Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Đông y điều trị rối loạn nhịp tim

Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân các thể bệnh sau đây để điều trị: khí âm lưỡng hư, âm hư hỏa vượng, tâm tỳ lưỡng hư và tỳ thận dương hư. Phương pháp thường dùng trị liệu là bổ ích khí huyết, điều lý âm dương, hóa đờm địch ẩm, hoạt huyết hóa ứ, dưỡng tâm an thần. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống là yếu tố quan trọng để điều trị rối loạn nhịp tim.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh
- Với thể khí âm lưỡng hư thì có triệu chứng người mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn uống ít, bụng đầy, người bứt rứt, khó ngủ hoặc ngủ hay mơ không ngon giấc. Phép trị là “bổ khí, dưỡng tâm”, dùng bài thuốc gồm các vị: mạch môn, nhân sâm, sinh địa 12g, huỳnh kỳ (chích mật), tiểu mạch 16g, chích cam thảo 8g, và 4 trái táo. Nếu có mất ngủ thì thêm sao táo nhân 16-20g, bá tử nhân 12g. Sắc uống chia 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 ngày.
Châm cứu cho bệnh nhân tại Bệnh viện Y học cổ truyền Phú Yên. Ảnh: Thu Hiền.
Châm cứu cho bệnh nhân tại Bệnh viện Y học cổ truyền Phú Yên. Ảnh: Thu Hiền.
Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: hà thủ ô 10g, táo đỏ 10 trái, đảng sâm 15g, gạo 100g, đường 30g. Hà thủ ô sấy khô, tán thành bột, táo rửa sạch, bỏ hột; đảng sâm cắt miếng, gạo vo sạch. Bỏ gạo, hà thủ ô, táo vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, rồi bỏ đảng sâm vào. Nấu sôi bằng lửa lớn, vặn lửa nhỏ lại nấu thêm 30 phút, rồi bỏ đường vào khuấy đều, nấu cho gạo nở hết thì dùng được. Ngày 1 lần, dùng thay bữa ăn sáng, mỗi lần ăn 50g cháo.
- Với thể âm hư hỏa vượng có triệu chứng hồi hộp, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức mỏi lưng... phép trị là “tư âm, giáng hỏa”, bài thuốc thường được dùng các vị: sinh địa, phục thần, bá tử nhân, táo nhân 16g, đảng sâm, đơn sâm, huyền sâm, thiên ma, quy đầu 12g, viễn chí, kiến cánh 8g, mạch môn 20g, ngũ vị 4g. Sắc uống chia 3 lần uống trong ngày, dùng liền 5-7 ngày.
- Với thể tâm tỳ đều hư người mệt mỏi, sắc mặt không tươi, ăn uống ít, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, hoa mắt... bài thuốc thường dùng là “quy tỳ thang gia giảm”, gồm các vị: đương quy, bạch truật, nhãn nhục 12g, đảng sâm, huỳnh kỳ 16g, chính cam thảo 4g, phục thần 10g, viễn chí, táo nhân (sao đen) - 8g, mộc hương 6g, thục địa 20g, sinh khương 5g, và 3 quả táo. Sắc uống chia 3 lần uống trong ngày, dùng liền 5 - 7 ngày.

- Với thể tỳ thận dương hư da khô kém tươi nhuận, phù toàn thân, người mệt mỏi, sắc mặt tái, các khớp đau nhức, lưng gối đau mỏi, ăn uống kém... dùng bài “phụ tứ lý trung thang gia giảm”, với những vị: đảng sâm, phục linh, bạch truật, bạch thược 12g, phụ thử 10g, chích thảo 8g, nhục quế 4g. Cách sắc (nấu) những bài thuốc trên như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc vào cùng 4 bát con nấu còn 1 bát, cho nước thuốc ra. Nước thứ 2 cho 3 bát nước vào tiếp nấu còn nửa bát. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.


Dùng “máy bơm insulin”, giảm tử vong do tim mạch

Theo một nghiên cứu của Thụy Điển, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 1 nếu sử dụng biện pháp bơm insulin sẽ có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn một nửa so với những người dùng phương pháp truyền thống là tiêm nhiều lần insulin hàng ngày.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên dữ liệu đăng ký của Swedish National Diabetes Register (Trung tâm Đăng ký bệnh ĐTĐ quốc gia Thụy Điển). Tổng cộng có 18.168 bệnh nhân ĐTĐ týp 1 được theo dõi từ năm 2005 - 2012. Phần lớn đã được sử dụng liệu pháp thông thường là tiêm insulin nhiều lần hàng ngày trong khi 2.441 bệnh nhân được sử dụng liệu pháp “bơm insulin”.
Cụ thể chính xác là cơ chế nào mà khi dùng biện pháp này đã dẫn đến việc làm giảm những nguy cơ tử vong bệnh tim mạch vẫn chưa được biết rõ và còn cần được làm sáng tỏ. BS. Isabelle Steineck cho biết, điều đó có thể một phần là do việc sử dụng máy bơm insulin thì các bệnh nhân thường được hướng dẫn và tư vấn, hiểu sâu rộng hơn về cách sử dụng máy bơm insulin cũng như về bệnh ĐTĐ, cách kiểm soát bệnh và kết hợp với việc theo dõi đường huyết thường xuyên hơn.
Một cơ chế đã được đề xuất để giải thích, đó là việc sử dụng liệu pháp bơm insulin sẽ cho kết quả làm mức độ đường trong máu ổn định hơn so với tiêm nhiều lần. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng việc sử dụng máy bơm insulin làm giảm tỷ lệ bệnh nhân bị tai biến tụt đường huyết do insulin - tụt đường huyết là một yếu tố nguy cơ tai biến tim mạch, đặc biệt là ở bệnh nhân có nguy cơ cao.


