Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Rối loạn thần kinh tim có phải là bệnh tim?

Bệnh rối loạn thần kinh tim là dạng đặc biệt của rối loạn thần kinh thực vật.


Với các dấu hiệu: tim đập nhanh, chậm hay bỏ nhịp, dễ hồi hộp, trống ngực, khó thở, đau thắt ngực trái, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ mơ, kèm theo chóng mặt, nhức đầu, mỏi cơ bắp, đổ mồ hôi. Đây không phải là bệnh tim thực thể, bởi tim không bị tổn thương thật sự.

Ai là người dễ bị bệnh rối loạn thần kinh tim?

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim chưa được xác định rõ ràng. Nhưng tất cả những vấn đề có thể gây ra sự thay đổi cảm xúc, tâm trạng, hay những chấn thương tâm lý đều là nhân tố chính kích hoạt những nhịp đập bất thường. Do đó, những người hay gặp stress, làm việc quá sức, rối loạn lo âu, ít vận động, sử dụng chất kích thích,… đều là đối tượng dễ bị rối loạn thần kinh tim. Bệnh thường gặp ở người trẻ có độ tuổi 18 – 40, hoặc ở phụ nữ mãn kinh.

Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?

Triệu chứng rối loạn thần kinh tim rất phổ biến, nhưng chỉ những rối loạn nhịp không đi kèm với những tổn thương thực thể tại tim mới được xác định là bệnh rối loạn thần kinh tim.

Bệnh này đôi khi được cho là “bệnh giả vờ”, bởi nó có các triệu chứng giống hệt như dấu hiệu của một cơn đau tim, nhưng chúng có thể biến mất không để lại dấu vết khi thăm khám. Bệnh ít gây các biến chứng nguy hiểm, nhưng sự hiện diện của chúng rất thường xuyên bởi yếu tố cảm xúc và ngoại cảnh làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh dễ mắc trầm cảm, bởi tâm trạng chán nản, mệt mỏi, thiếu sức sống vì tim đập nhanh một cách thường xuyên. Tất cả những điều đó tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp.

Roi loan than kinh tim co phai la benh tim?
Chăm sóc tâm lý là điều cần thiết với người mắc rối loạn thần kinh tim
Đối phó với bệnh rối loạn thần kinh tim

Rối loạn thần kinh tim không chỉ gây ra các triệu chứng giống như bệnh tim thực thể mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bệnh, bởi những mệt mỏi triền miên và lo lắng kéo dài.Do đó, việc điều trị chứng bệnh này cần kết hợp nhiều yếu tố:

- Chăm sóc tinh thần: Người bệnh cần hiểu rằng việc điều trị phải có thời gian, không nên lo lắng, bi quan về tình trạng bệnh.

- Thay đổi lối sống: Loại bỏ các chất kích thích, các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý.. Đồng thời phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, yoga, thiền, tập thái cực quyền, cũng là cách tốt để bình ổn hệ thần kinh tim.

- Sử dụng thuốc: Thuốc dùng trong điều trị bao gồm thuốc an thần, chống trầm cảm, chẹn beta giao cảm (beta-blocker)… Tuy nhiên, thời gian sử dụng sẽ tỉ lệ thuận với nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn. Trong nhiều trường hợp, chính thuốc điều trị rối loạn nhịp tim lại làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để đối phó với rối loạn thần kinh tim cần loại bỏ stress để giảm sự phản ứng quá mức của hệ thần kinh giao cảm, nhằm ngăn chặn lo lắng và thúc đẩy cảm giác thư giãn, ổn định hoạt động của tim. Hai hoạt chất matrin và oxymatrin trong cây Khổ sâm được các nhà khoa học chú ý bởi tác dụng làm ổn định nhịp tim.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy matrin và oxymatrin có tác động tương tự như nhóm chẹn beta giao cảm ức chế tiết quá trình gây co mạch (adrenalin) nên giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, giảm nhịp tim hiệu quả. Các hoạt chất sinh học có trong Khổ sâm có lợi thế hơn hẳn so với nhóm chẹn beta, vì ức chế chọn lọc trên cơ tim nên không gây co thắt phế quản hay hạ nhịp tim quá mức

Ở Việt Nam, Khổ sâm được kết hợp với một số thành phần giúp ổn định dẫn truyền thần kinh tim như Taurine, Magie cùng với nhiều thảo dược có lợi cho tim để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng do rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim gây ra.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường catheter


