.891 người được chẩn đoán bị suy tim và 266 chết vì bệnh này. Nghiên cứu chỉ khảo sát đối tượng là đàn ông, các nhà nghiên cứu nói rằng phụ nữ cũng gặp nguy cơ tương tự nếu ăn nhiều thịt đã qua chế biến.
Nghiên cứu là bằng chứng cho thấy rõ hơn về mối nguy hại tới sức khỏe tiềm ẩn trong thịt chế biến sẵn. Những người ăn hơn 75 g thịt chế biến mỗi ngày có nguy cơ suy tim nhiều hơn 24% và nguy cơ tử vong nhiều gấp đôi so với những người ít khi ăn. 75 g tương đương với hai cái xúc xích hoặc 4 lát giăm bông hay 4 miếng thịt xông khói hoặc một bánh kẹp thịt nhỏ. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện lượng ăn hàng ngày với thịt đỏ chưa qua chế biến không làm tăng nguy cơ suy tim. Họ nghi ngờ rằng muối cùng các hóa chất khác được thêm vào trong quá trình chế biến đã gây ra tình trạng cao huyết áp, dẫn đến suy tim.
Suy tim, thường xuất hiện sau một cơn đau tim, xảy ra khi tim trở nên quá yếu để có thể bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Suy tim có thể dẫn đến khó thở, đau tim hoặc đột tử. Dù suy tim có thể không trực tiếp gây ra tử vong nhưng nó có thể dẫn đến tử vong do dịch trong phổi hoặc tim đập không đều.
Thịt chưa qua chế biến thì không có phụ gia thực phẩm và thường có hàm lượng muối thấp hơn. Dù không tìm thấy mối liên hệ giữa suy tim và thịt đỏ chưa qua chế biến, các nhà nghiên cứu vẫn kêu gọi mọi người "kềm chế bản thân", chỉ nên ăn một hoặc hai phần mỗi tuần.
Trợ lý giáo sư Joanna Kaluza (Khoa Dinh dưỡng con người, Đại học Khoa học đời sống Warsaw, Ba Lan), một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: "Để giảm nguy cơ suy tim và các bệnh tim mạch khác, chúng tôi đề nghị không ăn thịt đỏ chế biến sẵn và hạn chế số lượng thịt đỏ chưa qua chế biến, tối đa chỉ ăn 1-2 phần mỗi tuần. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau quả, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và cá...".
Một nghiên cứu tiếp theo nghiên cứu này cho thấy thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư ruột - căn bệnh phổ biến thứ hai ảnh hưởng đến 41.500 người Anh một năm. Các nhà khoa học cũng nói rằng thịt đỏ gây ra đau tim và đột quỵ do có hàm lượng chất béo cao. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu chế độ ăn của phụ nữ, các nhà khoa học Anh và Mỹ cùng phát hiện ra việc ăn nhiều thịt đỏ - dù chế biến sẵn hay không - đều làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ lên 20%.

Có thể bị hỏng người vì ngồi quá nhiều

Rất nhiều người biết ngồi một chỗ quá lâu bất lợi cho cơ thể nhưng không phải ai cũng tránh được điều này. Trong khi đó, các chuyên gia lĩnh vực y học cho rằng, các cơ quan trong cơ thể như các cơ, cột sống có thể bị suy yếu vì ngồi liên tục quá lâu.
Tổn thương cơ quan bên trong cơ thể
Dễ mắc bệnh tim, do khi ngồi lâu, các cơ ít đốt cháy mỡ và tốc độ lưu thông máu chậm sẽ khiến các axit béo dễ làm tắc nghẽn tim. Tình trạng này kéo dài gây cao huyết áp, tăng nồng độ cholesterol trong máu. Theo đó, những người càng ít vận động với “thời gian tĩnh” càng nhiều có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn gấp 2 lần những người hay vận động.
Tụy bị quá tải, tụy có nhiệm vụ sản sinh insulin, hormone giúp tế bào lấy glucozo từ máu và sử dụng để sinh năng lượng. Tuy nhiên, tế bào trong các cơ ở trạng thái không vận động không phản ứng với insulin khiến tụy tiếp tục tiết ra nhiều hormone nữa. Điều này là nguyên nhân gây tiểu đường và một số bệnh khác.


  •  1
    Các axit béo dễ làm tắc nghẽn tim khi ngồi nhiều
Hỏng ruột, hai trái đào vào nội mặc tử cưng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có sự liên quan giữa ngồi lâu với sự gia tăng nguy cơ ung thư ruột, ung thư vú và nội mạc tử cung. Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải đầy đủ cho vấn đề này, nhưng đã có nhiều giả thiết được đưa ra. Giả thiết thứ nhất cho rằng insulin dư thừa kích thích sự phát triển của các tế bào có hại. Còn theo một lập luận khác, vận động thường xuyên sẽ đẩy mạnh hoạt động của các chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa quá trình phá hủy tế bào và các gốc tự do, tác nhân tiềm ẩn gây ung thư.
Cơ nhanh bị thoái hóa
Mất cơ bụng, khi đứng, di chuyển hay thậm chí ngồi ngay ngắn, cơ bụng căng ra và giữ cho dáng người thẳng. Ngồi sai tư thế không những làm căng cơ lưng mà còn khiến cơ bụng bị suy yếu gây cong vẹo cột sống.

  •  2
    Bụng chảy sệ vì ngỗi mãi không chịu đứng
Hông thiếu linh hoạt, ngồi quá nhiều cơ hông sẽ không có cơ hội được vận động, phát triển. Do vậy, hông ngày càng kém linh hoạt khiến cho khả năng di chuyển và độ dài sải chân thấp hơn những người bình thường khác. Nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng suy giảm chức năng cơ hông là lý do khiến người cao tuổi dễ bị té ngã hơn.
Cơ mông nhanh bị chảy sệ, ngồi nhiều sẽ khiến vòng ba dần to ra một cách không mong muốn nhưng cơ mông lại suy yếu chảy sệ, hạn chế khả năng vận động.
Chân dễ gặp sự cố, ngồi nhiều việc lưu thông máu ở chân sẽ rất kém khiến mắt cá chân dễ bị sưng, giãn tĩnh mạch. Ngồi lâu cũng khiến xương chân mỏng dần đi, tăng chứng loãng xương.

  •  3
    Hỏng cột sống vì ngồi mãi một chỗ
Hơn nữa, việc kém vận động một thời gian dài, mọi quá trình trong cơ thể đều diễn ra chậm chạp, bao gồm cả hoạt động của não bộ khiến chúng ta khó tập trung, đau mỏi vai gáy, nhanh thoái hóa cột sống, đĩa đệm chêm giữa hai phần cứng xương đốt sống suy giảm chức năng giảm sốc cho cột sống, gây đau và phát sinh các vấn đề cột sống.

Tắm nước ấm chữa tăng huyết áp

Tắm nước ấm hay luyện tập thể thao trong nước ấm có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp rất tốt, nhất là nhóm người sử dụng các thuốc giảm huyết áp không tác dụng.
Bài tập này có tên Aquarobics, tức là tập thể dục nhịp điệu trong hồ bơi. Nhiệt độ bể bơi thường được duy trì ở mức 28 - 32oC, có tác dụng làm giãn nở mạch máu, giúp cho máu lưu thông đến tim và cơ thể tốt hơn nên làm giảm huyết áp.
Bài tập Aquarobics
Bài tập Aquarobics
Tắm nước ấm hay tập thể thao trong nước ấm (aquarobics) có tác dụng tốt trong điều trị tăng huyết áp
Tắm nước ấm hay tập thể thao trong nước ấm (aquarobics) có tác dụng tốt trong điều trị tăng huyết áp
Theo thống kê, có khoảng 30% bệnh nhân mắc chứng tăng huyết áp đã dùng đến 3 loại thuốc đều không tác dụng. Từ lâu, các nhà khoa học đã khuyến cáo những người mắc bệnh nên ăn uống cân bằng, năng luyện tập sẽ giảm huyết áp nhưng thực tế lại có những người cao tuổi mắc chứng bệnh về xương khớp nên khó vận động, nếu dùng phương pháp tắm nước ấm sẽ mang lại tác dụng thiết thực.
Để chứng minh hiệu quả, các chuyên gia ở ĐH Sao Paulo, Brazil đã tuyển 32 người mắc bệnh tăng huyết áp kháng thuốc trong vòng 5 năm tham gia nghiên cứu, mức huyết áp trên 140/90 mmHg, được chia thành 2 nhóm, một luyện tập bình thường và nhóm còn lại tập bằng kỹ thuật Aquarobics, tần suất 3 lần tuần, mỗi lần 30 phút. Sau 12 tuần, huyết áp giảm 36/12mmHg ở chiều tối đa và tối thiểu. Thậm chí, 3 ngày sau huyết áp vẫn ổn định ở ngưỡng tối ưu. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, trung bình, nếu giảm được 5/2mmHg có thể giảm được tới 14% nguy cơ đau tim và đột quỵ. Biết được lợi thế của thể dục dưới nước ấm nên tại các bể bơi ở Anh, người ta thường duy trì mức nhiệt độ bể bơi từ 28 - 30oC.
Nguyễn Nam (Theo DM, 4/2014)

Giữ cho trái tim khỏe mạnh

Tim luôn luôn miệt mài co bóp để đưa dòng máu đỏ đi khắp cơ thể để nuôi sống từng tế bào, từng cơ quan để duy trì sự sống. Chính vì vậy, muốn cơ thể khỏe mạnh rất cần phải có một trái tim khỏe mạnh.
Giữ cho trái tim khỏe mạnh
Trong cơ thể con người, bên cạnh não và hệ thần kinh là cơ quan nhạy cảm với những biến đổi của cơ thể thì tim cũng là một cơ quan nhạy cảm không kém.
Lời khuyên của thầy thuốc
Đối với những người tuổi trên 40, việc khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là một biện pháp tích cực nhằm phát hiện sớm những trục trặc của trái tim. Từ đó để có thể có biện pháp thay đổi lối sống, điều trị bệnh ngay tư khi mới khởi phát.
Tuy nhiên hoạt động của trái tim và sức khỏe của nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Cảm xúc của con người: một yếu tố rất quan trọng giúp cho tim khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Cảm xúc tăng hay những cơn giận dữ, lo lắng sẽ làm cho tim đập nhanh, gây tình trạng hồi hộp và cảm giác khó thở. Chính vì vậy giữ cho cảm xúc được cân bằng, bình tĩnh trước mọi nghịch cảnh, giữ cho tâm được thanh tịnh là một trong những biện pháp tốt giúp cho trái tim luôn được khỏe mạnh.
Cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp cho trái tim khỏe mạnh.
Cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp cho trái tim khỏe mạnh.
Phòng cao huyết áp: cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Đã từ lâu, chúng ta đều biết: cao huyết áp chính là một tên “sát nhân thầm lặng”, hàng năm nó giết chết hàng triệu con người trên trái đất này. Cao huyết áp sẽ làm cho thất trái của tim ngày càng dày lên, tim to hơn bình thường và đến một lúc nào đó gây ra tình trạng suy tim, bệnh nhân mệt thường xuyên phù hai chân, gan lớn và nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tử vong. Muốn tránh tình trạng cao huyết áp, chúng ta phải có một chế độ ăn hợp lý: ít muối, giảm mỡ và chất béo, nhiều rau xanh và trái cây tươi… Nếu có điều kiện nên sử dụng cá làm thực phẩm chính, kết hợp thêm dầu ôliu, uống một chút rượu vang… Chế độ ăn mà trong giới chuyên môn gọi là chế độ ăn Địa Trung Hải là tốt nhất.
Chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn Địa Trung Hải tốt cho tim mạch: ít muối, giảm béo, nhiều rau xanh, cá, dầu ôliu.
Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá: các loại chất độc trong khói thuốc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tim. Chúng gây nên tình trạng viêm tắc động mạch trong đó có cả động mạch vành. Nhất là khi kết hợp với các bệnh khác mà chủ nhân của trái tim mắc phải như béo phì, đái tháo đường, xơ vữa động mạch… thì thật là tai hại. Trước đây, người ta tưởng rằng thuốc lá chỉ gây ra bệnh viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi, nhưng thật sự tác hại của nó trên tim mạch là rất lớn và vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy không nên hút thuốc lá hay bỏ hút thuốc lá là một thông điệp vô cùng quan trọng với sức khỏe của trái tim.
Rượu bia nhiều: uống quá nhiều rượu và bia sẽ làm cho con người cao huyết áp và rồi vòng xoắn bệnh lý liên quan giữa cao huyết áp và bệnh mạch vành cùng với suy tim sẽ xảy ra và làm trái tim càng ngày càng yếu dần. Tuy có khá nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng nếu uống rượu bia vừa phải, có điều độ nhất là rượu vàng có thể làm cho trái tim tốt hơn lên. Nhưng cũng phải rất cẩn thận vì ranh giới giữa uống ít điều độ với uống nhiều trở thành nghiện bia rượu là rất mỏng manh đặc biệt là ở người Việt Nam.
Cà phê hay trà xanh: nếu sử dụng ít thì rất tốt cho trái tim và cả bộ não. Nó giúp cho con người cảm thấy sảng khoái hơn, yêu đời hơn, tốt cho những người huyết áp thấp vì nó có thể làm tăng nhịp tim giúp sức co bóp của cơ tim tăng lên và huyết áp được cải thiện. Tuy nhiên, mọi cái nếu thái quá đều là không tốt, nếu dùng quá 5 ly cà phê mỗi ngày tim sẽ đập nhanh hơn, huyết áp sẽ tăng cao và mất ngủ.
Cà phê và trà xanh nếu dùng ít tốt cho sức  khỏe tim mạch. Tuy nhiên, không nên uống quá 5 ly cà phê một ngày.
Cà phê và trà xanh nếu dùng ít tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, không nên uống quá 5 ly cà phê một ngày.
Bệnh thấp tim: những yếu tố thấp sinh ra trong quá trình nhiễm khuẩn vùng họng và đường hô hấp sẽ tấn công vào các van tim làm cho nó bị hư hỏng và đưa đến bệnh hẹp hay hở van tim. Căn bệnh này đã từng giết chết biết bao nhiêu con người, nếu không được can thiệp kịp thời bằng phẫu thuật. Nhưng do tính chất nặng nề của việc mổ tim, chi phí cho một ca mổ rất cao, không phải ai cũng kham nổi trong khi bệnh này hay gặp ở những người có thu nhập thấp, điều kiện sinh sống không được tốt. Với loại bệnh này việc phòng ngừa nhiễm trùng vùng họng và đường hô hấp trên là rất quan trọng, nhất là vào mùa lạnh. Bên cạnh đó, việc nâng cao mức sống và điều kiện sống cũng là một biện pháp rất tốt giữ cho trái tim khỏe mạnh không bị bệnh thấp tim tấn công.
PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam

Phòng ngừa bệnh động mạch vành

Có đến 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị tử vong trong vòng 24 giờ kể từ khi bị đau ngực và rất nhiều bệnh nhân còn sống sót có di chứng trầm trọng. Các nguy cơ chính gây bệnh động mạch vành là hút thuốc lá, thừa cân, tiền sử gia đình có người mắc bệnh động mạch vành sớm (nam giới < 55 tuổi, nữ giới < 65 tuổi), rối loạn lipid máu, đái tháo đường và tăng huyết áp...
Phòng ngừa bằng cách tái khám định kỳ và thay đổi lối sống
Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh là có thể phòng ngừa sự phát triển bệnh động mạch vành (phòng ngừa tiên phát) hoặc làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp ở các bệnh nhân đã mắc bệnh động mạch vành (phòng ngừa thứ phát) bằng cách làm thay đổi các yếu tố nguy cơ.
Cục máu đông làm tắc mạch vành
Cục máu đông làm tắc mạch vành
Cần phát hiện và đánh giá tình hình kiểm soát các yếu tố nguy cơ chính của bệnh động mạch vành cho tất cả các bệnh nhân theo định kỳ (3 - 5 năm). Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành nên được tính toán cho các bệnh nhân có từ 2 yếu tố nguy cơ chính trở lên để đưa ra chiến lược phòng ngừa tiên phát phù hợp.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể: Béo phì hay béo bụng là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh động mạch vành. Điều cơ bản để đạt được và duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý khỏe mạnh là có một chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể lực đều đặn. Để có được một trọng lượng cơ thể phù hợp, cần phải có được sự cân bằng về năng lượng mà bệnh nhân ăn hoặc uống vào với năng lượng mà bệnh nhân tiêu hao qua các hoạt động thể lực. Để giảm cân, bệnh nhân cần phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn qua các hoạt động thể lực và ăn ít năng lượng hơn. Nên đo vòng bụng và tính chỉ số khối lượng cơ thể cho các bệnh nhân. Chỉ số khối lượng cơ thể trung bình là 18,5 - 22,9kg/m2. Nếu vòng bụng > 90cm ở nam giới và > 80cm ở nữ giới có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa và cần phải giảm cân.
Bỏ hút thuốc lá: Ngừng hút thuốc lá là một yếu tố quan trọng nhất giúp bệnh nhân có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát nhồi máu cơ tim. Hút thuốc lá làm giảm nồng độ ôxy trong máu, làm tổn thương và suy yếu thành động mạch. Lợi ích của việc ngừng hút thuốc lá gần như đạt được tức thì. Ngay khi bệnh nhân ngừng hút thuốc, nguy cơ tái phát bệnh bắt đầu giảm xuống. Sau 5 năm cai thuốc lá, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tái phát sẽ giảm đi một nửa so với trường hợp bệnh nhân tiếp tục hút thuốc. Các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cần đánh giá tiền sử hút thuốc lá và tư vấn cai thuốc lá hay tránh tái hút thuốc lá trước khi ra viện. Hãy hỏi bệnh nhân về tình trạng hút thuốc lá vào mỗi lần tái khám. Hãy động viên bệnh nhân và gia đình bỏ hút thuốc lá và tránh môi trường hút thuốc lá ở nơi làm việc hay tại nhà. Có thể cho bệnh nhân dùng nicotin thay thế nếu thấy cần thiết.
Kiểm soát huyết áp: Cần kiểm soát huyết áp < 140/90mmHg (< 130/80mmHg ở bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính) bằng thuốc và thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống (giảm cân, thay đổi chế độ ăn, tăng hoạt động thể lực và ăn nhạt) nên thực hiện cho tất cả các bệnh nhân có huyết áp ≥ 120/80mmHg. Các bệnh nhân tăng huyết áp nên có một chế độ ăn ít muối và nhiều rau, hoa quả và các chế phẩm ít chất béo, cũng như có một chương trình tập thể dục đều đặn.
Điều trị đái tháo đường: Kiểm soát chặt đường huyết bằng insulin hay thuốc hạ đường huyết uống và chế độ ăn để đạt HbA1C < 7%.
Điều trị rối loạn lipid máu: Nên khuyên các bệnh nhân ăn chế độ có chứa ít cholesterol, ít chất béo bão hòa, nhiều chất xơ hòa tan được, nhiều rau và hoa quả. Đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao nên điều trị rối loạn lipid máu tích cực để đạt nồng độ LDL-C mục tiêu < 70mg/dL.
Hoạt động thể lực: Các bệnh nhân hồi phục sau nhồi máu cơ tim cấp nên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày hay ít nhất 5 lần/tuần (đi bộ, đi xe đạp, hay các hoạt động thể lực khác), đồng thời tăng các hoạt động thông thường hàng ngày (làm vườn, làm công việc nội trợ).
PGS.TS.BS. Nguyễn Quang Tuấn

Quả anh đào phòng bệnh tim mạch, chữa đau đầu

Quả anh đào (cherry) không chỉ ngon, ngọt lịm, đẹp mắt và thơm. Cherry còn có nhiều tác dụng trong phòng và chống nhiều loại bệnh, tốt cho tim mạch, giảm huyết ápchống viêm.
Quả anh đào phòng bệnh tim mạch, chữa đau đầu
1. Quả anh đào giàu kali giúp giảm huyết áp bằng cách loại bỏ lượng natri dư thừa trong cơ thể. Loại quả này cũng giữ mức kali và natri cân bằng vì vậy người ta cho rằng ăn cherry có thể phòng chứng tăng huyết áp.
2. Trái anh đào giàu pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp phòng bệnh tim mạch nhờ khả năng giảm lượng cholesterol có hại. Loại quả này cũng chứa các chất chống oxy hóa mạnh, rất tốt cho việc phòng bệnh ung thư và tim mạch.
3. Anh đào cũng có thể làm dịu cơn đau khớp, đau đầu và nửa đầu. Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học East Lansing, bang Michigan cho thấy dùng một bát cherry mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ chứng viêm khớp hoặc đau đầu kinh niên, giảm rối loạn tiêu hóa và lượng axit uric trong máu, nguyên nhân gây đau nhức khớp.
Tiểu Tinh Tinh (theo Times of India)

Tăng huyết áp có sỏi thận - Ăn thế nào?

Thực tế cho thấy con số huyết áp càng cao thì tỷ lệ tai biến và tử vong về bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não càng tăng. Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng chế độ ăn hạn chế natri và protein, giàu kali, đủ canxi, năng lượng vừa phải có thể làm giảm huyết áp ở những người có tăng huyết áp (THA) nhẹ và nhất là ở những đối tượng nhậy cảm với natri. Ở người THA nặng, THA có sỏi thận, chế độ ăn như trên cũng hạn chế được liều thuốc hạ huyết áp cần thiết.
Tăng huyết áp có sỏi thận - Ăn thế nào?
Người tăng huyết ápsỏi thận phải tránh các thức ăn mặn như dưa muối, đồ xào nấu tẩm ướp mặn.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn là ít natri và protein, giàu kali, đủ canxi, năng lượng vừa phải, giảm béo, giảm uống chất kích thích, tăng uống nước có tính chất lợi tiểu và an thần.
Có thể ăn theo chế độ ăn để chặn THA và sỏi thận như sau:
Nhóm thức ăn chính vẫn là nhóm bột - đường như trong tháp dinh dưỡng, do đó nó vẫn được coi là thực phẩm cơ bản nhưng nên kèm theo chất xơ như khoai, ngô, gạo lức... Ăn nhiều rau quả để có nhiều kali (trừ khi thiểu niệu).
Giảm muối và natri: tổng lượng natri không quá 2.400mg/ngày - quy ra muối NaCl là 6g tương đương 1 thìa cà phê muối hoặc tương đương 4 thìa cà phê nước mắm/ngày và bỏ thức ăn muối mặn như cà muối, dưa muối, mắm tôm, mắm tép,... Chỉ cần tránh vị mặn còn các vị ngọt, đắng, chua, cay,.. cùng các loại gia vị tỏi, hanh, tía tô... thì vẫn sử dụng để món ăn thêm hương vị thơm ngon hấp dẫn.
Thực hiện một chế độ ăn có đủ canxi (khoảng từ 1.000-1.200mg/ ngày).
Uống nhiều nước, cứ 1-2 tiếng lại uống 1 cốc, không nên đợi khát mới uống (trừ suy tim).
Năng lượng cần đạt được ở mức 2.000 calo/ngày. Ở người cao tuổi giảm xuống mức 1.600calo/ngày.
Mẫu thực đơn
Tăng huyết áp có sỏi thận - Ăn thế nào?
Những người béo cần cố gắng giảm trọng lượng. Hạn chế hoặc bỏ thức ăn nhiều cholesterol như óc, lòng, tim, gan, phủ tạng, ăn ít trứng.
Đối với những người có thói quen ăn vặt: thay vì ăn bánh kẹo ngọt, nên ăn các loại trái tươi.
Ngoài ra, cần ăn đủ các chất vi lượng và vitamin đặc biệt là vitamin C, E, A,... có nhiều trong rau quả, giá đỗ. Uống nước chè sen vông, nước râu ngô, chè hoa hòe, nước rau luộc. Bỏ rượu bia, cà phê, chè đặc. Hạn chế uống rượu: nam không quá 2 ly, nữ không quá 1 ly rượu vang (150mg/ngày) hoặc 2 lon bia cho nam hoặc 1 lon bia cho nữ/ngày.
Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn
Đạm: 60g
Chất béo: 25g
Bột - đường: 320g
Năng lượng: 1.800 - 1.900kcal
NaCl: 5g
Xơ: 30 - 40g
BS.Trần Quang Nhật

Dấu hiệu sớm của bệnh rung nhĩ

Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim rất thường gặp. Đây là một hình thái rối loạn nhịp tim nhanh. Bệnh có thể là nguyên nhân khoảng 5% các trường hợp đột quỵ, gây ra những biến chứng nặng nề, có thể tử vong hoặc tàn phế suốt đời.
Thế nào là rung nhĩ?
Ở người bình thường, nhịp tim từ 60 - 80 lần trong một phút khi cơ thể nghỉ ngơi. Khi rung nhĩ, các tâm nhĩ đập rất nhanh và không đều với tần số > 300/phút. Rung nhĩ ban đầu có thể chỉ thoáng qua trong thời gian vài phút, vài giờ, đôi khi vài ngày xen kẽ với những giai đoạn nhịp tim bình thường. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thích hợp, rung nhĩ trở thành mạn tính. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị rung nhĩ sớm rất quan trọng để giảm thiểu tối đa biến chứng của rung nhĩ, đem lại cuộc sống với chất lượng tốt hơn cho bệnh nhân.
Bệnh lý mạch vành - một trong những nguyên nhân gây rung nhĩ.
Bệnh lý mạch vành - một trong những nguyên nhân gây rung nhĩ.
Rung nhĩ có thể xuất hiện mà không do bất kỳ một bệnh lý tim mạch thực tổn nào. Tuy nhiên, thường gặp hơn ở bệnh nhân mắc một bệnh lý tim mạch nào đó như bệnh van tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim... Đôi khi có thể gặp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cường giáp hoặc bệnh tim bẩm sinh.
Dấu hiệu cảnh báo không rõ ràng
Ở nhiều người, rung nhĩ không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Triệu chứng thường gặp nhất là biểu hiện đánh trống ngực do tim đập nhanh và không đều. Bệnh nhân có cảm giác đau ngực và cảm giác ngộp thở. Trong một số trường hợp nếu nhịp tim quá nhanh sẽ gây triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, thậm chí ngất xỉu.
Hẹp van hai lá - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rung nhĩ.
Hẹp van hai lá - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rung nhĩ.
Khi có yếu tố nghi ngờ hoặc có những biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, đau ngực, chóng mặt, vã mồ hôi, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân được làm điện tâm đồ.
Dựa vào lâm sàng tiến triển của rung nhĩ, chia làm các thể lâm sàng: Cơn rung nhĩ kịch phát: rung nhĩ kéo dài ≤ 7 ngày, cơn tự chuyển về nhịp xoang (nhịp của người bình thường); Rung nhĩ bền bỉ: rung nhĩ kéo dài > 7 ngày, phải dùng các biện pháp chuyển nhịp can thiệp mới có thể cắt được rung nhĩ; Rung nhĩ mạn tính: kéo dài hơn 1 năm và không thể cố gắng chuyển nhịp được bằng các biện pháp can thiệp.
Điều trị rung nhĩ thế nào?
Kiểm soát tần số thất và chuyển rung nhĩ về nhịp xoang: Trong phần lớn các trường hợp rung nhĩ, digitalis và/ hoặc thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm giúp làm tăng hiệu quả co bóp của tâm thất do làm chậm nhịp tim và có thể phục hồi được nhịp tim bình thường. Các thuốc khác như quinidin sulfat hoặc procainamid có thể được sử dụng thay thế nếu hai thuốc trên không hiệu quả. Bệnh nhân rung nhĩ không dung nạp khi đã điều trị tối ưu cần được tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia về điện sinh lý học tim để có biện pháp can thiệp tích cực hơn.
Một vài trường hợp rung nhĩ dai dẳng được điều trị bằng sốc điện - người ta dùng một dòng điện phóng vào tim khi người bệnh được giảm đau hoặc gây mê để chuyển nhịp. Khi nhịp tim đã trở về bình thường, cần tiếp tục dùng thuốc duy trì để phòng ngừa rung nhĩ tái phát, nhất là khi bệnh nền là một bệnh mạn tính không thể điều trị triệt để được.
Đối với bệnh nhân rung nhĩ mạn tính, có thể điều trị rung nhĩ qua đường ống thông (catheter ablation). Triệt đốt bằng catheter là phương pháp có hiệu quả và là lựa chọn cho bệnh nhân rung nhĩ có triệu chứng điều trị nội khoa thất bại. Đặc biệt ở bệnh nhân trẻ tuổi triệt đốt bằng catheter có lợi ích hơn là điều trị bằng thuốc kéo dài nhiều năm. Tỷ lệ thành công từ 40 - 90% với chỉ một lần triệt đốt, nếu bệnh nhân tái phát rung nhĩ có thể tiếp tục tiến hành triệt đốt nhiều lần tiếp theo.
Phẫu thuật điều trị rung nhĩ: Phẫu thuật cô lập nhĩ trái (Maze) thường được chỉ định kết hợp với các phẫu thuật tim khác như mổ bắc cầu chủ vành, thay van tim, mổ sửa chữa trong bệnh tim bẩm sinh,... Phẫu thuật sẽ tạo các đường cắt cô lập từng vùng cơ nhĩ, tiểu nhĩ và các tĩnh mạch phổi nhưng vẫn bảo tồn được chức năng dẫn truyền trong nhĩ, nhờ vậy ngăn chặn được sự hình thành các vòng vào lại gây rung nhĩ.
Dự phòng huyết khối phòng chống đột quỵ: Thuốc chống đông dự phòng huyết khối được chỉ định dùng cho tất cả bệnh nhân rung nhĩ trừ duy nhất trường hợp rung nhĩ đơn độc ở bệnh nhân dưới 60 tuổi (không có bệnh lý tim mạch thực thể kèm theo) hoặc có chống chỉ định dùng thuốc chống đông máu.
Bệnh nhân rung nhĩ có bệnh cơ tim phì đại, hẹp van hai lá hoặc van cơ học phải được điều trị bằng thuốc kháng vitamin K như: wafarin hoặc sintrom.
Các phương pháp dự phòng bệnh van tim và bệnh mạch vành đều giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện rung nhĩ. Bệnh nhân rung nhĩ có thể không có triệu chứng gì. Đa số thấy hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, đau ngực, chóng mặt, vã mồ hôi. Một số bệnh nhân vào viện vì các biến chứng của bệnh như đột quỵ do tắc mạch não hay các biểu hiện của tắc mạch chi. Vì vậy, đối với người cao tuổi, người nằm trong nhóm nguy cơ cao cần hạn chế thuốc lá, rượu, bia. Đây là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn.
BS. Ngô Tuấn Anh