Chất lượng ngủ liên quan đến bệnh tim mạch

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, với người trưởng thành có chất lượng giấc ngủ kém sẽ có lượng canxi tập trung ở động mạch vành cao hơn khoảng 20% so với những người có chất lượng giấc ngủ tốt. Ngoài ra, những người ngủ không đủ giấc (dưới 5 giờ mỗi ngày) sẽ có mức canxi ở mạch vành cao hơn 50% so với những người ngủ 7 giờ mỗi ngày. Nhưng với người lớn ngủ quá nhiều (trên 9 giờ mỗi ngày) thì lại có mức canxi ở mạch vành cao hơn 70% so với những người ngủ 7 giờ/ngày.
Tác giả của nghiên cứu - GS. Yoosoo Chang, đồng lãnh đạo của các trung tâm nghiên cứu tại Bệnh viện Samsung Kangbuk, Hàn Quốc cho biết: Tương tự như vậy, số đo độ xơ cứng động mạch cho thấy một mô hình tương tự, những người có chất lượng giấc ngủ kém có động mạch bị xơ cứng hơn so với những người ngủ 7 giờ/ngày hoặc có chất lượng giấc ngủ tốt.
Tuy nhiên, các nhà điều tra nghiên cứu lưu ý rằng kết quả này có thể được đánh giá thấp do các dữ liệu về thời gian và chất lượng giấc ngủ đã được những đối tượng tham gia tự báo cáo.


Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

10 dấu hiệu thường gặp trước cơn đau tim 30 ngày

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Tuy nhiên nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo ban đầu trước khi cơn đau tim xảy ra.
Bệnh tim là nguyên nhân gây ra cái chết của 40% những trường hợp tử vong ở Mỹ, nhiều hơn tất cả các trường hợp tử vong do ung thư cộng lại. Tuy nhiên nếu để ý bạn sẽ phòng tránh được căn bệnh này, bởi có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo trước khi cơn đau tim thực sự xảy ra.
10 dấu hiệu thường gặp trước cơn đau tim 30 ngày
Trái tim là bộ phận làm việc miệt mài nhất trong cơ thể, nó liên tục bơm máu có oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận. Điều không may là một trong những cơ quan vận chuyển máu (động mạch) lại dễ gặp vấn đề nếu chúng ta không có một sức khỏe tốt, mắc các bệnh mạn tính, như mỡ máu, tăng huyết áp.... Bệnh động mạch vành được cho là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau tim, nhưng thực tế, có rất nhiều loại bệnh tim gây ra các cơn đau. Bất kể là nguyên nhân gì, các chuyên gia tim mạch cho biết, trong vòng 30 ngày hoặc ít hơn trước khi xảy ra một cơn đau tim, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng cảnh báo. Nhưng không phải ai cũng để ý và thường bỏ qua những dấu hiệu này.
Nhồi máu cơ tim thường bắt đầu từ từ, triệu chứng có thể từ nhẹ đến mạnh, tần xuất ít đến nhiều các cơn đau. Riêng những người bị bệnh tiểu đường thường không có triệu chứng hoặc các biểu hiện rất nhẹ. Triệu chứng của một cơn đau tim mỗi người một khác, các bác sĩ tim mạch cho biết, nếu có ít nhất 5 triệu chứng dưới đây, bạn cần phải đi gặp bác sĩ ngay.
10 dấu hiệu thường gặp trước cơn đau tim 30 ngày
1. Khó thở
Khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm, đặc biệt vào ban đêm khiến bạn phải tỉnh dậy, ngồi dậy là những dấu hiệu ban đầu của bệnh tim. Giáo sư Nieca Goldberg, Trung tâm y tế NYU Langone ở New York, Mỹ cho biết: “Đôi khi người ta bị một cơn đau tim nhưng không đau ngực hoặc đau kết hợp khó thở. Giống như người bệnh vừa mới chạy marathon ngay cả khi họ không đi lại." Trong một cơn đau tim, khó thở thường đi kèm với khó chịu ở ngực.
2. Chóng mặt, vã mồ hôi
Khi dòng máu đến não không đủ, nó ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nhồi máu cơ tim có thể gây choáng váng và mất ý thức, ngoài ra chóng mặt còn do nguyên nhân rối loạn nhịp tim gây ra. Khi không vận động và môi trường không quá nóng, mà bạn vã mồ hôi như tắm, điều này báo hiệu một cơn đau tim sắp đến.
10 dấu hiệu thường gặp trước cơn đau tim 30 ngày
3. Mệt mỏi
Khi bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức mỗi ngày, điều này kéo dài hàng tuần, đó có thể là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động thường ngày, bởi lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, ngay cả với những công việc đơn giản, nhẹ nhàng. Đối với phụ nữ, mệt mỏi bất thường hãy nghĩ tới một cơn đau tim sắp xảy ra, nhưng nếu cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi, đó có thể là triệu chứng của bệnh suy tim.
4. Đau ngực, lưng, vai, cánh tay và cổ
Triệu chứng phổ biến nhất trước mỗi đau tim là đau ở ngực. Cơn đau này thường báo hiệu một cơn đau tim thực sự sắp xảy ra. Khi cơn đau ngực đầu tiên xảy ra, hầu hết mọi người đều hoảng sợ, nhưng khi nó hết, người bệnh bỏ qua dấu hiệu ban đầu này và không đi bệnh viện kiểm tra. Thường sau các cơn đau ngực , người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau lan đến vai, cánh tay, và lưng. Nhồi máu cơ tim thường có liên hệ với đau cánh tay, có thể đau cả hai bên hoặc giữa hai xương bả vai.
10 dấu hiệu thường gặp trước cơn đau tim 30 ngày
5. Sưng, phù
Suy tim là do sự tích tụ dịch trong cơ thể. Điều này có thể gây ra sưng (thường ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, hoặc bụng), nhiều khi người bệnh thấy có cảm giác mình tăng cân đột ngột và mất cảm giác ngon miệng.
6. Điểm yếu không rõ nguyên nhân
Khoảng 1 vài tuần hoặc vài ngày trước khi cơn đau tim xảy ra, người bệnh thường cảm thấy yếu trong người. Phó trưởng khoa nghiên cứu Đại học y Arkansans, Mỹ, Jean C. McSweeney cho biết: "Một bệnh nhân nói với tôi, cô ấy cảm thấy như không thể giữ nổi một mảnh giấy giữa các ngón tay". Nó giống như việc bị cúm có hoặc không có chút sức lực nào nữa. Triệu chứng cảnh báo sớm này rất nhiều người găp phải nhưng cũng nhiều người bỏ qua. Thực tế đây là một biểu hiện sớm của một cơn đau tim trong tương lai.
7. Nhịp tim nhanh hoặc không đều
Các bác sĩ thường cho rằng không có gì đáng lo ngại nếu một người có một nhịp tim đập nhanh một thời điểm nào đó rồi trở lại bình thường. Nhưng một mạch nhanh hoặc không đều - đặc biệt là khi đi kèm với kiệt sức, chóng mặt, hoặc khó thở - có thể là bằng chứng sắp tới của một cơn đau tim, suy tim, hoặc rối loạn nhịp. Nếu không điều trị, một số rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến đột quỵ, suy tim, hoặc đột tử.
8. Tiêu hóa
Đau bụng không phải là triệu chứng hiếm gặp, trước những cơn đau tim, nhiều người thường cảm thấy khó chịu ở bụng, thậm chí nhiều trường hợp xuất hiện sưng bụng – thường là dấu hiệu liên quan đến suy tim. Vì suy tim thường ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, có cảm giác chán ăn, khó tiêu, hay ợ nóng.
10 dấu hiệu thường gặp trước cơn đau tim 30 ngày
9. Thay đổi tâm trạng
Nhồi máu cơ tim có thể gây ra sự lo lắng và căng thẳng hay thậm chí là một nỗi sợ hãi về cái chết cận kề. Những người sống sót cơn đau tim thường nói chuyện về việc “chết đi sống lại”, họ có cảm giác lo lắng về tính mạng của mình nhiều hơn.
10. Ho

Ho dai dẳng hoặc khò khè có thể là một triệu chứng của suy tim - đây được cho là nguyên nhân do sự tích tụ chất dịch trong phổi do bệnh suy tim gây nên. Trong một số trường hợp, người bị suy tim ho ra đờm có máu.

Phát hiện mới về nguy cơ bệnh tim

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Florida (Mỹ) vừa khám phá ra rằng, hiện tượng tự sát của tế bào chính là thủ phạm khiến tim của người cao tuổi dễ nhiễm bệnh. Cơ chế tự sát có vai trò quan trọng trong việc sa thải những tế bào “xấu” - như tế bào ung thư chẳng hạn - nhưng theo thời gian, nó cũng góp phần làm suy yếu chức năng tim mạch.
Khi tự sát, tế bào ngừng mọi chức năng, co lại và tự tiêu hủy. Rất khó xác định chính xác số lượng tế bào mất đi theo kiểu này. Tuy nhiên, theo ước tính, đàn ông có tuổi khỏe mạnh, không mắc bệnh tim hoặc tăng huyết áp bị mất khoảng 30% tế bào tim. Đó là do cơ thể họ giải phóng quá nhiều cytochrome, chất trực tiếp tham gia vào quá trình tự sát của tế bào.
Ở người trẻ tuổi, quá trình tự sát này được kiểm soát rất chặt chẽ khiến tim không mất quá nhiều tế bào.