I. MỞ ĐẦU
Triệt đốt các rối loạn nhịp tim sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông tim (radiofrequency catheter ablation - thường gọi là đốt điện) được xem là một trong những thành tựu nổi bật nhất của chuyên ngành rối loạn nhịp trong hơn ba thập niên qua. 
Từ một kỹ thuật mang tính thử nghiệm vào những năm 80 của thế kỷ trước đã phát triển nhanh chóng thành phương pháp điều trị được áp dụng rộng rãi ở các trung tâm tim mạch trên phạm vi toàn thế giới 10 năm sau đó và hiện nay là lựa chọn hàng đầu trong điều trị nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau. 
Kỹ thuật đốt điện dựa trên cơ sở sử dụng những ống thông (catheter) chuyên biệt luồn vào trong các buồng tim để triệt bỏ định khu các cấu trúc tim mạch cần thiết cho việc khởi phát và duy trì các rối loạn nhịp tim. 
Trong những năm đầu ở giai đoạn mới phát triển kỹ thuật, đốt điện sử dụng dòng điện một chiều với hiệu điện thế cao phóng trực tiếp vào các cấu trúc tim mạch (DC shock) với nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật và tỉ lệ biến chứng còn cao.
Sau đó, năng lượng tần số radio (radiofrequency energy) đã được sử dụng để thay thế dòng điện một chiều và trở thành loại năng lượng phổ biến trong các thủ thuật đốt điện hiện nay. 
Bên cạnh năng lượng tần số radio, các loại năng lượng khác như siêu âm (ultrasound), vi sóng (microwave), nhiệt lạnh (cryothermal enery), tia lazer… cũng đang được nghiên cứu ứng dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim.
Cơ sở vật lý của đốt điện là năng lượng sóng radio các với dao động tần số rất cao (khoảng 500 KHz tức 500.000 dao động/ giây) đi vào vùng mô tim tiếp xúc với đầu ống thông, các ion trong mô tim sẽ dao động theo và sinh nhiệt do ma sát gây tăng nhiệt độ. 
Khi nhiệt độ tăng lên tới 60 - 70 độ C sẽ gây tổn thương protein không hồi phục và do vậy gây mất đặc tính sinh học của mô tim, đây là cơ sở của việc triệt bỏ các ổ ngoại vị hoặc các đường dẫn truyền bất thường đóng vai trò là cơ chất gây rối loạn nhịp tim.
Các nghiên cứu cho thấy, chính vì dao động với tần số rất nhanh nên năng lượng tần số radio không kích thích tim gây các rối loạn nhịp và không gây cảm giác đau cho người bệnh. Đặc tính gây nóng mô bằng ma sát do dao động của các ion chứ không phải truyền nhiệt trực tiếp qua đầu ống thông cho phép khu trú tổn thương mô tim trong vòng vài milimet đường kính và độ sâu nên việc triệt đốt rất đặc hiệu và an toàn. 
Quá trình đốt điện được kiểm soát bởi đồng thời nhiều thông số như cường độ năng lượng đốt, nhiệt độ và điện trở mô… hệ thống ngắt tự động sẽ được kích hoạt nếu các thông số này vượt qua ngưỡng an toàn được cài đặt. Thường thì cường độ năng lượng đốt thay đổi từ 10 - 50 W, nhiệt độ đầu ống thông đốt được duy trì khoảng 60 - 70 độ C và trở kháng mô dao động từ 80 - 120 Ohm.
Hình 1: Lược đồ mô tả đường kính và độ sâu tổn thương mô tim gây ra do năng lượng tần số radio. Đường kính tổn thương: 5-10 mm, vùng cơ tim bị đốt nóng nhất có độ sâu khoảng 1 mm.
Hình 2: Tổn thương mô tim gây ra bởi năng lượng tần số radio là các vùng nội mạc bị biến mầu do nhiệt độ (mũi tên)
Hiện nay, đốt điện được chỉ định cho phần lớn các rối loạn nhịp tim nhanh. So với điều trị nội khoa kinh điển và các phương pháp khác, đốt điện là điều trị mang tính triệt để, an toàn và có lợi về tính chi phí - hiệu quả, đặc biệt về mặt dài hạn.
II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
2.1. Chỉ định
Chỉ định chi tiết của thủ thuật đốt điện sẽ được đề cập trong từng chuyên đề cụ thể trong cuốn sách này. Chỉ định đốt điện trước hết dựa trên tính hiệu quả - nguy cơ của thủ thuật và tiếp đó là sự lựa chọn của bệnh nhân trong trường hợp điều trị thuốc vẫn có kết quả. 
A. Hiện nay, có ba chỉ định được xếp loại I (khuyến cáo áp dụng):
  • Các cơn tim nhanh trên thất (supraventricular tachycardia) có triệu chứng do các cơ chế:
  • Tim nhanh vào lại nút nhĩ thất.
  • Tim nhanh vào lại nhĩ thất qua đường dẫn truyền phụ (hội chứng WPW)
  • Tim nhanh nhĩ một ổ khởi phát
  • Cuồng nhĩ (đặc biệt cuồng nhĩ điển hình bên phải)
  • Rung nhĩ gây triệu chứng và không đáp ứng với ít nhất một thuốc chống rối loạn nhịp tim, bao gồm hai kỹ thuật:
  • Cô lập các tĩnh mạch phổi kết hợp với các kỹ thuật triệt đốt khác trong nhĩ trái/phải.
  • Cắt đốt bộ nối nhĩ thất nhằm khống chế tần số thất.
  • Tim nhanh thất có triệu chứng, bao gồm:
  • Tim nhanh thất vô căn
  • Tim nhanh thất trên nền bệnh tim thực tổn: trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh nhân không dung nạp được thuốc chống rối loạn nhịp hoặc ở bệnh nhân đã cấy máy phá rung tự động (ICD) nhằm giảm số lần phải shock điện.
B. Các trường hợp khác có thể chỉ định đốt điện:
  • Nhịp xoang nhanh gây triệu chứng và không đáp ứng với điều trị nội khoa.
  • Ngoại tâm thu thất hoặc nhĩ gây triệu chứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Nhịp nhanh bộ nối có triệu chứng
C. Các chỉ định đang được nghiên cứu:
  • Tim nhanh thất đa hình thái
  • Rung thất
2.2. Chống chỉ định:
A. Các chống chỉ định chung của các thủ thuật tim mạch can thiệp khác: nhiễm trùng tiến triển, bệnh lý nội khoa nặng, rối loạn đông máu nặng...
B. Một số chống chỉ định đặc thù:
  • Huyết khối trong nhĩ trái, thất trái là chống chỉ định của đốt điện trong các buồng tim bên trái.
  • Van nhân tạo là chống chỉ định với các kỹ thuật đốt điện cần phải đưa ống thông qua van.
  • Phụ nữ có thai (vì nguy cơ nhiễm tia X cho mẹ và con).
III. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
Chuẩn bị bệnh nhân trước thủ thuật cũng tương tự như thủ thuật thăm dò điện sinh lý học tim. Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, ghi điện tâm đồ 12 chuyển đạo, xét nghiệm công thức máu, đông máu cơ bản, sinh hóa máu (chức năng thận, điện giải đồ…), làm siêu âm tim và các thăm dò cần thiết khác.
Bệnh nhân phải ngừng các thuốc chống loạn nhịp hoặc có ảnh hưởng tới đặc tính điện sinh lý tim ít nhất 5 lần thời gian bán hủy của thuốc trước thủ thuật.
Ngừng các thuốc chống đông hoặc điều chỉnh liều về giới hạn an toàn nhằm tránh nguy cơ chảy máu.
Bệnh nhân có thể ăn nhẹ vào bữa ăn trước giờ làm thủ thuật trừ trường hợp cần phải gây mê toàn thân (đốt rung nhĩ…). 
Bệnh nhân phải ký giấy cam kết trước khi tiến hành thủ thuật. 
Vô cảm chỉ cần gây tê tại chỗ bằng lidocain. Gây mê toàn thân trong trường hợp bệnh nhân là trẻ nhỏ hoặc trong một số thủ thuật đốt điện kéo dài nhiều giờ (rung nhĩ, tim nhanh thất).
IV. KỸ THUẬT
Thủ thuật đốt điện được tiến hành trong phòng thông tim (catheterization laboratory) với các trang thiết bị chuyên dụng như máy chụp mạch với màn tăng sáng, hệ thống thăm dò điện sinh lý học tim và máy phát năng lượng tần số radio. 
Hình 3: Máy phát năng lượng tần số radio, với các nút điều chỉnh và màn hình hiển thị các thông số triệt đốt: nhiệt độ, trở kháng mô, thời gian đốt.
Thông thường, đốt điện sẽ được tiến hành đồng thời với thủ thuật thăm dò điện sinh lý học tim.
2 đến 5 điện cực chẩn đoán (diagnostic catheter) sẽ được đưa vào các buồng tim qua đường tĩnh mạch đùi bên phải và tĩnh mạch dưới đòn bên trái. Các vị trí đặt điện cực chẩn đoán bao gồm: điện cực vùng cao nhĩ phải, vùng mỏm thất phải, điện cực bó His, điện cực xoang vành.
Cùng với điện tâm đồ bề mặt 12 chuyển đạo thông dụng, việc ghi các điện đồ trong buồng tim và kích thích tim theo chương trình cho phép chẩn đoán chính xác cơ chế, bản chất các rối loạn nhịp tim và đặc biệt là các cơ chất gây rối loạn nhịp (substrate), đó có thể là một ổ ngoại vị ở tâm thất hoặc tâm nhĩ hoặc có thể là một đường dẫn truyền bất thường. 
Khi cơ chất của rối loạn nhịp đã được xác định, một loại ống thông khác sẽ được sử dụng là các ống thông đốt (ablation catheter), được thiết kế đặc biệt để vừa có thể ghi được các điện đồ vừa đưa năng lượng tần số radio vào các mô tim nơi đầu điện cực tiếp xúc. 
Đặc tính có thể gấp duỗi được (steerable) của ống thông cho phép các bác sĩ can thiệp có thể luồn ống thông đốt vào các vị trí khác nhau trong các buồng tim nơi có cơ chất gây loạn nhịp để triệt đốt.
Hình 4: Đầu ống thông đốt (ablation catheter), bản điện cực đầu xa có độ dài 4 hoặc8 mm, là nơi tiếp xúc với mô tim được triệt đốt.
Ống thông triệt đốt trong các buồng tim bên phải thường được đưa qua đường tĩnh mạch đùi bên phải. Ống thông triệt đốt trong các buồng tim bên trái có thể đưa qua đường động mạch đùi trái đi ngược dòng vào thất trái qua động mạch chủ hoặc qua đường chọc xuyên vách liên nhĩ.
4.1. Triệt đốt đường dẫn truyền phụ trong Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) và cơn tim nhanh vào lại nhĩ thất.
Hội chứng WPW liên quan tới sự tồn tại một đường dẫn truyền bất thường (đường dẫn truyền phụ - accessory pathway) nối liền tâm nhĩ và tâm thất bên cạnh đường dẫn truyền bình thường qua nút nhĩ thất. 
Trong trường hợp điển hình, đường dẫn truyền phụ có thể dẫn truyền xung động theo chiều xuôi từ nhĩ xuống thất hoặc cả hai chiều, điện tâm đồ bề mặt đặc trưng bởi khoảng PR ngắn (< 120 ms), phức bộ QRS giãn rộng (>120 ms) và sóng delta ở đầu phức bộ QRS. Đường dẫn truyền phụ chỉ dẫn theo chiều ngược từ thất lên nhĩ gọi là đường ẩn (concealed accessory pathway). 
Hình 5: Điện tâm đồ bề mặt của hội chứng WPW điển hình với đường dẫn truyền phụ ở vùng trước vách bên phải.
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng WPW là các cơn tim nhanh vào lại nhĩ-thất thông qua đường dẫn truyền phụ. Bình thường xung động phát ra từ nút xoang gây khử cực hai tâm nhĩ trước sau đó đi qua nút nhĩ thất gây khử cực tâm thất rồi tự tắt. 
Khi tồn tại đường dẫn truyền phụ, xung động này sẽ đi ngược qua đó, vào lại tâm nhĩ gây cơn nhịp nhanh với tần số từ 140 - 220 ck/ph. Mặt khác, hội chứng WPW đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp rung nhĩ, các xung động tần số rất cao từ tâm nhĩ sẽ đi qua đường dẫn truyền phụ xuống khử cực tâm thất lầm tâm thất đập rất nhanh (có thể lên tới 300 ck/ph) gây tụt huyết áp, có khi tử vong.
Hình 6: Cơn tim nhanh vào lại nhĩ thất (AVRT). Ở chuyển đạo V1 nhìn rõ sóng P dẫn truyền ngược đi sau phức bộ QRS với RP < PR.
Kỹ thuật triệt đốt đường dẫn truyền phụ dựa trên việc đưa đầu ống thông đốt tới tiếp xúc với một điểm trên vòng van hai lá hoặc ba lá nơi có đường dẫn truyền phụ đi qua. Tiếp cận vòng van ba lá bằng đường tĩnh mạch đùi, tiếp cận vòng van hai lá bằng đường ngược dòng động mạch chủ qua động mạch đùi hoặc qua đường xuyên vách liên nhĩ. 
Đường dẫn truyền phụ được định vị (mapping) dựa vào các điện đồ trong buồng tim trong lúc nhịp xoang, trong lúc cơn tim nhanh vào lại nhĩ thất hoặc trong lúc tạo nhịp thất và dựa vào hỉnh ảnh giải phẫu trên X quang.
Hình 7: Vị trí các ống thông trên hình ảnh X quang trong triệt đốt đường dẫn truyền phụ: NP: điện cực cùng cao nhĩ phải, His: điện cực vị trí bó His, XV: điện cực xoang vành, TP: điện cực mỏm thất phải, Abl: điện cực triệt đốt được đưa vào thất trái ngược chiều qua van động mạch chủ và cắm vào vòng van hai lá nơi có đường dẫn truyền phụ nhĩ - thất đi qua.