Viêm nội tâm mạc có nguy hiểm?

Viêm nội tâm mạc là một bệnh nhiễm khuẩn thường xảy ra khi vi khuẩn đi vào máu, gắn vào nội mạc cơ tim và các van tim bị tổn thương. Nếu không điều trị, viêm nội tâm mạc có thể gây phá hủy van tim và dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Bệnh biểu hiện thế nào?
Viêm nội tâm mạc có thể phát triển từ từ hoặc đột ngột, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm khuẩn và có vấn đề về tim. Mặt khác, không phải tất cả các vi khuẩn khi vào máu đều gây viêm nội tâm mạc mà chỉ những vi khuẩn có khả năng gắn vào nội mạc cơ tim và van tim bị tổn thương mới có thể gây bệnh này. Vì vậy, người bệnh thường có biểu hiện sốt âm ỉ kéo dài, người ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức khớp xương và cơ bắp kèm theo các triệu chứng ăn không ngon, giảm cân, đau đầu, đau lưng, khó thở... khiến nhiều bệnh nhân chủ quan nên thường phát hiện muộn và tỷ lệ tử vong cao. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có các biểu hiện phù chân hoặc bụng, tái da, đi tiểu kèm theo có máu, đau ở lá lách. Xuất hiện các đốm xuất huyết nhỏ màu tím hoặc đốm đỏ trên da, lòng trắng mắt hoặc bên trong miệng.
  Hình ảnh tổn thương tim do viêm nội tâm mạc.
Hình ảnh tổn thương tim do viêm nội tâm mạc.
Ai dễ mắc?
Bệnh ít xảy ra ở những người có trái tim khỏe mạnh và thường xảy ra ở những người có bệnh tim trước đó (đã được phát hiện từ trước hay vẫn chưa được phát hiện). Các bệnh tim hay dẫn đến viêm nội tâm mạc gồm: tổn thương van tim do thấp tim hoặc do thoái hóa van tim; sa van hai lá; một số bệnh tim bẩm sinh (như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch hoặc thường gặp ở những bệnh nhân đã từng phẫu thuật van tim trước đó).
Biến chứng nguy hiểm
Phát hiện muộn hoặc người bệnh không tuân thủ quá trình điều trị sẽ gây nhiễm khuẩn trong các bộ phận khác của cơ thể. Khi đó viêm nội tâm mạc có thể làm phát triển áp-xe ở các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm não, lá lách, thận hoặc gan. Áp-xe có thể phát triển trong cơ tim gây nhịp tim bất thường. Nếu không điều trị, viêm nội tâm mạc có thể làm hỏng van tim và vĩnh viễn tiêu diệt lớp lót bên trong trái tim (màng trong tim). Điều này có thể làm cho trái tim làm việc nhiều hơn để bơm máu, cuối cùng gây suy tim, một tình trạng mạn tính dễ bị tử vong.
  Tụ cầu khuẩn - một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Tụ cầu khuẩn - một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là biến chứng đột quỵ và tổn thương cơ quan. Trong viêm nội tâm mạc, các cụm vi khuẩn và mảnh vỡ tế bào hình thành trong tim. Các khối có thể phá vỡ và di chuyển đến não, phổi, các cơ quan bụng, thận hoặc tứ chi. Điều này có thể gây ra vấn đề khác nhau, bao gồm đột quỵ hoặc thiệt hại cho các cơ quan khác hoặc mô.
Chẩn đoán và điều trị thế nào?
Đối với bệnh nhân trong nhóm nguy cơ cao sau khi khám lâm sàng, nghe tim có biểu hiện nghi ngờ, các bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác như: xét nghiệm máu, điện tâm đồ (ECG), chụp Xquang, cắt lớp (CT scan) hay chụp cộng hưởng từ (MRI).
Tùy từng trường hợp và mức độ tổn thương, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Đối với các bệnh nhân có biến chứng như: suy tim nặng thêm; tình trạng nhiễm khuẩn không khống chế được bằng kháng sinh; tổn thương van nặng nề, tổn thương nhiễm khuẩn lan rộng (hình thành nên những áp-xe ở tim), huyết khối tái đi tái lại, viêm nội tâm mạc trên van tim nhân tạo... cần phẫu thuật để được thay van tim bị tổn thương bằng van nhân tạo.
Lời khuyên của bác sĩ
Nếu phát triển các dấu hiệu nghi ngờ hoặc triệu chứng của viêm nội tâm mạc, cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và điều trị, nhất là những bệnh nhân trong nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh về tim, khuyết tật tim.
Để phòng viêm nội tâm mạc, những người có yếu tố nguy cơ phải giữ vệ sinh răng miệng tốt. Cần chải, xỉa răng và nướu răng đúng cách, thường xuyên, kiểm tra răng miệng và sức khỏe định kỳ. Nếu có can thiệp về y tế như: lấy cao răng, thủ thuật tai mũi họng... cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng tiền sử bệnh tật nếu có. Tránh xâu khuyên cơ thể hoặc xăm hình để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu có các vết thương chảy máu, hở da cần chăm sóc y tế đúng cách, không đắp các loại lá theo sự mách bảo vì dễ nhiễm khuẩn.
Viêm nội tâm mạc xảy ra khi bệnh nhân bị viêm nhiễm trong cơ thể. Khi đó, vi khuẩn vào máu đến tim và bám vào van tim bất thường hoặc mô tim bị tổn thương. Tuy nhiên, đôi khi thủ phạm là một trong nhiều loại vi khuẩn thường sống trong miệng, họng hay phần khác của cơ thể khi cơ thể giảm sức đề kháng, nhân cơ hội viêm nhiễm như: đánh răng, nhai thức ăn trong khi viêm nhiễm răng miệng hoặc sâu răng nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường máu và gây bệnh. Do vậy, người bệnh thường chủ quan và nhập viện trong tình trạng nguy kịch khiến cho việc điều trị khó khăn và thường tử vong.
BS. Tuấn Anh

Tuổi thọ của trái tim

Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ bơm máu đều đặn để theo các động mạch đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Khi tiến trình hoạt động của tim bị gián đoạn hoặc bị trục trặc, nhiều sự cố nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Sự hình thành của trái tim
Trái tim được hình thành từ trong bụng mẹ, nghĩa là sau khi thụ tinh khoảng 13 ngày, hình dạng của trứng trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi. Từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này, hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn. Ở tuần thai thứ 5 ( nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim. Đến tuần thứ 7, tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11, khoảng tuần thứ 12, tim của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình. Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường, tim thai đập từ 120 - 160 lần/phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.
  Ăn nhiều chất béo không tan có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.
Ăn nhiều chất béo không tan có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.
Hãy lắng nghe tiếng nói của trái tim
Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, vào tuổi trung niên, trái tim bắt đầu mắc bệnh do nhiều yếu tố. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nhà chuyên môn lại có những quan điểm mới thích hợp xu thế bởi con người ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có thể mắc bệnh tim. Những nguyên nhân chính thường thấy là do hút thuốc, bệnh đái tháo đường hoặc do di truyền từ bố mẹ, người thân ruột thịt, trong đó, việc hút thuốc lá nhiều và thường xuyên sẽ gây gia tăng bệnh đau tim ở mức độ trầm trọng. Ngoài ra, nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân liên quan trực tiếp mắc bệnh tim, bạn cũng dễ có nguy cơ bị di truyền cơn đau tim, đặc biệt là phụ nữ. Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ rất dễ mắc các triệu chứng của cơn đau tim nên cần phải hết sức chú ý đến những tín hiệu đặc biệt phát ra trong cơ thể. Có thể không có cảm giác đau trong cổ họng hoặc đau 2 bên bả vai. Nhưng nếu bạn cảm thấy xuất hiện một luồng cảm giác lạ khác thường khiến bạn lo lắng..., xin hãy lập tức đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe ngay lập tức. Ngoài ra, ngay cả khi bạn không mắc một trong các triệu chứng đau tim, bạn cũng phải năng đến bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra theo định kỳ, bởi cơ thể bạn có thể bị các cơn đau tim tấn công bất kỳ lúc nào mà không cần sự thông báo trước”. Một trắc nghiệm về stress, một kiểm tra huyết áp, một xét nghiệm về cholesterol và bất kỳ một xét nghiệm nào khác để kiểm tra sức khỏe cũng đều hữu ích bởi chúng có thể giúp bác sĩ sớm phát hiện và chẩn đoán các bệnh tật trong cơ thể nếu có.
Và những nguy cơ
Từ lâu, các nhà chuyên môn đã thực hiện các nghiên cứu để tìm hiểu về các nguy cơ của bệnh tim mạch. Một trong các nguy cơ chủ yếu được nói tới nhiều nhất là do chế độ ăn uống và hoạt động của con người. Chế độ ăn có lượng chất béo không tan cao có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, chế độ ăn góp phần vào khoảng 31% các ca bệnh tim mạch vành và 11% các ca tai biến mạch máu não. Lười vận động cũng làm tăng nguy cơ bị tim mạch và tai biến mạch máu não lên 50%.
Lão hóa được coi là một yếu tố dẫn đến nguy cơ cao hơn với bệnh tim mạch. Trong khi người ta không thể chống lại được quy luật tự nhiên là già hóa, người ta vẫn có thể kiểm soát được các yếu tố có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, đó là duy trì mức cholesterol và triglycerid trong máu thấp. Thử máu là biện pháp phổ biến nhất hiện nay để kiểm soát mức cholesterol và triglycerid trong máu. Tuy nhiên, một trong các dấu hiệu tuổi già cũng có thể cho người ta biết trước được nguy cơ bị cholesterol cao - đó là các u mỡ thường xuất hiện ở quanh mi mắt của những người lớn tuổi.
Với các trường hợp chân tóc lùi ra sau, một dấu hiệu khác của tuổi già, các bác sĩ giải thích có thể có liên quan đến testosteron trong máu, một loại hormon. Thường lượng hormon này sẽ giảm khi tuổi già.
Mặc dù một số dấu hiệu của tuổi già có thể dự báo sớm nguy cơ bị bệnh tim mạch, tuy nhiên, ngày nay, cuộc sống khiến tuổi trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch gia tăng. Điều quan trọng là cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những nguy cơ chứ không hẳn trái tim có tuổi mới mắc bệnh.
BS. Tuấn Anh

