Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

6 cách để vượt qua cơn đau tim khi ở một mình

Cùng tham khảo một số lời khuyên sau của các chuyên gia y tế để giúp bạn có thể vượt qua cơn đau tim khi ở một mình.

1. Nắm rõ triệu chứng bệnh của mình


Đã có nhiều ca tử vong khi cơn đau tim đến nhưng vì thiếu kiến thức nhận biết về bệnh lý. Do đó, bạn phải nắm tõ được triệu chứng của cơn đau tim đó như thế nào để bạn mới có khả năng nhận định và đối mặt với nó.

Đau tim - Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim mạch

Thông thường khi lên cơn đau tim cơ thể sẽ có một số biểu hiện như: Lồng ngực trái bị đau nhói như có người đè ép, bóp chặt lồng ngực, cảm giác đau không chỉ dừng lại ở đó mà nó có thể lan phần giữa xương ức đến quai hàm, đau xuống bả vai và tới cánh tay trái.

Khi xuất hiện cơn đau, ở một số trường hợp sẽ cảm thấy khó thở, thở dốc, toàn thân tím tái, vã mồ hôi hột, chóng mặt buồn nôn rồi ngất đi.

2. Nghỉ ngơi trong lúc này là cần thiết

Khi bị đau tim cần nghỉ tại nơi thoáng mát

Trong lúc này, hãy dừng tất cả mọi việc bạn đang làm dở như như lái xe, leo cầu thang bộ, vác vật nặng, chơi thể thao… hãy tìm cho mình không gian thoáng mát nhất, nơi có nhiều không khí trong lành để thuận tiện cho quá trình hô hấp.

Ngồi tựa lưng và đầu vào nơi có điểm tựa rồi hít thở thật sâu, thực hiện một cách từ từ và nhẹ nhàng giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường.

3. Sử dụng thuốc trợ tim


Đối với những người bị bệnh đau tim, nên xác định phải sống chung với bệnh, ngoài việc cần trang bị thêm một số kiến thức để xử lý tình huống lên cơn đau tim khi gặp phải, cần phải luôn mang theo thuốc trợ tim bên mình để phòng khi có sự số xảy ra.

Dùng thuốc trợ tim khi cần thiết

Hầu hết, các trường hợp đau tim là bệnh mạch vành (hay còn gọi là xơ vữa động mạch) do các cục máu đông hình thành và tạo thành những mảng bám trong lòng động mạch, khiến cho động mạch bị tắc nghẽn mạch, máu không thể nuôi lên đủ để nuôi tim.

Lúc này sử dụng thuốc sẽ tạm thời làm giãn mạch, chống phá cục máu đông, do vậy với những người đã trải qua những cơn đau tim trước đó, hãy luôn chuẩn bị thuốc sẵn cho mình khi làm việc, chơi thể thao, du lịch… và uống ngay một vài viên khi lên cơn đau. 

Đây là cách tốt nhất để chống lại cơn đau.

4. Hãy cố gắng cho mọi người biết tình trạng sức khỏe của bạn

Gọi cấp cứu kịp thời nếu cơn đau kéo dài

Trong trường hợp bạn ngồi nghỉ lâu mà vẫn không hết cơn đau, vẫn khó thở hãy cố gắng làm mọi cách để cho mọi người biết mình đang bị đau tim, hoặc gọi điện cho 115 để cấp cứu kịp thời.

5. Chủ động tìm gặp bác sĩ

Gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời

Trong trường hợp, nếu bạn đã vượt qua được cơn đau tim, ngay sau đó hãy chủ động tới gặp bác sĩ để có giải pháp để điều trị lâu dài và làm theo lời khuyên để hồi phục sức khỏe toàn trạng.

6. Phòng bệnh chủ động

Để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay có thể sống khỏe cùng căn bệnh đau tim, ngay từ bây giờ hãy nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt có hại cho sức khỏe. Hạn chế sử dụng quá nhiều chất đạm từ động vật, tránh xa khói thuốc và chất kích thích gây hại cho tim.

Thay vào đó hãy tăng cường sử dụng nhiều chất xơ, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, tăng cường hoạt động thể chất để cơ thể được dẻo dai, đào thải độc tố có hại cho cơ thể.

Tìm đến sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe tim mạch, bởi thuốc tây sử dụng với thời gian dài sẽ để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, gây hại cho sức khỏe.

Với những bệnh lý về tim mạch nên điều trị từ căn nguyên gây bệnh từ bên trong để mang lại hiệu quả lâu dài trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh, giúp giảm nguy cơ biến chứng của một cơn đau tim kế tiếp.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét