Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Tại sao người cao huyết áp không nên xông hơi?

Xông hơi thực chất là dùng một số loại lá thuốc hoặc có tinh dầu đun lên để lấy hơi thuốc cho người ta hít thở và làm nóng cơ thể giúp ra mồ hôi để thải độc tố.

Tuy nhiên với người bị cao huyết áp, xông hơi không có lợi, thậm chí còn nguy hại đến sức khỏe.
cao huyet ap khong nen xong hoi
Trị cảm bằng cách xông lá vừa hiệu quả, vừa ít tốn kém

Xông hơi bằng lá là phương pháp dân gian rất phổ biến để giải cảm, trị bệnh. Hơi thuốc đã giúp cho cơ thể thoải mái, cộng với sự mất nước do ra mồ hôi khiến cơ thể trở nên nhẹ nhõm.Tuy nhiên không phải bệnh cảnh nào cũng có thể áp dụng cách điều trị này. Lá xông cũng phải được chọn phù hợp, tránh loại lá có tinh chất có thể gây độc.
Theo ông Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM, muốn xông hơi bằng lá, người bệnh cần phải thực hiện đúng cách. Đầu tiên là chọn lá. Theo kinh nghiệm dân gian thì để có một nồi lá xông, cần chọn các loại lá thơm có tinh dầu mang tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng… Trong đó, thông dụng nhất là lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ, hương nhu, ngải cứu…
Những người đang bị cao huyết áp, tim mạch đều phải tránh những kích thích đột ngột. Xông hơi, làm nóng cơ thể, gây giãn mạch, kích thích tim mạch hoạt động nhiều hơn nên sẽ nguy hiểm. Cần thận trọng khi xông hơi, tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch.
Tai sao nguoi cao huyet ap khong nen xong hoi?-hinh-anh-1
 Xông hơi kết hợp cháo tía tô giải cảm rất hiệu quả
Theo ông Đinh Công Bảy, trị cảm bằng cách xông lá cho hiệu quả cao, ít tốn kém. Tuy nhiên, cần lưu ý các vấn đề sau:
– Người bệnh cảm cúm chỉ cần xông 1-2 lần.
– Không nên xông quá nhiều sẽ gây mất nước, gây ra các tác hại khác.
– Không xông đối với trường hợp cảm thử (cảm nắng), có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả.
– Người bị huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi… không nên xông hơi, xông lá.
– Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước dẫn đến máu huyết không lưu thông. Sau khi xông cảm nên ăn cháo nóng với tía tô, hành, hạt tiêu, lòng đỏ trứng để cân bằng dinh dưỡng.
– Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu bệnh nhân sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng…) thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám ở cơ sở y tế.


Đau thắt ở người già nguy hiểm cận kề

Tôi 58 tuổi, có biểu hiện đau ngực trái, chụp động mạch vành tại Viện Quân y 175 bác sĩ cho biết tôi bị "cầu cơ đoạn 2 động mạch vách liên thất trước".

Tôi thường xuyên dùng thuốc giãn mạch song thấy sức khỏe ngày càng giảm sút, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những cơn đau thắt ngực. Xin bác sĩ cho biết bệnh có nguy hiểm không và phải điều trị thế nào?

Nguyễn Huy Quang (Đồng Nai)
Chào bạn,
Cầu cơ là một bất thường bẩm sinh. Bình thường các nhánh động mạch vành bao gồm động mạch vành phải, động mạch mũ và động mạch liên thất trước chạy trên bề mạch của quả tim. Từ các nhánh động mạch này sẽ cho các nhánh nhỏ chạy vào tưới máu cho cơ tim. 
Nhưng vì một nguyên nhân nào đó, một trong các nhánh trên, thường là nhánh động mạch liên thất trước, có một đoạn chạy trong cơ tim. Khi cơ tim co bóp thì đoạn động mạch này cũng bị co bóp theo. Trong thời kỳ tâm thu, khi cơ tim co lại thì đoạn động mạch này sẽ bị bóp theo và gây hẹp ít hoặc nhiều. 
Nếu cầu cơ gây hẹp động mạch vành nhiều trong thời kỳ tâm thu thì có thể gây ra các triệu chứng đau thắt ngực tương tự như động mạch vành bị hẹp do mảng vữa xơ động mạch, thậm chí có trường hợp gây nhồi máu cơ tim.
Mặc dù bệnh có từ khi mới sinh ra nhưng chỉ đến khi lớn tuổi mới biểu hiện các triệu chứng như đau thắt ngực hay gây biến đổi trên điện tâm đồ. 
Bệnh nói chung lành tính, chỉ dùng một số thuốc làm chậm nhịp tim và giảm co bóp cơ tim như thuốc chẹn bêta giao cảm hay thuốc chẹn kênh canxi nhóm diltiazem là đỡ, không nên dùng các thuốc giãn động mạch vành. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không đỡ thì cần phải phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành.
Nếu đã thực hiện uống thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ mà triệu chứng không giảm, bác cần đến thăm khám lại để được tư vấn và điều trị phù hợp.


Dấu hiệu cảnh báo phình động mạch chủ bụng

Hầu hết túi phình động mạch chủ bụng đều không gây ra bất cứ triệu chứng nào nên bệnh nhân không biết mình có bệnh để đi khám. Vì vậy chỉ đến khi túi sắp vỡ hay vỡ đột ngột thì mới được phát hiện, nhưng đã quá muộn. Trên thực tế, những túi phình động mạch chủ bụng thường được phát hiện một cách tình cờ khi bệnh nhân đi khám một bệnh khác.
Tuy nhiên các thầy thuốc chuyên khoa cũng đưa ra những dấu hiệu gợi ý đến PĐMCB là: sờ thấy một khối u, thường ở trên rốn, nảy theo nhịp đập của tim. Nhưng đáng tiếc, một số bệnh nhân cũng có thể tự phát hiện ra dấu hiệu này nhưng lại bỏ qua vì khối phình ít gây đau đớn hay khó chịu gì.
Khi túi phình động mạch vỡ vào ổ bụng, y học gọi là xuất huyết nội, huyết áp đang bình thường sẽ bị tụt đột ngột. Lúc này, bệnh nhân rơi vào tình trạng choáng nặng do mất nhiều máu và thường tử vong. Trường hợp túi phình chưa vỡ hẳn mà chỉ bị nứt hay bị bóc tách các lớp áo, các nhà chuyên môn gọi là dọa vỡ hay sắp vỡ. Khi đó bệnh nhân thường có thể đau bụng đột ngột, đôi khi chẩn đoán nhầm với các nguyên nhân gây đau bụng cấp khác.
Dấu hiệu cảnh báo phình động mạch chủ bụng
Các vị trí PĐMCB (trên và giữa).
Trường hợp túi phình nằm kề cận với tá tràng, có thể “rò rỉ” vào lòng tá tràng làm bệnh nhân nôn ói ra máu và đi ngoài phân đen với số lượng nhiều.
Có trường hợp túi phình vỡ vào ruột già gây triệu chứng đi ngoài ra phân máu đỏ, kèm theo bệnh cảnh của tắc mạch chân cấp tính do huyết khối ở túi phình bong ra.
Điều trị như thế nào?
PĐMCB được xác định bằng thăm khám, siêu âm bụng và chụp phim CT-scan bụng có tiêm thuốc cản quang. Một khi đã chẩn đoán xác định bệnh, thì phải phẫu thuật để điều trị. Đối với các túi phình lớn, dù không gây triệu chứng nào cũng đều được mổ lấy đi để tránh nguy cơ vỡ đột ngột gây tử vong cho bệnh nhân.
Phòng bệnh cách nào?
Do bệnh có liên quan đến xơ vữa động mạch và tăng huyết áp, nên các phương thức phòng ngừa và điều trị hai yếu tố trên được coi là biện pháp phòng tránh bệnh chủ yếu. Mọi người nên hạn chế ăn mỡ, điều chỉnh rối loạn lipid máu, tập thể dục đều đặn, khám sức khỏe định kỳ, khống chế tốt huyết áp, điều chỉnh đường huyết... Ở người cao tuổi cần cảnh giác với các khối u đập theo nhịp mạch ở vùng bụng và đến khám sớm để có thể theo dõi và điều trị kịp thời.

Đối với những bệnh nhân lớn tuổi (trên 50), đặc biệt có kèm thêm các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá... là những người có nguy cơ cao, nên chú ý tự thăm khám và sờ nắn vùng bụng của mình. Nếu thấy có một khối bất thường, đập theo nhịp tim thì nên đi khám bệnh ngay để được xác định và điều trị kịp thời. Nếu bệnh nhân ở trong nhóm nguy cơ nói trên bị béo phì, bụng phệ thì việc tự sờ ra khối phình ở bụng mình sẽ khó khăn. Nên cần định kỳ siêu âm bụng để phát hiện sớm PĐMCB.


Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Vài lưu ý về huyết áp thấp

Con số thứ nhất có trị số cao hơn là áp suất tâm thu, có nghĩa là áp suất trong động mạch khi tim đập để bơm máu và con số nhỏ hơn là áp suất tâm trương, có nghĩa là áp suất trong các động mạch khi tim nghỉ giữa các lần đập.
HA bình thường sẽ nằm ở khoảng 120/80 (tâm thu/tâm trương). Người ta thường xem HA cao là chuyện "dầu sôi lửa bỏng", nhưng HA thấp cũng là một vấn nạn cho sức khỏe, nhất là người già. Khi HA giảm đột ngột, não sẽ mất đi một lượng máu cần được cung cấp và sẽ gây ra xây xẩm, choáng váng.
Nguyên nhân gây ra HA thấp không phải bao giờ cũng rõ ràng. Tuy nhiên, phổ biến là các trường hợp thai nghén, rối loạn hormone gây ra những vấn đề nội tiết như nhược giáp hoặc cường giáp, tiểu đường, chỉ số đường huyết thấp, do dược phẩm, quá liều thuốc trị cao HA, suy tim, loạn nhịp tim, các bệnh về gan hoặc sự thay đổi tư thế đột ngột từ nằm, ngồi, sang đứng...
HA giảm đột ngột có thể đe dọa mạng sống. Nguyên nhân gây ra sự giảm HA đột ngột có thể do mất máu, thân nhiệt quá thấp, thân nhiệt quá cao, các bệnh về cơ tim, nhiễm trùng máu, mất nước cơ thể (sau khi tiêu chảy, ói mửa), phản ứng với dược phẩm, rượu bia, phản ứng dị ứng hoặc sự thay đổi tư thế đột ngột.
Những người có HA thấp cần chú trọng dùng nhiều nguồn thực phẩm khác nhau bao gồm ngũ cốc nguyên cám, trái cây, thịt gà, cá... Nên chú trọng đến những loại thức ăn có lượng carbohydrates thấp, tránh các loại thực phẩm có carbohydrates cao như khoai tây, gạo, bánh mì. Cũng nên thêm chút muối ăn vào khẩu phần ăn, tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ dẫn tới suy tim, nhất là người cao tuổi.
Bên cạnh đó, người có HA thấp nên hạn chế rượu bia và uống nhiều nước. Đồng thời, nên "lai rai" chút đỉnh cà phê hoặc trà vì những loại thức uống này có chứa caffeine, kích thích tuyến thượng thận, nhờ đó sẽ tạm thời giúp HA tăng nhẹ.


Ðánh trống ngực Chủ quan là nguy!

Nếu thường xuyên gặp cảm giác trống ngực, tim đập nhanh đồng thời với cảm giác hẫng khác lạ ở ngực, rất có thể bạn bị ngoại tâm thu, một rối loạn nhịp tim thường gặp ở cả hai giới. Không phải khi nào cảm giác này cũng là cảnh báo cho sức khỏe của bạn, nhưng không nên chủ quan mà bỏ qua hiện tượng này.
Ðánh trống ngực Chủ quan là nguy!
Nghiệm pháp điện tim gắng sức để chẩn đoán ngoại tâm thu.
Nhịp đập bình thường của tim là từ 60-80 lần trong 1 phút. Ngoại tâm thu xảy ra khi nhịp đập bình thường của tim bị phá vỡ bởi những nhịp đập bất thường khởi phát từ một trong hai buồng dưới của tim (tâm thất). Đó là những nhịp đập sớm, đôi khi bạn cảm thấy hẫng ở ngực - bỏ qua nhịp và có cảm giác đánh trống ngực. Hiện tượng này là do các cơn co tâm thất sớm, khá thường gặp, hầu như ai cũng từng có lúc gặp cảm giác này.
Ở một người khỏe mạnh, hiện tượng này thường ngắn ngủi. Khi bạn xúc động, khi làm việc gì đó gắng sức như tập luyện thể dục thể thao, hoạt động tình dục, gặp stress, lo lắng, căng thẳng trước kỳ thi, công việc, lạm dụng chất kích thích (cà phê, rượu)... bạn có thể bị những triệu chứng của ngoại tâm thu viếng thăm. Một số thuốc điều trị cũng có thể gây ra ngoại tâm thu như thuốc chữa hen. Trong trường hợp này bạn không cần thiết phải lo lắng, cũng không cần thiết điều trị.
Chỉ khi bạn có các triệu chứng thường xuyên hoặc đã có sẵn bệnh lý tim mạch, tất nhiên chớ bỏ qua mà phải đến bác sĩ để kiểm tra. Các cơn co thắt tâm thất sớm có thể là vấn đề sức khỏe bao gồm các vấn đề nhịp tim khác, do bệnh lý tim mạch nghiêm trọng như tim bẩm sinh, bệnh viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim... Ngoài ra, ngoại tâm thu cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý khác như bệnh Basedow, thiếu máu...
Nếu các cơn co thắt tâm thất sớm thường xuyên xuất hiện, có thể có nguy cơ phát triển các vấn đề về nhịp tim (loạn nhịp tim). Nếu đi cùng với bệnh tim tiềm ẩn, các cơn co thắt sớm thường xuyên có thể dẫn đến loạn nhịp tim nguy hiểm và có thể gây đột tử, tuy nhiên hiếm gặp.
Ðánh trống ngực Chủ quan là nguy!
Lạm dụng cà phê có thể dẫn tới ngoại tâm thu.
Điều trị thế nào?
Hầu hết những người bị cơn co thắt sớm tâm thất mà không có bệnh tim sẽ không cần điều trị. Trong trường hợp hiếm gặp, người có tâm lý hay lo lắng thái quá, nếu thường xuyên có các triệu chứng khó chịu, bác sĩ cũng có thể chỉ định điều trị để giúp cải thiện tình trạng này. Nhưng đa số các trường hợp ngoại tâm thu thất thường không có hại.
Ở những ca phải điều trị như đã kể trên, bác sĩ có thể kê dùng thuốc như thuốc chẹn beta giao cảm, thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và bệnh tim - có thể ngăn chặn các cơn co thắt sớm. Các thuốc khác như thuốc chẹn kênh canxi, hoặc thuốc chống loạn nhịp, cũng có thể được sử dụng nếu có nhịp nhanh thất hoặc co thắt thất sớm rất thường xuyên mà làm giảm chức năng của tim, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Cũng có thể dùng thuốc an thần.
Trong những trường hợp nặng hơn, phức tạp: ngoại tâm thu do nhịp chậm, cần dùng thuốc nâng nhịp tim, thậm chí dùng máy tạo nhịp.
Tuy nhiên, ngoại tâm thu cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm sự tiến triển xấu đi của bệnh nền, khi đó điều trị cần chú trọng tới bệnh lý đã có, ngoại tâm thu chỉ là điều trị phụ.
Điều chỉnh lối sống là điều cần thiết
Các chiến lược tự chăm sóc sau đây có thể giúp kiểm soát các cơn co thắt sớm thất và cải thiện sức khỏe trái tim của bạn:
Theo dõi sức khỏe: Đây là điều tất nhiên nếu bạn muốn có một sức khỏe tốt, ít xảy ra vấn đề. Trong trường hợp này, nếu có các triệu chứng đánh trống ngực cần để ý và ghi nhớ triệu chứng, tần suất xảy ra. Xem xét loại trừ các nguyên nhân như stress, lo lắng, gắng sức, lạm dụng chất kích thích, sự mệt mỏi quá mức... Nếu thấy bất thường, phải đến bác sĩ ngay.
Phòng ngừa lo âu: Lo âu có thể gây nhịp tim bất thường. Vì vậy hãy chủ động trong việc ngăn ngừa hay giảm thiểu stress trong công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày. Tập luyện thể thao, thiền định hay yoga sẽ giúp bạn xua tan những lo lắng không đáng có.
Thay đổi phong cách sống: Hãy thực hành cách sống lành mạnh. Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Đừng lạm dụng cà phê, trà. Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá, bởi nó chẳng làm nên phong cách của bạn mà có nguy cơ hại tới sức khỏe.



Ai dễ bị phình động mạch chủ bụng

Nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não là hai bệnh nguy hiểm ở người cao tuổi, hiểm họa thứ ba cũng liên quan đến xơ vữa động mạch và tăng huyết áp là phình động mạch chủ bụng (PĐMCB). Mời bạn cùng tìm hiểu mối nguy hiểm rình rập này.
Động mạch chủ là mạch máu xuất phát từ tim ra và là động mạch lớn nhất ở cơ thể. Từ động mạch chủ mới chia nhánh ra các động mạch nhỏ hơn để đi đến các cơ quan. Động mạch chủ chia làm hai đoạn: ngực và bụng. Động mạch chủ bụng nằm ở phần bụng, cung cấp máu chủ yếu cho các cơ quan trong ổ bụng và phần dưới của cơ thể. Trung bình, đường kính của động mạch chủ bụng vào khoảng 2cm. Nếu vì một lý do nào đó, kích thước của động mạch chủ bụng to ra bất thường ở một đoạn nào đó trên đường đi của nó, tạo thành một chỗ phình lên như cái túi, gọi là PĐMCB. Khi đó tại chỗ phình, máu dễ tạo huyết khối (cục máu đông) làm thuyên tắc mạch. Nguy hiểm hơn, vách của túi phình sẽ bị giảm sức bền, trở thành một chỗ yếu, trở nên dễ nứt, dễ vỡ nếu có kèm với tình trạng tăng huyết áp (áp lực máu cao tác động lên thành mạch yếu). Vì vậy túi phình giống như một “quả bom”, có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Ai dễ bị phình động mạch chủ bụng
Vì ở gần tim và có chứa một lượng máu lớn nên khi túi phình vỡ, máu chảy ra ồ ạt, gây tình trạng mất máu trầm trọng, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng vài phút. Nguy hiểm khác là túi phình có thể bị nứt hoặc bị bong các lớp áo, diễn tiến có thể chậm hơn nhưng tính mạng bệnh nhân cũng bị đe dọa nghiêm trọng, vì nếu không cứu kịp, túi phình sớm muộn cũng sẽ bị vỡ.
Ai dễ mắc bệnh này?
Nhiều nghiên cứu cho thấy: chứng bệnh này hầu hết gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi, bị xơ vữa mạch máu và tăng huyết áp. Người ta cho rằng thành mạch bị xơ vữa, chịu áp lực cao liên tục, kéo dài nhiều năm là lý do để hình thành túi phình.

Trước đây người ta ghi nhận một số trường hợp PĐMCB trên những bệnh nhân giang mai không điều trị đúng, đi vào giai đoạn muộn, khi đó đã có di chứng vào các cơ quan và mạch máu. Nhưng hiện nay ít nhắc đến các trường hợp tương tự như vậy. Một số ca bệnh gặp trong các bệnh lý viêm nhiễm mạch máu khác, hoặc di chứng sau chấn thương...

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Trang phục thông minh theo dõi nhịp tim ở trẻ

Các nhà khoa học Mỹ vừa cho ra mắt loại quần áo kết hợp công nghệ thông minh có thể theo dõi nhịp tim, nhịp thở và đo lượng calori mà một trẻ sơ sinh hấp thụ.
TS. Turrentine cho biết, loại trang phục thông minh bao gồm lớp áo lót Hexoskin được gắn cảm biến có thể đo nhịp tim, lượng hơi thở của trẻ sơ sinh. Nó hoạt động như thiết bị theo dõi nhịp tim mà các vận động viên thường đeo quanh ngực, tuy nhiên công nghệ này đã được chuyển thành vải. Trên bộ quần áo có gắn cảm biến hình con rùa ngộ nghĩnh để theo dõi nhịp thở, tư thế trẻ nằm, giấc ngủ và nhiệt độ trên da khi trẻ ngủ.
Sản phẩm trên sẽ được bán rộng rãi trên thị trường trong vài năm tới. Các nhà khoa học hy vọng rằng, sản phẩm này ra đời sẽ bảo vệ trẻ sơ sinh không mắc hội chứng tử vong đột ngột (SIDS) - nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ từ 1 tháng đến 1 năm tuổi, bằng cách cảnh báo cho cha mẹ nếu con của họ ngưng thở.


Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Cách phòng 2 bệnh tim thường gặp

Có khoảng trên 50 tổn thương tim bẩm sinh. Hiện tại luôn có khoảng hơn 100 ngàn trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh đang chờ mổ và cho dù có hàng chục trung tâm mổ tim mở ra đời cũng không bao giờ giải quyết hết được.
Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng khó thở, hay bị viêm phổi, tím tái và đứa trẻ thường bị suy dinh dưỡng nặng. Ngày xưa khi mà phương tiện chẩn đoán còn thô sơ chỉ với cái ống nghe thì việc xác định bệnh tim bẩm sinh đôi khi hơi khó. Ngày nay với sự ra đời và phát triển của siêu âm màu về tim mạch thì việc phát hiện bệnh tim bẩm sinh và thể loại tim bẩm sinh đơn giản hơn nhiều.
Việc phòng ngừa chủ yếu là người mẹ và người cha. Cha và mẹ phải có sức khỏe tốt, không lớn tuổi mới sinh con, trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu người mẹ không được tiếp xúc với hóa chất độc hại, X-quang, nhiễm siêu vi đặc biệt là bệnh Rubeon.
1. Phình động mạch chủ bóc tách
Phình động mạch chủ bóc tách nhất là phình động mạch chủ ngực là một biến chứng rất nặng của phình động mạch chủ. Bệnh nhân có thể bị đau ngực dữ dội đến ngất đi. Có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong ngay trong giai đoạn bệnh mới bắt đầu.
Nguyên nhân vẫn là xơ vữa động mạch. Ở những bệnh nhân này ở một vùng yếu của thành động mạch chủ như quai động mạch chủ ngực, phần dưới động mạch thận của động mạch chủ bụng sẽ phình ra, tạo cục máu đông gây tắc lòng động mạch, hoặc tạo sự bóc tách làm thành hai luồng thông và nặng hơn là vỡ túi phình gây tử vong.
Phình động mạch chủ bóc tách hoặc vỡ túi phình động mạch chủ cho tỷ lệ tử vong khá cao, lên đến 95% nếu bệnh nhân đang ở nhà. Việc mổ thay quai động mạch chủ cũng là một phẫu thuật rất lớn cần phải có máy tim phổi nhân tạo và tỉ lệ thành công cũng chỉ khoảng 40 - 50% mà thôi.
Nhồi máu cơ tim trong bệnh mạch vành.
Nhồi máu cơ tim trong bệnh mạch vành.
2. Bệnh viêm cơ tim
Bệnh viêm cơ tim có thể gây ra tình trạng đột tử. Bệnh có thể xảy ra ở những người khỏe mạnh trước đó không hề bị bệnh tim. Khi cơ thể mệt mỏi các loại siêu vi trùng xâm nhập vào cơ thể tấn công lên cơ tim nhất là siêu vi trùng loại Coxacki. Ngoài ra có thể bị viêm cơ tim do hóa chất, do sự tăng quá nhiều của hoóc-môn tuyến giáp… Ở những bệnh nhân này, tình trạng viêm cơ tim có thể đưa đến suy tim và bệnh nhân bị tử vong nếu không phát hiệnra và không được điều trị.
Việc phòng ngừa chủ yếu là giữ cho cơ thể khỏe mạnh, khi hơi mệt cần phải đi kiểm tra tim mạch ngay, không làm việc quá sức và nhất là không để nhiễm các loại hóa chất. Nếu có bệnh bướu cổ cường giáp với nồng độ hoóc-môn tuyến giáp cao thì cần phải điều trị triệt để.

Dân gian thường nói câu: viêm họng là tìm đến khớp, khớp đớp tim và tim thì tìm gan để nói về mối tương quan của bệnh thấp tim. Bệnh do có nguyên nhân do tình trạng nhiễm vi trùng Streptococus beta Hemolytique.