Phòng tránh các cơn đau thắt ngực ổn định

Đau thắt ngực ổn định còn được gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, được William Heberden mô tả lần đầu tiên vào năm 1789 với thuật ngữ “đau thắt ngực”. Đây là bệnh thường gặp nhất ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên có thể phòng tránh được bằng cách thay đổi lối sống.
Tại sao có các cơn đau thắt ngực ổn định?
Máu được cung cấp cho cơ tim qua hệ thống động mạch vành. Các nhánh động mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ. Hệ động mạch vành gồm có động mạch vành trái và động mạch vành phải. Các động mạch này chia ra các nhánh nhỏ hơn tới nuôi từng vùng cơ tim. Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh động mạch này bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn (thường là do các mảng xơ vữa). Thông thường cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp trên 50% khẩu kính của lòng mạch.
Phòng tránh các cơn đau thắt ngực ổn định
Xơ vữa động mạch, động mạch vành bị hẹp lại sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim.
Khi hoạt động thể lực, cơ thể cần nhiều ôxy hơn nên cơ tim phải làm việc nhiều hơn như: tăng co bóp, tăng tần số tim, huyết áp tăng... do đó nhu cầu ôxy của cơ tim cũng tăng lên. Nếu một nhánh động mạch vành bị hẹp, sự cung cấp máu cho vùng cơ tim tương ứng trở nên không đầy đủ. Cơ tim bị thiếu máu và thiếu ôxy gây cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực này thường xảy ra khi gắng sức và giảm đi khi bệnh nhân được nghỉ ngơi, nên người ta gọi là cơn đau thắt ngực ổn định.
Vị trí đau thường ở vùng giữa ngực, sau xương ức hay vùng trước tim. Đau có thể lan lên cổ, ra hàm, ra cánh tay, thường gặp nhất là lan ra bên trái. Đôi khi đau ở vùng thượng vị. Cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép, đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu trong ngực. Có trường hợp đau lan ra sau lưng, ra vùng cột sống làm người bệnh tưởng lầm là đau do thoái hóa cột sống thắt lưng. Cơn đau thắt ngực ổn định thường tự hết từ 1 - 5 phút sau khi ngừng gắng sức. Đôi khi đau thắt ngực ổn định có thể thầm lặng (không đau hoặc đau ngực không điển hình) gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Đâu là nguyên nhân?
Bệnh tim mạch thường do nhiều nguyên nhân phối hợp gây nên. Các yếu tố nguy cơ thường phối hợp với nhau để tạo ra các mảng xơ vữa. Trong đó tăng cholesterol máu là yếu tố nguy cơ chủ yếu. Có 4 loại chất béo chủ yếu tồn tại trong máu: LDL-cholesterol (là một loại cholesterol có hại), HDL-cholesterol (là một loại cholesterol có ích), cholesterol toàn phần và triglycerides. Khi các chỉ số đó ở mức độ không bình thường có thể gây ra bệnh vữa xơ động mạch, trong đó có vữa xơ động mạch vành.
Mảng xơ vữa chủ yếu là do các chất mỡ lắng đọng trên thành mạch máu, có cấu tạo bởi một nhân lipid và một vỏ xơ. Mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch và dần dần gây tắc mạch.
Có điều trị được không?
Có 3 phương pháp điều trị chính:
Điều trị nội khoa: Điều trị bằng thuốc, có thể dùng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với nhau. Phương pháp này làm giảm được triệu chứng nhưng không giải quyết được nguyên nhân là hẹp lòng động mạch vành.
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành: Vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ được cung cấp máu bởi một mạch máu khác vòng qua chỗ động mạch vành bị hẹp hoặc tắc.
Can thiệp động mạch vành qua da: Đây là phương pháp hiện đại đang được ứng dụng điều trị hiệu quả ở nước ta, không phải mổ xẻ, vừa làm giảm triệu chứng, vừa giải quyết được nguyên nhân là hẹp lòng động mạch vành.
Tùy theo tính chất bệnh, thể trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể.
Thay đổi lối sống giúp phòng ngừa bệnh
Cho dù người bệnh đã được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa hay tim mạch can thiệp thì việc thay đổi lối sống, điều trị một số bệnh có liên quan và tiếp tục sử dụng lâu dài một số thuốc là hết sức cần thiết để điều trị và phòng ngừa đau thắt ngực.
Thay đổi lối sống: hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh, do vậy không hút thuốc lá là yêu cầu quan trọng. Xây dựng một lối sống thanh thản, vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức, nhất là tình trạng stress.
Hạn chế tối đa ăn mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít đường, bơ, phomát, không nên ăn mặn, những món dưa, cà càng hạn chế. Đặc biệt, không nên khoái khẩu với các món phủ tạng động vật, nhiều người cho rằng “ăn gì bổ nấy” nên mắc bệnh tim mạch rồi lại hay ăn tim động vật, điều này chẳng những không bổ dưỡng cho tim mà còn làm gia tăng những yếu tố nguy hiểm cho tim, đó chính là sự gia tăng của cholesterol có hại. Không uống nhiều rượu, bia và những chất kích thích khác.
Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là đi bộ hàng ngày, tối thiểu là 30 phút/ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Đối với những người đã có cơn đau thắt ngực ổn định, tất cả những yêu cầu trên càng cần phải kiêng và thực hiện triệt để. Đồng thời cần phát hiện và điều trị những bệnh liên quan đến bệnh mạch vành như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, béo phì - thừa cân.
Ai dễ bị các cơn đau thắt ngực?
Tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ bị bệnh động mạch vành; Nữ giới: nữ giới có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao hơn sau khi mãn kinh; Tiền sử gia đình: nếu bố mẹ, ông bà hay anh chị bị các tai biến tim mạch khi còn tương đối trẻ tuổi (nam giới dưới 55 tuổi, nữ giới dưới 65 tuổi), thì bạn có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao hơn; Hút thuốc lá: hút thuốc làm tăng nguy cơ bị bệnh, không chỉ các bệnh tim mạch mà còn các bệnh khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng... Hút thuốc lá làm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng lên gấp 2 lần. Khi ngừng hút thuốc lá thì nguy cơ này sẽ giảm dần; Lối sống ít vận động: những người không luyện tập thể dục thường xuyên sẽ có tuổi thọ thấp hơn những người có luyện tập thường xuyên; Mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid... Uống quá nhiều rượu, bia cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra thiếu mạn tính cục bộ ở cơ tim, làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực ổn định.
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn