Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Máu nhiễm mỡ - thủ phạm bệnh tim mạch

Cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch vành cung cấp máu cho tim.

Cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch vành cung cấp máu cho tim cũng như các động mạch cung cấp máu cho các cơ quan khác của cơ thể. 
Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglycerid cùng gia tăng trong máu thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, gây ra các tổn thương tim mạch nghiêm trọng. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim. 
Hầu hết lượng cholesterol toàn phần trong máu tạo ra LDL-C là loại cholesterol có hại. Chỉ có một lượng nhỏ cholesterol tạo ra HDL-C là loại cholesterol có ích, có tác dụng bảo vệ, chống lại bệnh vữa xơ động mạch. 
Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng cao hơn nếu như người bệnh có các yếu tố nguy cơ khác đi kèm như hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường, thói quen ít vận động và thừa cân (béo phì).
Lời khuyên của bác sĩ
Thay đổi chế độ ăn là một bước có tính chất quyết định trong điều trị rối loạn lipid máu. Mục tiêu chung là ăn giảm acid béo, đơn giản là ăn giảm chất béo bão hòa chủ yếu có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều các chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ và thịt các loại giáp xác như tôm, cua có chứa nhiều chất béo bão hòa. 
Chế độ ăn kiêng kiểu miền Địa Trung Hải được cho là chế độ ăn có tác dụng bảo vệ tối ưu, đặc biệt ở những người bị nhồi máu cơ tim. Ăn nhiều chất xơ, nhiều rau tươi, nhiều cá, ít thịt và muối, "không ngày nào là không ăn hoa quả". Không ăn bơ và kem. Dầu cá có chứa acid béo omega-3 làm giảm tỷ lệ bị đột tử, làm tăng tuổi thọ và có tác dụng bảo vệ đặc biệt giai đoạn sau nhồi máu cơ tim. 
Với các bệnh nhân chỉ tăng cholesterol máu, nên ăn kiêng mỡ lợn, mỡ gà, dầu dừa, dầu cọ, các phủ tạng động vật như gan, lòng, óc, bầu dục... các thịt tạp vụn như cổ, cánh, da... Hạn chế ăn trứng gà, vịt. 
Với các bệnh nhân có tăng cả triglycerid kèm theo thì phải kiêng thêm đường, mứt, mật, bánh kẹo, rượu và các đồ uống có chất cồn. Hạn chế các chất bột như bánh mì, cơm gạo... Các thức ăn nên dùng là dầu đậu nành, các loại rau quả tươi, cá, thịt nạc. Bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp kèm theo, đặc biệt đối với người lớn tuổi cần ăn chế độ giảm muối.
Giảm cân sẽ làm giảm được sự rối loạn lipid máu ở bệnh nhân thừa cân và có lợi đối với các bệnh đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp... Giảm cân bằng cách ăn kiêng, tăng cường tập luyện thể dục, giảm lượng rượu hàng ngày ở những người nghiện rượu thừa cân và giảm ăn muối. Nên thường xuyên tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội tối thiểu là 30 phút mỗi lần và ít nhất 5 lần mỗi tuần. Mức độ tập luyện phải tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.
Sau khi thực hiện biện pháp ăn kiêng, luyện tập và các biện pháp điều trị không cần thuốc mà lượng cholesterol máu vẫn không giảm đến mức độ cần thiết, lúc đó cần phải dùng thuốc.
Theo BS Quang Anh - Sức khỏe và Đời sống

Ai dễ bị mỡ máu cao?

Tình trạng rối loạn lipid máu thể hỗn hợp bao gồm vừa tăng cholesterol và triglycerid đang trở nên ngày một phổ biến trên mọi đối tượng.

Nếu như trước đây, người ta chỉ đề cập đến rối loạn này ở tuổi từ 60 trở lên thì hiện nay, ngay từ tuổi trên 30 đã nhiều người mắc bệnh. Nguy cơ nguy hiểm nhất của bệnh là các biến chứng tim mạch và thúc đẩy các rối loạn chuyển hoá khác. 
Việc điều trị bao gồm phương pháp không dùng thuốc là thay đổi lối sống và sử dụng một số thuốc đặc trị. Nhưng nói chung, rối loạn lipid máu là bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài.
Đối với người bình thường, chỉ số cholesterol ở mức dưới 5,2mmol/l; triglycerid dưới 2,3mmol/l. Nếu vượt quá từng giới hạn này sẽ dẫn đến rối loạn lipid máu( dân gian gọi là mỡ nhiễm máu) và vượt qua cả hai thì mắc phải chứng rối loạn lipid máu thể hỗn hợp.
Ai dễ bị mỡ máu cao?
Hình ảnh xơ vữa động mạch do rối loạn lipid máu.
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chủ yếu gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, hầu hết các loại thức ăn rán, các loại bánh như bánh bích quy và ga tô...
Thừa cân (béo phì), uống nhiều rượu và ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu. Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, đột quỵ do làm tăng lượng triglyceride trong máu và làm tăng huyết áp. 
Không nên uống quá 20 - 30g ethanol/ngày đối với nam giới và 10 - 20g ethanol/ngày với nữ giới. Uống rượu với lượng vừa phải (đặc biệt là rượu vang đỏ) có tác dụng bảo vệ tim do làm tăng lượng HDL-C và tác dụng chống ôxy hóa.
Khoảng dưới 10% trường hợp bị rối loạn lipid máu thứ phát do các nguyên nhân như: đái tháo đường; hội chứng thận hư; tăng urê máu; suy tuyến giáp; bệnh gan; nghiện rượu; uống thuốc tránh thai; một số thuốc tim mạch như: thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazide.
Theo BS Quang Anh - Sức khỏe và Đời sống

Thuốc tim mạch: Không dùng bừa bãi

Khi bạn bị cảm, ho, viêm họng, tiêu chảy, nôn ói... nói chung là bị bệnh nhẹ, có thể dùng thuốc vài ngày sẽ khỏi bệnh. Thế nhưng, với bệnh tim mạch thì khác

Thuốc để chữa các bệnh tim mạch, gọi tắt là thuốc tim mạch, không thể uống một sớm một chiều trong thời gian ngắn mà cần có quá trình điều trị lâu dài, với sự thận trọng. Thậm chí, nhiều bệnh lý tim mạch đòi hỏi bạn phải dùng thuốc suốt đời, ví dụ như: tăng huyết áp, suy tim…
Người ta chia thuốc tim mạch ra thành các nhóm: thuốc điều trị suy tim, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị loạn nhịp tim, thuốc điều trị cơn đau thắt ngực...
Đối với thuốc tim mạch, cần lưu ý những điều sau:
Không tự ý mua thuốc tim mạch để tự chữa trị
Nếu bệnh nhân tự ý mua thuốc uống mà không có sự đánh giá, theo dõi của bác sĩ, có thể xảy ra tai biến do thuốc. Ví dụ:
- Một số thuốc lợi tiểu nếu sử dụng tùy tiện có thể làm rối loạn điện giải gây vọp bẻ, mỏi cơ, thậm chí gây rối loạn chuyển hóa mỡ.
- Thuốc trợ tim (digital) tự ý dùng mà không có sự đánh giá, chỉnh liều của bác sĩ có thể dẫn đến ngộ độc, loạn nhịp tim.
- Thuốc hạ áp nếu dùng không đúng cách, quá liều có thể gây tụt huyết áp dẫn đến nhiều hậu quả không hay.
- Thuốc chống đông dùng trong một số bệnh tim mạch (rung nhĩ, bệnh nhân có bệnh van tim đã được thay van nhân tạo…) nếu không được bác sĩ theo dõi có thể gây rối loạn đông máu, chảy máu, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết ngoài da, xuất huyết não.
Dùng thuốc tim mạch phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ
Bởi vì chỉ có bác sĩ nắm vững tính năng các thuốc, khám bệnh trực tiếp sẽ lựa chọn thuốc thích hợp và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc dùng thuốc. Ví dụ, đối với bệnh tăng huyết áp (THA), sự lựa chọn thuốc trị THA sẽ tùy thuộc vào: yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có sự tổn thương các cơ quan (như: suy thận, suy tim, dày thất trái…), có kèm bị bệnh đái tháo đường… Đặc biệt, đối với việc dùng thuốc trị THA, bác sĩ sẽ giúp tuân thủ các nguyên tắc sau:
Trước hết, dùng liều thấp ban đầu và tăng liều dần dần với chỉ một loại thuốc. Nếu không hiệu quả, mới kết hợp 2 thuốc. Nếu thuốc được chọn đầu tiên có hiệu quả kém và có nhiều tác dụng phụ thì đổi nhóm thuốc khác, không cần tăng liều hoặc kết hợp thêm thuốc thứ 2.
Không tự ý ngưng thuốc khi đang dùng đơn thuốc trị bệnh tim mạch
Nhiều người bị bệnh tăng huyết áp, sau một thời gian điều trị, huyết áp trở về bình thường. Họ tự cho rằng mình đã khỏi bệnh và tự ý ngưng thuốc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi huyết áp của bạn về bình thường - có nghĩa là huyết áp đang được kiểm soát tốt bởi chế độ dùng thuốc. 
Vì vậy, bạn cần điều trị duy trì với liều lượng thích hợp mà không tự ý ngưng dùng. Nếu được, bạn nên tái khám và ngỏ ý muốn ngưng thuốc với bác sĩ tim mạch đang điều trị cho bạn. Thông thường bác sĩ không cho ngưng thuốc mà có thể điều chỉnh chế độ dùng thuốc của bạn. 
Tự bạn không thể quyết định được loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc trong sự điều chỉnh này. Chỉ có bác sĩ mới có thể điều chỉnh liều thuốc thấp nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất. Phải có chương trình theo dõi, tái khám với bác sĩ tim mạch thì trái tim bạn được chăm sóc một cách cẩn thận và hiệu quả nhất.
Bên cạnh dùng thuốc nên tập thể dục với cường độ thích hợp
Bên cạnh dùng thuốc nên tập thể dục với cường độ thích hợp
Không tự ý đổi thuốc khi đang dùng đơn thuốc trị bệnh tim mạch
Lấy trường hợp một bệnh tim mạch phổ biến là THA. Và thuốc trị THA có nhiều loại (hiện có 7 nhóm thuốc và mỗi nhóm có cả chục loại thuốc), cho nên vấn đề sử dụng thuốc trị THA không đơn giản mà khá phức tạp. 
Chỉ có bác sĩ điều trị mới là người có thẩm quyền chỉ định, hướng dẫn dùng thuốc an toàn và hiệu quả, đặc biệt, bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định có nên thay thuốc điều trị bấy lâu nay bằng một thuốc mới hay không. 
Mọi sự thay đổi về dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ và thay đổi như thế nào là thuộc thẩm quyền của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân không được tự ý thay đổi thuốc vì việc làm này rất nguy hiểm, dùng không đúng sẽ bị độc hại do thuốc hoặc bệnh THA nặng hơn đến mức nguy hiểm.
Cần thực hiện biện pháp khác
Song song với chế độ điều trị dùng thuốc, hầu hết các bệnh nhân bệnh tim mạch cần phải thay đổi, điều chỉnh lối sống, chế độ làm việc sao cho bớt stress, nên tập thể dục với cường độ thích hợp, ngưng hút thuốc lá, chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo… Nếu bạn ỷ lại vào thuốc tim mạch mà ăn uống thoải mái, không kiêng cữ, có chế độ ăn quá mặn đối với bệnh THA, thuốc sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Tóm lại, một chế độ sinh hoạt, ăn uống đúng mực, một tinh thần lạc quan, một chế độ dùng thuốc và tái khám nghiêm túc sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh tim mạch một cách chủ động và tối ưu.
Lời khuyên của thầy thuốc
Một thực tế thường xảy ra là nhiều người thấy mình có vẻ có bệnh tim mạch giống với một người nào đó nên tự ý mua thuốc giống họ để uống mà không hề đi khám bệnh. Điều này hết sức nguy hiểm. Cần nhớ rằng, việc dùng thuốc là cho từng cá thể và dùng phải hết sức tinh tế, không thể áp dụng một cách máy móc, lấy đơn thuốc người này cho người kia dùng, dùng không đúng sẽ xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - Sức khỏe và Đời sống

Tim đập nhanh dễ bị đái tháo đường

Đó là kết quả khảo sát của PGS khoa học dinh dưỡng Xiang Gao tại ĐH bang Pennsylvania - Mỹ và cộng sự mới được công bố trên tờ International Journal of Epidemiology.



Tim đập nhanh được cho là dấu hiệu nguy cơ tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Ảnh healthtap.com
Tim đập nhanh được cho là dấu hiệu nguy cơ tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Ảnh healthtap.com
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát nhịp tim lúc nghỉ ngơi với nguy cơ bị đái tháo đường ở 73.375 người trưởng thành tại Trung Quốc.
Sau 4 năm theo dõi, các nhà khoa học nhận thấy có 17.463 người được xem là có dấu hiệu tiền đái tháo đường và 4.649 người bị đái tháo đường. Họ ghi nhận những người tim đập nhanh có nguy cơ bị đái tháo đường, bị rối loạn đường huyết lúc đói (dấu hiệu của tiền đái tháo đường) và chuyển từ tiền đái tháo đường sang đái tháo đường tăng cao hơn so với người có tim đập bình thường.
Theo đó, cứ 10 nhịp tim đập tăng thêm trong mỗi phút, nguy cơ đái tháo đường tăng thêm 23%.
Nhóm nghiên cứu cho biết khảo sát của họ nhằm khẳng định lại 7 nghiên cứu trước đó liên quan đến 97.653 người. Tổng kết các công trình đó cho thấy nguy cơ đái tháo đường ở những người có tim đập nhanh cao hơn đến 59% so với người tim đập chậm.
Theo Trúc Lâm - Người lao động

Đau bụng, coi chừng bệnh tim mạch

Đau bụng là biểu hiện của rất nhiều bệnh tại các cơ quan trong ổ bụng. Cũng có nhiều trường hợp đau bụng lại có nguồn gốc từ các bệnh lý mà ít người nghĩ đến như do… tim mạch.

Nhồi máu cơ tim sau dưới
Thông thường, các cơn đau do nhồi máu cơ tim (NMCT) có biểu hiện ở vùng ngực trước tim, đau như bóp nghẹt lấy tim và lan lên cổ hoặc cánh tay trái. 

Tuy vậy, trong trường hợp NMCT sau dưới, do vị trí tổn thương ở phía sau và dưới của tim, ngay sát trên cơ hoành nên cơn đau nhiều khi có vị trí ở vùng thượng vị hoặc dưới mũi ức. Vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân bị NMCT sau dưới được chẩn đoán là cơn đau dạ dày cấp, rối loạn tiêu hóa… 

Việc chẩn đoán NMCT sau dưới là rất dễ dàng nếu người thầy thuốc nghĩ đến căn bệnh này và cho làm ngay điện tim (ECG) và men CKMB hay troponin T hoặc troponin I nếu có điều kiện.
 
Trước một bệnh nhân đau thượng vị chưa được chẩn đoán xác định rõ ràng nguyên nhân, lại có các yếu tố nguy cơ như tuổi cao trên 45, tiền sử hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao, nhất thiết phải được làm điện tim và các xét nghiệm để loại trừ NMCT sau dưới.

Nếu bỏ sót thì hậu quả sẽ rất tai hại và có thể gây tử vong cho bệnh nhân do NMCT thường gây suy thất phải cấp và các loạn nhịp nặng. Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân "đau bụng" là do NMCT, các biện pháp điều trị sẽ được tiến hành như bất động tại giường, giảm đau bằng morphin, cho các thuốc giãn mạch vành, các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, các thuốc chống đông và thậm chí có thể xét nong mạch vành, đặt stent cho bệnh nhân.
Đau bụng, coi chừng bệnh tim mạch 1
Phình tách động mạch chủ bụng
Một trong những cơn đau bụng dữ dội, có lan ra sau lưng hay không, ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như trên (tuổi trên 45, tiền sử hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao) có nguyên nhân là do phình tách động mạch chủ bụng. 

Các thăm khám cơ bản để xác định cơn đau do nguyên nhân này bao gồm thăm khám hệ thống mạch mu chân, mạch bẹn (tìm dấu hiệu mạch không đều hai bên, nghe có tiếng thổi), đo huyết áp chi dưới hai bên, nghe động mạch thận hai bên, khám bụng xem có khối phồng đập theo nhịp mạch hoặc nghe có tiếng thổi…) và sau thăm khám lâm sàng, thầy thuốc có thể quyết định cho siêu âm doppler hoặc chụp cắt lớp bụng để xác định chẩn đoán.
 
Cũng như trong NMCT sau dưới, việc chẩn đoán xác định phình tách ĐMC bụng là càng sớm càng tốt vì khối phồng tách lúc này chẳng khác gì… quả bom trong bụng bệnh nhân, có thể vỡ ra gây tử vong cho bệnh nhân bất cứ lúc nào.

Việc xác định nhanh chóng vị trí và kích thước khối phồng sẽ góp phần vào việc cứu sống bệnh nhân thông qua các biện pháp điều trị như hạ huyết áp, giảm đau và phẫu thuật cấp cứu.
Tắc động mạch mạc treo
Hệ thống động mạch mạc treo là hệ thống động mạch nuôi ruột bao gồm động mạch mạc treo tràng trên và mạc treo tràng dưới. 

Nguyên nhân gây tắc các động mạch này thường do cục máu đông từ tâm nhĩ trái (hình thành trong một số bệnh như loạn nhịp hoàn toàn, nhĩ trái giãn quá to…) bong ra, xuống tâm thất trái, theo dòng máu xuống động mạch chủ bụng, trôi vào các động mạch nhỏ như động mạch mạc treo, kẹt lại và gây tắc. Tắc động mạch mạc treo cũng có thể do xơ vữa mạch và điều này hay xảy ra ở người già.
 
Các triệu chứng biểu hiện của tắc mạch mạc treo bao gồm đau bụng không rõ nguyên nhân, tiêu chảy, dấu hiệu nhiễm khuẩn nhiễm độc và có các triệu chứng như loạn nhịp hoàn toàn, xơ vữa mạch kèm theo. 

Chẩn đoán tắc động mạch mạc treo tương đối khó, phải dựa vào một số xét nghiệm như D-Dimer, chụp mạch, CT, MRI ổ bụng và nhiều trường hợp không rõ có thể nội soi thăm dò ổ bụng để xác định chẩn đoán. Nếu chẩn đoán muộn hoặc các nhánh lớn của động mạch mạc treo bị tắc có thể dẫn đến hoại tử nhiều đoạn ruột, sốc nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng và bệnh nhân sẽ tử vong.
Đau bụng, coi chừng bệnh tim mạch 2
Tắc động mạch mạc treo gây đau bụng, tiêu chảy
Một số trường hợp khác
Một số trường hợp khác cũng có thể gây các cơn đau bụng cấp như tắc mạch thận, tắc mạch lách, mạch tử cung, buồng trứng… 
Nguyên nhân của các trường hợp này hàng đầu cũng là do cục máu đông hình thành trong tâm nhĩ trái, ở các bệnh nhân có loạn nhịp hoàn toàn, trôi xuống gây tắc mạch và do xơ vữa động mạch. Đây là các trường hợp tắc mạch tuy hiếm nhưng cũng có thể gặp trên thực tế lâm sàng và việc chẩn đoán tương đối khó khăn.
Như vậy, những trường hợp đau bụng mà nguyên nhân do bất thường ở hệ tim mạch không phải là ít gặp nên cần lưu ý đến các nguyên nhân này ở bất cứ một trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân nào, từ đó, thầy thuốc sẽ có hướng sử dụng các biện pháp thăm khám cũng như các phương tiện cận lâm sàng hiện đại để xác định chẩn đoán

Theo BS Vũ Phương Anh - Sức khỏe và Đời sống

Vì sao phải kiểm tra huyết áp thường xuyên?

Khi bệnh huyết áp không được điều trị kịp thời nó dẫn đến tình trạng đe dọa tính mạng và nhiều biến chứng sức khỏe khác.

Giai đoạn đầu của huyết áp cao hầu như không có triệu chứng nên lý do cần đi khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Dưới đây là một số hậu quả khi không điều trị huyết áp.

Xơ vữa động mạch

Huyết áp cao khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị cứng lại dễ gây ra những cơn đau tim.

Suy yếu mạch máu

Huyết áp cao có thể làm suy yếu các mạch máu dễ khiến chúng lồi ra gây ra chứng phình mạch máu.

Suy tim

Khi huyết áp tăng cao khiến lượng máu cung cấp cho cơ thể bị cản trở dễ dẫn đến suy tim.

Ảnh hưởng đến thận

Huyết áp tăng cao dẫn đến mạch máu ở thận suy yếu ảnh hưởng đến chức năng của nó. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng của huyết áp khi không được điều trị.

Trì trệ hoạt động não

Các chuyên gia chỉ ra rằng không điều trị huyết áp có thể ảnh hưởng đến não bộ khiến năng lực học tập cũng như khả năng suy nghĩ giảm rõ rệt.

Giảm thị lực

Khi các mạch máu hiện diện trong mắt sẽ ngăn chặn tầm nhìn của bạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Ngọc Bích - Giáo dục Việt Nam

9 cách đơn giản "kiềm chế" cơn tăng huyết áp

Tạo cho mình một lối sống lành mạnh và thay đổi những thói quen có hại được các bác sĩ nhấn mạnh đến như là một "vũ khí" sắc bén chống lại bệnh tăng huyết áp.

Một con số đáng báo động do Viện Tim mạch quốc gia điều tra cho thấy, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp. Trên thế giới, ước tính khoảng 1,5 tỷ người mắc bệnh tăng huyết áp và có tới 9,4 triệu người mỗi năm tử vong do nguyên nhân trực tiếp là tăng huyết áp.
Theo các chuyên gia y tế, tăng huyết áp là bệnh lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, làm cho người bệnh trở nên tàn phế, thậm chí có thể tử vong.
Do vậy để phòng chống tăng huyết áp, người dân nên làm theo 9 lời khuyên sau:
1. Giảm cân nặng (nếu thừa cân)
9 cách đơn giản
2. Không hút thuốc lá, thuốc lào
9 cách đơn giản
3. Không ăn nhiều chất béo bão hòa
9 cách đơn giản

4. Không ăn mặn (giảm muối trong khẩu phần ăn)


9 cách đơn giản
5. Tập thể dục đều đặn hàng ngày
9 cách đơn giản
6. Hạn chế uống rượu bia
9 cách đơn giản
7. Tránh lo âu, căng thẳng, nên tự tạo cho mình một cuộc sống thanh thản, vui vẻ
9 cách đơn giản
8. Kiểm tra thường xuyên số đo huyết áp của mình
9 cách đơn giản
9. Kiểm tra định kỳ các yếu tố nguy cơ khác (rối loạn đường máu, lipid máu…) để có thể kiểm soát kịp thời các yếu tố nguy cơ đó
9 cách đơn giản
Theo D.Hải - Sức khỏe và Đời sống

Xơ vữa động mạch cảnh - bệnh chết người bác sĩ dễ quên

25% - 30% tai biến mạch máu não là do hẹp động mạch cảnh, tuy nhiên, hiếm khi bệnh nhân chú ý đến, còn các bác sĩ thì thậm chí bỏ quên khi khám lâm sàng cho bệnh nhân.

Hẹp động mạch cảnh là do mỡ bám lên thành mạch và phát triển gây hẹp tại chỗ hay mảnh xơ vữa bong tróc ra trôi lên não, gây lấp mạch máu não đưa đến tai biến mạch máu não.
Ảnh minh họa - Nguồn: internet
Hẹp động mạch cảnh gây ra thiếu máu não, do tình trạng thiếu máu cung cấp cho các tế bào não thường do nguyên nhân hẹp động mạch cảnh gây ra.
Các triệu chứng gợi ý đến tình trạng thiếu máu não rất hay gặp trong cuộc sống nhưng thường bị bỏ qua như đau đầu thông thường, đau đầu do viêm xoang, chóng mặt do rối loạn tiền đình, chóng mặt do tiền mãn kinh… Do đó, nếu không điều trị triệt để, bệnh sẽ kéo dài và gây khó khăn cho điều trị sau này.
Những biểu hiện trên, lúc đầu có vẻ nhẹ nhàng nhưng tiến triển khá nhanh, đặc biệt những cơn choáng ngất đến bất ngờ sẽ rất nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh. Khi một trong những dấu hiệu bệnh xuất hiện, đừng nên chần chừ, hãy đến những cơ sở y tế khám để có hướng điều trị kịp thời.

6 lợi ích tuyệt vời của yoga đối với tim mạch

Yoga có thể làm giảm căng thẳng, trầm cảm và lo âu nhờ các bài tập chú trọng đến nhịp thở và sự tịnh tâm.


6 lợi ích tuyệt vời của yoga đối với tim mạch
Yoga tăng cường hoạt động thể chất 
Không hoạt động thể chất là nhân tố chính gây bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy người tập yoga sẽ dễ tuân thủ thói quen tập thể dục và có thể chất tốt hơn. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên bạn nên tập yoga cường độ vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần để cải thiện sức khỏe tim mạch. Yoga giúp giải tỏa căng thẳng
Tuy chưa có bằng chứng cho thấy stress góp phần gây ra bệnh tim nhưng nó có thể làm tăng các hành vi và yếu tố dẫn đến bệnh tim như huyết áp cao, khói thuốc, không hoạt động thể chất và ăn quá nhiều. Yoga có thể làm giảm căng thẳng, trầm cảm và lo âu nhờ các bài tập chú trọng đến nhịp thở và sự tịnh tâm.
Yoga làm giảm huyết áp
Yoga có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng tăng huyết áp. Một nghiên cứu khoa học cho thấy huyết áp người tập yoga ít nhất 8 tuần sẽ giảm nhẹ so với người không tập thể dục.
Yoga cải thiện sức bền của tim
Tập luyện yoga giúp cải thiện sức bền của tim và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có vấn đề về tim mạch. Với các bệnh nhân kết hợp tập yoga với chăm sóc y tế thông thường, họ sẽ có cơ thể dẻo dai hơn, giảm viêm cơ tim và có chỉ số chất lượng cuộc sống cao hơn.
6 lợi ích tuyệt vời của yoga đối với tim mạch
Yoga giúp tim đập đều đặn hơn
Rung tâm nhĩ là tình trạng nhịp tim đập nhanh và không đều, có thể dẫn đến đột quỵ và các biến chứng khác. Nhờ luyện tập yoga, chứng rung tâm nhĩ sẽ giảm bớt, nhịp tim cũng chậm hơn và huyết áp giảm.
Yoga cải thiện tâm trạng
Sau cơn đau tim hoặc các biến chứng tim mạch khác, nhiều bệnh nhân có thể cảm thấy bị cô lập với xã hội, lo sợ không thể làm được những việc mà trước đây họ có thể làm. Trong trường hợp đó, yoga chính là liều thuốc giúp làm dịu đi cảm giác trầm cảm và bị cô lập. Các lớp học yoga là môi trường an toàn để họ kết nối với nhau, cải thiện tương tác xã hội để người bị bệnh tim thấy thoải mái hơn, từ đó việc chữa bệnh cũng dễ dàng hơn.
Theo Trần Trâm - Người lao động

Người cao tuổi dễ bị đột quỵ

Đột quỵ rất dễ xảy ra ở người cao tuổi vì ở đối tượng này, các cơ quan chức năng của cơ thể đã bị suy giảm rất nhiều.

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong cao hàng đầu trên thế giới. Đột quỵ rất dễ xảy ra ở người cao tuổi vì ở đối tượng này, các cơ quan chức năng của cơ thể đã bị suy giảm rất nhiều, trong đó có hệ tim mạch, huyết áp.
Đột quỵ não có hai thể là nhồi máu não và xuất huyết não. Những dấu hiệu báo trước của đột quỵ não thường là đột ngột đau đầu dữ dội, giảm thị lực, nói khó, bị yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay, chân… 
Bệnh xảy ra nhanh và để lại hậu quả nặng nề nếu không được cấp cứu kịp thời như: hôn mê, liệt, thậm chí là tử vong. Trong đó, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây nên đột quỵ đặc biệt ở người cao tuổi.
Người cao tuổi dễ bị đột quỵẢnh minh họa
Theo thống kê, có khoảng 22% dân số mắc bệnh tăng huyết áp . Tuy vậy, nhiều người không quan tâm đến bệnh này hoặc do chủ quan cho rằng bệnh tăng huyết áp là bệnh của người già, ai cũng có thể bị, hoặc không có điều kiện để tìm hiểu về căn bệnh được coi như là "bệnh giết người thầm lặng". 
Đó là chưa kể đến ở người cao tuổi, sức đề kháng và chức năng các cơ quan của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh đã giảm sút đáng kể. Hơn nữa, người cao tuổi còn mắc một số bệnh mạn tính về tim mạch, đái tháo đường , béo phì, bệnh rối loạn chuyển hóa... Tất cả những điều này, đều lý giải vì sao người cao tuổi dễ mắc độc quỵ não.
Người cao tuổi dễ bị đột quỵẢnh minh họa
Đối với người cao tuổi, việc phòng bệnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Người cao tuổi cần được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Khi có bệnh về tim mạch, họ cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ngưng thuốc.
Khi có bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc bị đái tháo đường, người cao tuổi cần kiểm tra huyết áp, mỡ máu và đường máu định kỳ. Tuyệt đối không tự mua thuốc hoặc dùng đơn thuốc của bệnh nhân khác để điều trị cho mình.
Người cao tuổi nên uống đủ lượng nước cần thiết và không chờ đợi khi có biểu hiện khát mới uống, đặc biệt vào mùa hè. Nếu nghiện thuốc lá, thuốc lào thì cần hạn chế và tốt nhất là bỏ hẳn. Những người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường không nên uống bia, rượu. Nên uống nước cam, chanh và quả tươi để tăng cường sức đề kháng, vận động cơ thể một cách hợp lý.
Theo Tú An - Sức khỏe và Đời sống

Bệnh tim có di truyền?

Trên thế giới bệnh tim mạch hiện nay là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của con người. Bệnh thường kết hợp với các bệnh khác của cơ thể.

Và ở những bệnh nhân có bệnh kết hợp này, tỉ lệ tử vong tăng lên từ 2 - 4 lần so với những người bị bệnh tim mạch đơn thuần
Lồng ngực khó chịu, đau thắt ngực khi hoạt động
Có rất nhiều triệu chứng mà trong thuật ngữ chuyên môn các thầy thuốc thường gọi là triệu chứng cơ năng, gợi ý cho người bệnh cảm thấy mình bị bệnh tim mạch và thấy cần phải đi khám bệnh ở bệnh viện hay phòng khám. 
Những triệu chứng này thường do tình trạng thiếu máu cục bộ của cơ tim, tình trạng rối loạn vận động cơ tim, giãn các buồng tim và tổn thương của hệ thống van trong buồng tim gây ra.
Biểu hiện hay gặp nhất của thiếu máu cơ tim cục bộ là khó chịu ở lồng ngực bên trái và nặng hơn là đau thắt ngực. Còn giảm khả năng làm việc của cơ tim sẽ dẫn đến cảm giác yếu, dễ mệt, nhất là khi hoạt động hoặc nặng hơn là xanh tím, tụt huyết áp, ngất và tăng áp lực động mạch phổi, suy tâm thất trái điều này đưa đến phù và khó thở.
Các triệu chứng cơ năng mà người bệnh gặp phải thường tăng lên khi hoạt động nhiều, gắng sức, trong trạng thái xúc động… 
Hiếm khi xuất hiện lúc nghỉ ngơi, nếu triệu chứng đau ngực, khó thở, hồi hộp….xuất hiện lúc nghỉ ngơi cần phải nghĩ đến những bệnh của hệ thống thần kinh thực vật hơn là các tổn thương thực thể của tim.
Những lầm lẫn thường gặp trong khi chẩn đoán bệnh tim
Vì bệnh tim mạch rất phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân và có rất nhiều người không phải là thầy thuốc cũng đã quen nghe đến các triệu chứng chủ yếu của loại bệnh này. Chính vì vậy, rất nhiều người và cả thầy thuốc cứ gán bừa những triệu chứng cơ năng không phải của bệnh tim coi như là bệnh sự.
Hơn nữa sự kết hợp giữa tư tưởng sợ bệnh tim phổ biến trong xã hội với sự liên tưởng sâu đậm giữa bệnh tim và các rối loạn cảm xúc làm cho những người không bị bệnh tim, nhưng luôn luôn tưởng tượng ra những triệu chứng giống bệnh tim. Bản thân họ không biết những chuyện như vậy chỉ làm khổ bản thân họ, gia đình và thậm chí cho cả thầy thuốc nữa.
Trong các triệu chứng hay gặp ở bệnh tim thì hiện tượng khó thở là triệu chứng gây khó khăn nhiều nhất cho công việc chẩn đoán vì không chỉ đặc trưng cho bệnh tim, mà còn là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác như các bệnh về phổi, những người béo phì và những người có tình trạng cảm xúc bị rối loạn. 
Tương tự, triệu chứng đau và nặng ngực cũng do nhiều bệnh khác như đau cơ thành ngực, viêm dạ dày thực quản… gây ra chứ không riêng gì bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ cách xuất hiện của cơn đau và các triệu chứng đi kèm, người thầy thuốc có thể chẩn đoán chính xác người bệnh có bị bệnh tim thật sự hay không?
Bệnh tim có di truyền hay không?
Khá nhiều bệnh tim có tính chất gia đình, nhất là những bệnh tim có kết hợp với các bệnh khác như tiểu đường, rối loạn chuyển hoá… Một số bệnh tim khác phải kể đến cũng có yếu tố gia đình như: hội chứng Marfan, bệnh cơ tim phì đại, đột tử trong hội chứng QT kéo dài…
Trong cao huyết áp không rõ nguyên nhân thì có yếu tố gia đình nhưng không rõ rệt lắm. Nhiều bệnh tim khác trong gia đình không những do di truyền mà còn do các thói quen về sinh hoạt và ăn uống của gia đình bệnh nhân như: ăn quá mặn, ăn nhiều mỡ và chất bột đường, hút thuốc lá, thuốc lào… 
Chính vì vậy, ở những gia đình có người bị bệnh tim, các thành viên khác trong gia đình cần phải chú ý khả năng mắc bệnh tim của mình. 
Việc phát hiện bệnh sớm là rất cần thiết cho điều trị, ở tuổi trên 40, những người có yếu tố nguy cơ cao trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch nên đi khám bệnh định kỳ mỗi sáu tháng để tầm soát sớm bệnh tim mạch.
Bạn có bị bệnh tim?
Sau khi khám bệnh tại một thầy thuốc chuyên khoa về tim mạch và được làm thêm một số xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán xác định cũng như loại trừ bệnh như đo điện tim, siêu âm tim, chụp x quang tim phổi… người bệnh có thể ở vào một trong ba trường hợp sau đây:
- Bạn hoàn toàn không bị bệnh tim, khi đó chính bản thân người thầy thuốc phải cương quyết khẳng định với người bệnh như vậy và không nên hẹn họ quay lại kiểm tra tim mạch định kỳ vì nếu quá quan tâm đến người bệnh, họ sẽ bị ám ảnh bởi bệnh tim và luông nghĩ mình đẵ mắc bệnh.
- Nếu không thấy dầu hiệu của bệnh tim thật sự, nhưng có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu cơ tim: béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, tiền căn gia đình, hút thuốc lá, phụ nữ trên 40 tuổi… nên có kế hoạch điều trị để giảm các yếu tố nguy cơ đó và hẹn tái khám định kỳ nhằm tầm soát sớm bệnh tim mạch.
- Nếu thật sự mắc bệnh tim, cần phải điều trị ngay. Bệnh nhân cần phải yêu cầu thầy thuốc chuyên khoa tim mạch nói rõ hường điều trị cho mình: Điều trị nội khoa, can thiệp nội mạch hay phẫu thuật. Tuy nhiên chúng ta cũng lưu ý rằng: các điều trị cho bệnh tim mạch là rất tốn kém, là một gánh nặng về kinh tế cho xã hội, gia đình và bản thân người bệnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam - Tuổi trẻ
Tổng thư ký Hội Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch TPHCM

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Phình động mạch chủ: Cần phát hiện sớm

Bệnh nhân bị đau nhiều ở vùng ngực bên trái, kèm theo rối loạn huyết áp, mạch nhanh, vã mồ hôi. Bệnh thường xảy ra ở những người có tiền căn cao huyết áp, kèm theo béo phì và hút thuốc lá. Phình bóc tách ĐMC ngực rất dễ chẩn đoán nhầm với nhồi máu cơ tim cấp.
Biến chứng nguy hiểm
Phình ĐMC xảy ra khi thành ĐMC bị yếu, dãn ra, phình to. Khối phình có thể lệch về một hướng hoặc phình đều ra mọi hướng. Theo thời gian, khối phình sẽ tăng dần kích thước. Khối phình quá lớn có thể chèn ép và làm tổn thương mạch máu, thần kinh lân cận, gây tình trạng rối loạn tưới máu khu vực. 
Cục huyết khối dễ hình thành trong túi phình, khi bị bung ra, trôi theo dòng máu, có thể gây tắc mạch làm tổn thương các cơ quan hoặc gây đột quỵ. Khi khối phình bị nứt hoặc vỡ sẽ gây xuất huyết và giảm cung cấp máu cho các mô, các cơ quan. Vỡ phình ĐMC là biến chứng rất nặng, tỷ lệ tử vong lên đến 82%.
Phình ĐMC thường ít có triệu chứng. Một số người có cảm giác đè nặng hoặc đau ở ngực, bụng, lưng. Khi bị biến chứng cấp tính và nặng nề, người bệnh có thể bị đau ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi, bất tỉnh…
TEVAR: Phương pháp điều trị mới
Khi túi phình ĐMC có kích thước nhỏ, chỉ cần theo dõi và điều trị nội khoa. Người bệnh cần tránh vận động mạnh; không chơi các môn thể thao cần nhiều thể lực, có tính đối kháng cao, dễ va chạm; đánh giá tổn thương định kỳ sau sáu tháng hoặc một năm.
Nếu khối phình ĐMC quá lớn hoặc phát triển quá nhanh, dọa vỡ, cần can thiệp ngoại khoa (đặt giá đỡ hoặc phẫu thuật). Trường hợp bị vỡ phình ĐMC, bóc tách ĐMC cấp hoặc xảy ra biến chứng nặng, phải phẫu thuật cấp cứu.
Phẫu thuật can thiệp phình ĐMC có nhiều nguy cơ, thời gian hồi sức kéo dài, tỷ lệ tử vong cao, biến chứng nặng. Hiện nay, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã áp dụng phương pháp đặt giá đỡ có phủ cho ĐMC ngực (phương pháp TEVAR). Giá đỡ được cấu tạo bởi hợp kim nickel - titanium, có phủ sợi polyester. Khi đặt vào ĐMC, giá đỡ giúp loại trừ đoạn động mạch bệnh lý, tạo độ vững chắc cho thành mạch, giảm nguy cơ vỡ túi phình và điều chỉnh dòng chảy trong lòng mạch.
Phòng ngừa và phát hiện sớm
Phình ĐMC có những yếu tố nguy cơ không thay đổi được như: tuổi (thường xảy ra ở người trên 60 tuổi), giới tính (nguy cơ ở nam giới nhiều hơn 5 - 10 lần so với nữ giới), di truyền, mắc bệnh bất thường mô liên kết…
Ngoài ra, bệnh còn có những yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, xơ vữa động mạch, hút thuốc, béo phì. Cần loại bỏ và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ này: ổn định huyết áp nếu bị tăng huyết áp; điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ máu, nếu có; không hút thuốc; áp dụng chế độ ăn lạt, ăn ít chất béo có hại, ăn nhiều rau quả; tập thể dục đều đặn; người béo phì cần giảm cân...
Việc tầm soát nhằm phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng. Các xét nghiệm như X-quang ngực thẳng, siêu âm tim, siêu âm bụng, chụp CT scan ngực bụng có cản quang… giúp tầm soát, chẩn đoán và đánh giá tổn thương. Cần cảnh giác với triệu chứng đau ngực và đau bụng, nên kiểm tra ngay nếu đau nhiều và có tính chất đau bất thường.
Những ai cần tầm soát phình động mạch chủ?
- Tầm soát phình ĐMC bụng ở nam giới từ 65-75 tuổi có tiền sử hút thuốc.
- Tầm soát phình ĐMC bụng ở nam giới trên 60 tuổi khi có người cùng huyết thống gần gũi nhất (anh, em ruột hoặc cha) bị phình ĐMC bụng.
- Tầm soát phình ĐMC ngực ở những đối tượng có người cùng huyết thống gần gũi nhất mắc bệnh phình ĐMC ngực.
- Tầm soát bệnh ĐMC ở đối tượng mắc bệnh mô liên kết, hội chứng Marfan (rối loạn di truyền có ảnh hưởng đến mô liên kết, gây tổn thương ở mạch máu, tim, phổi…).
Theo TS.BS Nguyễn Hoàng Định - ThS.BS Ngô Bảo Khoa - BV Đại học Y 

Giờ ngủ và nguy cơ đột quỵ não ở người cao huyết áp

Số giờ ngủ quá nhiều hay quá ít có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ não (tai biến mạch máu não) ở người bị cao huyết áp. Đó là kết quả rút ra từ một nghiên cứu tại Mỹ.

cao huyết áp 1
TS Oluwaseun Akinseye tại BV Mount Sinai, New York (Hoa Kỳ), và cộng sự đã phân tích gần 204.000 người lớn bị cao huyết áp bằng cách sử dụng dữ liệu của một cuộc điều tra sức khỏe quốc gia tại nước này.
Họ khám phá rằng nguy cơ đột quỵ não thấp nhất ở người cao huyết áp có số giờ ngủ đều đặn từ 7 – 8 giờ/ đêm. Đây được xem là “những người ngủ lành mạnh” và nguy cơ đột quỵ não của họ chỉ là 5%.
Nhưng ở người cao huyết áp ngủ nhiều hơn 8 giờ/đêm, nguy cơ đột quỵ não tăng lên 14%. Trong khi đó, người ngủ không đủ, dưới 5 giờ/đêm, nguy cơ đột quỵ não là 11%.
Một nhóm ngủ ít khác, từ 5 – 6 giờ/đêm thì có nguy cơ đột quỵ não là 6%.
Sau đó các nhà nghiên cứu đã so sánh nguy cơ đột quỵ não trong những người ngủ quá nhiều và ngủ quá ít với “người ngủ lành mạnh”. So sánh cho thấy người ngủ không đủ và người ngủ nhiều có nguy cơ đột quỵ não lần lượt tăng 83% và 74% so với “người ngủ lành mạnh”.
Những phát hiện này được trình bày tại hội nghị của Hội cao huyết áp Hoa Kỳ diễn ra ở New York cuối tuần qua.
Cao huyết áp là căn bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng. Những người này có nhiều nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não và chết sớm.
Những người này được khuyên thay đổi lối sống, ăn ít muối, giảm cân, giảm rượu bia, ăn nhiều trái cây và thực vật, tập luyện nhiều.
Các nhà nghiên cứu gợi ý ngủ 7,5 giờ/đêm là lý tưởng để có sức khỏe tốt, vì ngủ quá nhiều hay quá ít đều có thể gây ra những vấn đề cho sức khỏe.
Một vài nghiên cứu trước đây cũng cho thấy số giờ ngủ ảnh hưởng lên sức khỏe. Chẳng hạn nghiên cứu của đại học Cambridge thấy rằng người nào ngủ nhiều hơn 8 giờ/ngày sẽ tăng 46% nguy cơ đột quỵ não.
Trong khi đó, các nhà khoa học của đại học Surrey thấy rằng một tuần ít ngủ có thể làm xáo trộn hàng trăm gen liên quan đến stress, miễn dịch và hiện tượng viêm.
Muối có hại cho sức khỏe? Gien chịu trách nhiệm chuyện này!
TS Yang Wang, ĐH Jiatong (Trung Quốc) và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu trên 334 người thuộc 124 gia đình khác nhau. Họ cho những người này ăn ít muối trong một tuần, rồi ăn nhiều muối tuần kế tiếp, và cuối cùng ăn nhiều muối + nhiều potassium cũng trong một tuần. 
Kết quả cho thấy những biến dị trong một gien có tên Renalese phối hợp với những đáp ứng huyết áp khi sử dụng muối. Điều này cho thấy di truyền đóng vai trò quyết định về sự nhạy cảm của huyết áp một người đối với việc ăn mặn.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Chăm sóc bệnh nhân suy tim

Suy tim là tình trạng cơ tim không còn đủ sức co bóp tống máu để đảm bảo nhu cầu ôxy ngoại biên của cơ thể. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân. Do tình trạng của từng bệnh mà tim có thể suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim toàn bộ ngay từ đầu.
Chăm sóc bệnh nhân suy tim
Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tái khám đều đặn.
Nguyên nhân gây suy tim
Theo nghiên cứu, khoảng 40% bệnh nhân không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể cho việc gây suy tim. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân dẫn đến suy tim chủ yếu là do: Tăng huyết áp không điều trị; Bệnh thiếu máu cơ tim; Nhồi máu cơ tim; Bệnh van tim (hẹp, hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ); Bệnh tim bẩm sinh không điều chỉnh bằng phẫu thuật (hẹp van động mạch phổi…); Viêm cơ tim; Cường giáp không điều trị; Suy thận mạn tính; Loạn nhịp tim kéo dài… Ngoài những bệnh trên thì một số bệnh toàn thân cũng là nguyên nhân dẫn đến suy tim, điển hình là suy tim do tuyến giáp hoạt động thái quá (nhiễm độc giáp) hoặc suy giáp, suy tim do thiếu máu. Một số nhiễm độc hoặc suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim đôi khi là nguyên nhân dẫn đến suy tim.
Thông thường, suy tim được chia ra 4 cấp độ: Độ 1: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, hoạt động thể lực vẫn bình thường; Độ 2: các triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức, hạn chế hoạt động thể lực; Độ 3: các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ làm hạn chế hoạt động thể lực; Độ 4: các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi.
Cần chăm sóc thế nào?
Khi bị suy tim, tùy từng giai đoạn bệnh, mức độ trầm trọng của từng cá nhân mà có kế hoạch chăm sóc khác nhau. Điều đầu tiên bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra những kế hoạch cụ thể với mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những chỉ định của bác sĩ và tái khám đều đặn. Người bệnh nằm nghỉ, tránh các hoạt động gắng sức. Hàng ngày, bệnh nhân cần vận động nhẹ nhàng các chi để phòng biến chứng tắc mạch. Nếu người bệnh có cơn khó thở kịch phát về đêm thì khuyên người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp không làm tăng gánh nặng cho tim như: giảm calo dưới 1.500 Kcal/ngày, giảm muối, nước, ăn ít một, thức ăn dễ hấp thu. Lượng muối tối đa 0,2 - 0,5g/ngày, ăn nhạt hoàn toàn nếu suy tim quá nặng.
Đối với bệnh nhân suy tim độ 1-2: Dùng chế độ ăn nhạt vừa 2 - 3g muối/ngày. Năng lượng 1.400 - 1.500Kcal, protein: 0,8g/kg. Ví dụ: buổi sáng, bệnh nhân có thể ăn khoai lang luộc, ngô luộc 200g (hoặc uống 1 cốc sữa đậu nành 200ml), đến bữa trưa có thể ăn 2 lưng bát cơm trắng (100g gạo). Rau muống xào, trứng gà luộc 1 quả, tráng miệng 1 quả chuối tiêu (100g) cũng có thể thay đổi với bữa trưa là phở bò, mỳ gạo (bánh phở, mỳ gạo 150g, thịt bò 30g, ít dầu ăn, rau cải 100g), tráng miệng có thể là cam hoặc đu đủ (100g). Bữa tối có thể ăn cháo thịt nạc (gạo tẻ: 30g, thịt nạc 30g), có thể ăn thêm hoa quả (100g).
- Đối với bệnh nhân suy tim độ 3: chế độ ăn nghiêm ngặt hơn bao gồm: lượng muối 1 - 2g; protein: 40g; năng lượng 1.200 - 1.300Kcal. Cụ thể: nếu uống sữa buổi sáng (sữa đậu nành 150ml), bữa trưa ăn phở, mỳ gạo (bánh phở, mỳ gạo 120g, thịt nạc 30g, nước xương). Bữa tối có thể ăn cháo hoặc cơm trắng (gạo 30g, cá hoặc thịt nạc 50g…), các bữa phụ có thể uống sữa (100ml).
- Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 4: Giá trị dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng 1.025Kcal; protein: 26,7g; muối: 0,8g và thường cho ăn cơm, cháo đường (gạo tẻ 20g), sữa đậu nành (100ml). Lưu ý: hạn chế nước uống vào. Lượng nước vào cơ thể được tính bằng lượng tiểu 24h + 300ml nên phải theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày.
Lời khuyên của bác sĩ
Nên ăn sữa, rau quả, khoai, ngô… vì chúng chứa ít muối lại có nhiều kali, nhiều yếu tố kiềm và có ít protein, ngoài ra, chúng có nhiều đường giúp chuyển hóa tốt, ít năng lượng để bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi...; nên ăn bữa nhỏ, nhiều bữa, chọn thức ăn dễ tiêu hóa.
Người bệnh suy tim cần tránh dùng các thức ăn sinh hơi và các loại thức ăn lên men như trứng, đậu vì nó đẩy cơ hoành lên, làm ảnh hưởng đến tim. Hạn chế các thức ăn ức chế thần kinh như chè, cà phê, rượu, các loại gia vị. Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa muối, cà pháo, mắm tôm, bánh mì, thịt hun khói, patê, xúc xích…

Người bệnh cần theo dõi cân nặng thường xuyên, nên cân vào một giờ cố định trong ngày vì tăng cân có thể là dấu hiệu đầu tiên của phù. Nên lập một kế hoạch tập luyện thể dục và phải có thời gian nghỉ ngơi xen kẽ cùng với sự hướng dẫn của bác sĩ. Cần đến khám bác sĩ tim mạch thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh cần đến thầy thuốc khám ngay khi thấy xuất hiện 1 trong các dấu hiệu sau: khó thở nhiều, tăng cân đột ngột, ho kéo dài, đau ngực, thay đổi tần số tim từ 20 lần/phút trở lên...

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Lực bóp tay cảnh báo nguy cơ bị cơn đau tim, đột quỵ

Khảo sát của TS Darryl Leong khả năng có mối liên quan giữa tình trạng suy yếu của lực bóp bàn tay với nguy cơ bị cơn đau tim, đột quỵ cũng như tử vong do bệnh tim mạch.

Theo công trình được công bố trên tạp chí The Lancet, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 139.691 người từ 35-75 tuổi ở 17 quốc gia có cả 2 dạng thu nhập thấp và cao, theo dõi họ trong vòng 4 năm. 
Sau khi phân tích số liệu từ thiết bị đo lực bóp bàn tay, họ phát hiện rằng khi lực bóp tay giảm mỗi 5 kg thì nguy cơ tử vong nói chung tăng 16%, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch tăng 17% và nguy cơ tử vong do các bệnh không phải tim mạch cũng tăng 17%. Tương tự, nguy cơ đột quỵ tăng 9% và nguy cơ bị cơn đau tim tăng 7%.
luc-bop-tay-canh-bao-nguy-co-bi-con-dau-tim-dot-quyLực bóp tay giảm 5 kg, nguy cơ tử vong tăng 17%. Ảnh: MNT
TS Leong nhận xét: "Lực bóp tay có thể là xét nghiệm dễ dàng, rẻ tiền nhất để đánh giá nguy cơ tử vong và bệnh tim mạch. Cần nghiên cứu thêm để xem liệu nỗ lực tăng cường sức mạnh cơ có thể kéo giảm nguy cơ đó hay không".
Bình luận về khảo sát nêu trên, GS Avan Aihie thuộc ĐH Southampton và GS Thomas Kirkwood thuộc ĐH Newcastle, đều tại Anh, cho rằng tuy phát hiện này không mới nhưng nó cung cấp nhiều hơn bằng chứng cho thấy lực bóp tay là dấu hiệu báo trước bệnh tật và tử vong sớm.
Theo Trúc Lâm - Người lao động

Giảm cân giúp khắc phục nhịp tim bất thường

Những người béo phì bị rung tâm nhĩ (nhịp tim bất thường), thực hiện việc giảm cân có thể giúp khắc phục các triệu chứng gây ra từ căn bệnh này.

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Úc, vừa được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, ở San Diego (Mỹ).
Trong nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu bởi TS Rajeev Pathak - bác sĩ chuyên khoa tim, thuộc Trường ĐH Adelaide (Úc), đã tiến hành theo dõi 355 người béo phì bị chứng rung tâm nhĩ trong khoảng thời gian hơn bốn năm khi họ cố gắng thực hiện giảm cân.
Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí American College of Cardiology (Mỹ) chỉ ra rằng, những người giảm ít nhất 10% trọng lượng cơ thể có thể giảm 6 lần nguy cơ mắc phải các triệu chứng rung tâm nhĩ, mà không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật so với những người không giảm cân.
TS Pathak cho biết thêm, trong khoảng thời gian nghiên cứu, 45% số người tham gia giảm ít nhất 10% trọng lượng cơ thể có thể tránh khỏi các triệu chứng rung tâm nhĩ mà không cần điều trị. Chỉ có 13% những người tham gia giảm ít hơn 3% trọng lượng cơ thể không mắc phải các triệu chứng của rung tâm nhĩ.
"Chúng tôi thấy rằng những người béo phì duy trì việc giảm cân bền vững không chỉ giúp giảm đáng kể các triệu chứng của rung tâm nhĩ, mà còn giúp cải thiện chức năng của tim, đồng thời khắc phục hiệu quả các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như cao huyết áp, ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường", TS Pathak kết luận.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hiện có khoảng 5,6 triệu người Mỹ trưởng thành bị rung tâm nhĩ, gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực và khó thở, vốn là các tác nhân quan trọng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo Nguyễn Niệm - Phụ nữ TPHCM

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

Theo ước tính của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi năm, có khoảng 38.000 phụ nữ dưới 50 tuổi bị nhồi máu cơ tim tại Mỹ.

Tuy nhiên, rất nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể trước khi cơn nhồi máu cơ tìm xảy ra, để lại nhiều di chứng nặng nề về sức khỏe.
Theo các chuyên gia, dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim thường gặp ở phụ nữ:
Ngứa ran ở nột hoặc cả hai cánh tay và chân
Tình trạng này xảy ra thường do một dây thần kinh ở cổ bị chèn ép hoặc viêm khớp ở cổ. Đây có thể là một triệu chứng liên quan đến nhồi máu cơ tim. Nếu lâm vào tình trạng này, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra lập tức.
Buồn nôn hoặc nôn
Những triệu chứng này có thể liên quan đến chứng đau dạ dày. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn buồn nôn hoặc nôn đồng thời đi kèm với các triệu chứng liên quan đến bệnh tim như khó thở, toát mồ hôi lạnh, đau tức ngực hoặc đau lưng, bạn cần tư vấn ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
Khó thở, tim đập nhanh
Tình trạng này xảy ra có thể do bạn bị căng thẳng, hoảng loạn hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, bạn cần biết triệu chứng khó thở và tim đập nhanh khi gặp căng thẳng hoặc hoảng loạn chỉ kéo dài trong khoảng 5 phút, trong khi các triệu chứng này bắt đầu từ từ và kéo dài, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim.
Đau hàm
Đau hàm thường xảy ra do các dây thần kinh gần hàm bị tổn hại hoặc là dấu hiệu nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp cơn đau xảy ra liên tục, bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa để kiểm tra. Đặc biệt khi triệu chứng này diễn ra liên tục và trở nên nghiêm trọng hơn khi gắng sức, đó có thể liên quan đến bệnh tim.
Chóng mặt, xây xẩm
Khi cơ thể bạn cảm thấy yếu ớt hoặc chóng mặt, xây xẩm mà không rõ lý do có thể do lượng máu truyền đến tim bị sụt giảm. Đặc biệt nếu cảm giác chóng mặt, xây xẩm đi kèm với chứng khó thở và toát mồ hôi lạnh, đó có thể là dầu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim.
Cảm giác khó chịu hay nóng rát ở ngực hoặc lưng
Phụ nữ thường mô tả các triệu chứng trước cơn nhồi máu cơ tim là cảm giác thắt chặt, nặng nề hoặc bị chèn ép ở ngực. Những cơn đau này thường không nghiêm trọng hoặc bất ngờ và có thể chấm dứt trong vòng một tuần, do đó dễ bị nhầm lận với chứng khó tiêu hoặc ợ nóng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này không xảy ra ngay sau bữa ăn, hoặc không thường bị chứng khó tiêu, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay.
Mệt mỏi cùng cực
Nếu đột nhiên bạn cảm thấy mệt mỏi cùng cực và cần phải dừng lại để nghỉ ngơi trong lúc đi bộ hoặc thực hiện các công việc bình thường hàng ngày, đó có thể do lượng máu cung cấp tới tim bị cản trở, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim rõ ràng nhất.
Vì sao các cơn đau tim xảy ra?
Thông thường, các mảng bám chất béo trên thành động mạch trở nên dày và xơ cứng, khiến các động mạch bị xơ vữa, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim và gây nên các cơn nhồi máu cơ tim. Vì khi các động mạch bị xơ vữa sẽ ngăn chặn lưu lượng máu và oxy tới cơ tim, gây nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác liên quan đến nhồi máu cơ tim bao gồm tiền sử gia đình bị bệnh tim, cao huyết áp và/hoặc cao cholesterol, béo phì, hút thuốc lá, căng thẳng và lối sống ít vận động (mặc dù bạn có thể bị nhồi máu tim mà không liên quan đến các yếu tố nguy cơ này). Nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm huyết khối và vỡ mạch máu tim (gọi là bóc tách động mạch vành tự phát, một căn bệnh hiếm gặp, thường xảy ra ở những người độ tuổi từ 30 - 50).
Theo Nguyễn Niệm - Phụ nữ TPHCM

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Tập thể dục để phòng bệnh tim mạch

Lối sống lười vận động, bị rối loạn lipid máu, hút thuốc lá... là những yếu tố tạo nên nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và các bệnh lý khác về tim mạch

Việc tập thể dục hàng ngày sẽ giúp phòng bệnh tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Lợi ích của việc tập thể dục
Từ ngày xưa, con người đã biết đến tác dụng của việc tập thể dục để giúp phòng ngừa một số bệnh tật, đặc biệt là bệnh tim mạch với các biến chứng nguy hiểm của chúng như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành... 
Các nhà khoa học và thầy thuốc thuộc lĩnh vực đông cũng như tây y cũng xác định vấn đề tập thể dục có tác dụng đến việc phòng bệnh, trong đó có bệnh tim mạch.
Nếu người thường xuyên luyện tập thể dục hàng ngày sẽ có những lợi ích như: tăng khả năng chịu đựng với sự gắng sức, giảm trọng lượng cơ thể, giảm huyết áp động mạch nên phòng được các biến chứng tim mạch do bệnh tăng huyết áp; đồng thời làm giảm các thành phần mỡ có hại ở trong máu như LDL-cholesterol hoặc cholesterol toàn phần và làm tăng các thành phần mỡ có lợi ở trong máu như: HDL-cholesterol, chính vì vậy nên làm giảm được mức độ và tiến triển bệnh lý của bệnh xơ vữa động mạch. 
Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hoặc béo phì, việc luyện tập thể dục thường xuyên cũng làm tăng khả năng sử dụng insulin của cơ thể; giúp cho việc kiểm soát tốt hơn nồng độ đường ở trong máu, nhờ đó làm giảm nguy cơ xuất hiện và phát triển của bệnh đái tháo đường. Thực tế đã chứng minh: việc luyện tập thể thể dục thường xuyên hàng ngày đã làm giảm được nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Việc tập luyện thể dục thường xuyên cũng làm tăng khả năng trao đổi, vận chuyển và sử dụng khí oxy tại cơ và các mô tế bào của cơ thể; chính vì vậy đã làm tăng khả năng đáp ứng của cơ thể với sự gắng sức. Vấn đề này có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, suy tim vì bệnh nhân vốn đã giảm khả năng gắng sức. 
Vì vậy, việc luyện tập thể dục là một trong những phần nội dung quan trọng của chương trình phục hồi chức năng của các bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch như trường hợp bị suy tim, sau nhồi máu cơ tim. 
Với chương trình và phương pháp tập luyện phù hợp mà những bệnh nhân này đã nhanh chóng trở lại đời sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày, cải thiện rõ rệt được chất lượng cuộc sống, trở nên tự tin nhiều hơn, ít lo lắng và ít bị tác động của stress. 
Mặt khác, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu khác nhau cho thấy việc luyện tập thể dục thích hợp sau khi bị nhồi máu cơ tim thì tỉ lệ tử vong có thể giảm từ 20 - 25%; đồng thời cũng có những bằng chứng chứng minh được lợi ích của việc tập luyện thể dục đối với các bệnh nhân bị mắc bệnh tim mạch. 
Tuy vậy, mặc dù việc luyện tập thể dục thường xuyên hàng ngày mang lại những lợi ích rõ nhưng chúng không thể thay thế được các biện pháp điều trị khác, vì nếu chỉ tập luyện thể dục đơn thuần thì không thể làm cơ tim bóp mạnh hơn hay động mạch vành ít hẹp hơn.
Ngoài ra, việc luyện tập thể dục thường xuyên hàng ngày cũng có những tác dụng tốt như giúp củng cố độ chắc của xương khớp, giảm sự xuất hiện của bệnh đau lưng nhất là ở người cao tuổi.
Tập như thế nào cho phù hợp?
Khi tập thể dục, các nhà khoa học đã chứng minh rõ ràng cơ thể chúng ta phải gắng sức với mức độ ít hay nhiều, vì vậy không phải là không có nguy hiểm nếu luyện tập theo phương pháp không phù hợp; thậm chí một số trường hợp đã xuất hiện biến cố tim mạch như: cơn đau thắt ngực hoặc rối loạn nặng nhịp tim. 
Tuy nhiên, trên thực tế nguy cơ bị các biến cố này rất thấp với tỉ lệ 1/600.000 người tập luyện nếu tính trung bình một người tập trong một giờ. Đối với những người đã bị bệnh động mạch vành, nếu mỗi ngày luyện tập một giờ thì nguy cơ xảy ra biến cố cũng chỉ chiếm tỉ lệ thấp 1/169 năm tập luyện. 
Với tỉ lệ nguy cơ xảy ra biến cố quá thấp đã khẳng định mức độ an toàn cao của việc tập luyện thể dục thường xuyên hành ngày, ngay cả khi chúng ta có bệnh tim mạch. Một vấn đề cũng được ghi nhận là nguy cơ biến chứng bệnh tim mạch sẽ còn thấp hơn nữa ở những người thường xuyên luyện tập thể dục. 
Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu việc tập thể dục tương đối đều đặn khoảng 5 lần mỗi tuần thì nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch nặng trong lúc tập đã giảm đến 50 lần so với những người lười vận động. Hơn nữa, nếu tính thống kê chung cho tất cả mọi người thì có tới 90% các trường hợp biến cố tim mạch xảy ra khi nghỉ ngơi chứ không phải khi đang vận động.
Như vậy, việc tập luyện thể dục thường xuyên có thể được xem là bảo đảm an toàn nếu thực hiện đúng phương pháp phù hợp. 
Tuy nhiên, cũng nên lưu ý đến những biểu hiện bất thường khác với mọi ngày có thể nảy sinh, xuất hiện trong hoặc sau khi luyện tập như: cảm giác đau ngực với triệu chứng nặng tức hay ép trong ngực, lan lên cằm, cổ, vai hoặc lan xuống cánh tay; đồng thời có dấu hiệu thở dốc khác thường, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng hoặc cảm giác hụt hẫng, hồi hộp lạ thường. 
Nếu phát hiện thấy các biểu hiện hay dấu hiệu này phải nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được khám và tư vấn, hướng dẫn chế độ luyện tập phù hợp. Đồng thời đối với những người nghi ngờ mắc bệnh tim mạch, những bệnh nhân bình phục sau khi đã nhồi máu cơ tim, suy tim cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn chế độ luyện tập thể dục phù hợp, bảo đảm an toàn.
Khởi đầu của việc tập thể dục
Nếu những người đã có sẵn bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ cao xuất hiện bệnh tim mạch từ 45 tuổi trở lên có kèm theo các yếu tố như: hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, lười vận động, béo phì, tiền sử có người thân trong gia đình mắc bệnh tim mạch trước 55 tuổi... thì cần có sự giúp đỡ, tư vấn, hướng dẫn, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tim mạch trước khi lựa chọn một hình thức hay phương pháp tập luyện thể dục hoặc chơi thể thao phù hợp với bản thân mình. 
Các nhà khoa học và các tài liệu nghiên cứu đều ghi nhận những lợi ích rõ ràng của việc tập luyện thể dục thường xuyên với mức độ trung bình mỗi ngày thực hiện nửa giờ sẽ mang lại hiệu quả tốt. 
Trong trường hợp không thể sắp xếp thời gian để có thể có được mỗi ngày nửa giờ đồng hồ dành cho việc tập luyện thể dục thì có thể bắt đầu bằng những hình thức hết sức đơn giản như tự leo lên xuống cầu thang bộ ở cơ quan hay khu nhà ở tập thể thay vì đi thang máy hoặc cố gắng đi bộ đến chợ để mua sắm thức ăn, vật dụng hàng ngày; thậm chí có thể đi bộ tới nơi làm việc nếu gần nhà thay vì đi xe máy.
Cần cố gắng thu xếp những khoảng thời gian ngắn chừng 10 phút để có thể vận động chân tay trong lịch làm việc của mình hàng ngày với mục đích chính là phải có sự thay đổi tư thế và vận động tay chân nhiều hơn.
Tập thể dục để phòng bệnh tim mạch
Tự leo lên xuống cầu thang bộ thay vì đi thang máy
Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật của Hoa Kỳ, tất cả người lớn cần nên tham gia việc chơi thể thao, tập luyện thể dục hoặc vận động chân tay với mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết tất cả các ngày trong tuần sẽ có tác dụng phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là bệnh tim mạch. 
Hoạt động thể lực với mức độ vừa phải tương đương với việc đi bộ với tốc độ trung bình khoảng từ 6 - 7 km/giờ hoặc thực hiện các công việc khác nhau như: lao động ngoài đồng ruộng, làm việc nội trợ, đi xe đạp, bơi lội... 
Các nhà khoa học cho rằng mức độ tiêu hao năng lượng cho 30 phút hoạt động thể lực trung bình khoảng 600 - 1.200 calo mỗi tuần, tương đương với 3 - 6 lần mức tiêu thụ năng lượng tối đa lúc nghỉ tức là khoảng 70 calo/giờ. 
Thực tế mức độ tiêu hao năng lượng trong mỗi một giờ tùy thuộc vào các loại hoạt động thể lực khác nhau như đi bộ tốc độ chậm 3 - 4km/giờ, đi bộ tốc độ nhanh 5 - 7km/giờ, chơi gôn, tập uốn dẻo, làm vườn, đạp xe đạp thong thả, đạp xe đạp tốc độ vừa, bơi chậm, bơi nhanh, leo đồi không đeo vật nặng, leo đồi mang thêm vật nặng 5kg, đánh quần vợt đơn, đánh quần vợt đôi, chạy bộ 9 - 10km/giờ, chạy bộ 12 - 15km/giờ...
Cần lưu ý rằng: việc luyện tập thể dục có tác dụng tích lũy, có nghĩa là có thể tập luyện với những khoảng thời gian ngắn trong ngày nhưng với tổng thời gian thực hiện tối thiểu 30 phút mỗi ngày cũng có tác dụng tương đương như việc tập luyện liên tục 30 phút. 
Khi khởi đầu của việc tập luyện thể dục, hãy luôn tâm niệm sự luyện tập này sẽ giúp giữ gìn cơ thể được cân đối và có tác dụng vô cùng to lớn đến chất lượng cuộc sống; ngăn ngừa tiến triển của các bệnh mãn tính, làm giảm nguy cơ xuất hiện và phát triển của rất nhiều bệnh tim mạch.
Khi khởi đầu của việc tập thể dục, hãy luôn tâm niệm sự luyện tập này sẽ giúp giữ gìn cơ thể được cân đối và có tác dụng vô cùng to lớn đến chất lượng cuộc sống; ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh mạn tính, làm giảm nguy cơ xuất hiện và phát triển của rất nhiều bệnh tim mạch.
Theo TTƯT.BS Nguyễn Võ Minh - Sức khỏe và Đời sống