Hình 8: Triệt đốt đường dẫn truyền phụ điển hình trong lúc nhịp xoang. Kết quả xuất hiện ngay sau 372 ms (hết hình ảnh WPW), điện đồ vị trí đích (trong ô vuông đỏ) có sóng nhĩ đi trước và trộn lẫn với sóng thất.
Hình 9: Triệt đốt đường dẫn truyền phụ điển hình trong lúc tạo nhịp thất phải. Kết quả xuất hiện ngay sau 540 ms (xuất hiện hình ảnh phân ly thất-nhĩ), điện đồ vị trí đích (trong ô vuông đỏ) có sóng thất đi trước và sóng nhĩ đi ngay sát sau sóng thất.
Tỉ lệ thành công của phương pháp đốt điện trong hội chứng WPW có thể đạt tới 90-95%, tỉ lệ tái phát thường thấp < 5%.
4.2. Cơn tim nhanh do vòng vào lại vùng nút nhĩ thất 
Là loại tim nhanh kịch phát trên thất thường gặp nhất trên lâm sàng. Cơ chất của rối loạn nhịp này là sự tồn tại đường dẫn truyền kép ở vùng nút nhĩ thất và mô nhĩ lân cận bao gồm một đường dẫn truyền nhanh (fast pathway) và một đường dẫn truyền chậm (slow pathway). 
Khi có điều kiện thuận lợi về điện học (như có ngoại tâm thu), xung động đi qua đường chậm có thể quay lại đường nhanh khép kín một vòng vào lại gây cơn tim nhanh với tần số từ 120-240 ck/ph.
Hình 10: Điện tâm đồ bề mặt của cơn tim nhanh vào lại nhĩ thất kiểu chậm-nhanh. Không thấy rõ hình ảnh sóng P do bị lẫn vào phức bộ QRS
Điều trị cơn tim nhanh vào lại nút nhĩ thất dựa trên cơ sở việc triệt đốt một trong hai đường dẫn truyền qua nút nhĩ thất, đường nhanh hoặc đường chậm. 
Ngày nay, hầu hết các trung tâm tim mạch trên thế giới đều đồng thuận việc triệt bỏ đường chậm vì có tỉ lệ thành công cao hơn và ít biến chứng gây blốc nhĩ thất hơn. 
Ống thông đốt sẽ được đưa qua tĩnh mạch đùi tới vị trí triệt đốt đường dẫn truyền chậm ở vùng mô nhĩ phải nằm giữa bờ van hai lá và lỗ xoang tĩnh mạch vành, cách nút nhĩ thất khoảng 1 - 2 cm (còn gọi là vùng đáy tam giác Koch). Xác định vị trí đường chậm dựa vào điện đồ ghi được tại đầu điện cực đốt và hình ảnh giải phẫu trên X quang.
Hình 11: Vị trí các ống thông trên hình ảnh X quang trong triệt đốt đường chậm ở tư thế nghiêng trái 30 độ (trái) và nghiêng phải 30 độ (phải): NP: điện cực cùng cao nhĩ phải, His: điện cực vị trí bó His, XV: điện cực xoang vành, TP: điện cực mỏm thất phải, Abl: điện cực triệt đốt được đưa vào vùng đáy của tam giác Koch, dưới vị trí điện cực bó His khoảng 2 cm và ngang mức với lỗ xoang vành.
Hình 12: Triệt đốt đường chậm. Điện đồ vị trí đích (trong ô vuông đỏ) hình ảnh sóng nhĩ nhiều thành phần, biên độ thấp đi trước sóng thất, tỉ lệ biên độ sóng nhĩ/thất là 1/5. Kết quả triệt đốt đường chậm thành công thể hiện bằng sự xuất hiện nhịp bộ nối gia tốc ngay sau khi phát năng lượng tần số radio.
Tỉ lệ thành công của phương pháp đốt điện trong trường hợp này có thể lên tới 98-99%, biến chứng blốc nhĩ thất rất hiếm gặp (khoảng 1%).
4.3. Cuồng nhĩ và tim nhanh nhĩ đơn ổ
Cơ chế là do các vòng vào lại trong cơ nhĩ hoặc các ổ ngoại vị bất thường ở nhĩ trái hoặc nhĩ phải. Đốt điện các rối loạn nhịp này dựa trên cơ sở cắt đứt các vòng vào lại hoặc triệt bỏ các ổ ngoại vị. Triệt đốt trong nhĩ phải được thực hiện bằng cách đưa ống thông đốt qua đường tĩnh mạch đùi, triệt đốt trong nhĩ trái cần phải chọc vách liên nhĩ hoặc luồn ống thông từ nhĩ phải qua lỗ bầu dục. 
Hiện nay, đốt điện điều trị các cơn cuồng nhĩ (nhất là cuồng nhĩ không điển hình) và tim nhanh nhĩ được thực hiện dễ dàng hơn nhờ hệ thống lập bản đồ điện học và giải phẫu ba chiều các buồng tim (CARTO, En Site…). 
Hệ thống sẽ tái tạo đặc điểm giải phẫu tâm nhĩ cũng như trình tự hoạt hoá điện học trong cơn nhịp nhanh, do vậy giúp cho việc xác định cơ chất gây rối loạn nhịp một cách chính xác. Các tổng kết từ nhiều trung tâm cho thấy, hiện nay tỉ lệ thành công của đốt điện trong điều trị cuồng nhĩ điển hình đạt tới 90 - 95%.
Hình 13: Vị trí các ống thông trên hình ảnh X quang trong triệt đốt cuồng nhĩ điển hình: NP: điện cực cùng cao nhĩ phải, His: điện cực vị trí bó His, XV: điện cực xoang vành, HALO: điện cực trong buồng nhĩ với nhiều cặp điện cực, Abl: điện cực triệt đốt được đưa vào vùng eo van ba lá (ishmus) nằm ở vùng đáy nhĩ phải.
4.4. Tim nhanh thất đơn dạng và ngoại tâm thu thất
Phần lớn có nguồn gốc từ đường ra thất phải hoặc ở vách liên thất bên trái, thường xảy ra trên những người không có bệnh lý tim mạch thực tổn. Cơn tim nhanh thất có nguồn gốc từ đường ra thất phải biểu hiện trên điện tâm đồ với QRS có dạng blốc nhánh trái và trục điện tim quay xuống dưới, cơn tim nhanh thất có nguồn gốc từ mặt trái vách liên thất có điện tâm đồ với dạng blốc nhánh phải và trục điện tim hướng lên trên. 
Ngoài ra, tim nhanh thất/ ngoại tâm thu thất vô căn còn có thể khởi phát từ những vị trí khác như xoang Valsalva, trên van động mạch phổi, vòng van ba lá, vị trí cạnh bó His, vòng van hai lá… 
Triệt đốt các cơn tim nhanh thất được thực hiện bằng cách đưa ống thông đốt vào trong các buồng thất qua đường tĩnh mạch hoặc động mạch đùi hoặc qua đường xuyên vách liên nhĩ. Ổ ngoại vị được xác định bằng vị trí ghi được điện thế hoạt hoá nội mạc sớm nhất (earliest activation mapping) hoặc bằng phương pháp tạo nhịp (pace mapping).
Hình 14: Vị trí các ống thông trên hình ảnh X quang trong triệt đốt ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra thất phải trên góc nghiêng phải 30 độ: Pig: ống thông Pigtail chụp buồng thất phải, Abl: điện cực triệt đốt được đưa vào vùng đường ra thất phải, ngay dưới van động mạch phổi
Hình 15: Triệt đốt ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra thất phải. Xác định vị trí ổ khởi phát bằng phương pháp tạo nhịp thất (pace mapping). Đầu điện cực đốt đã đặt đúng vào ổ ngoại vị nên khi tạo nhịp qua điện cực đốt sẽ gây ra được các phức bộ QRS giống với ngoại tâm thu xuất hiện tự phát 12/12 chuyển đạo.
Hình 16: Vị trí các ống thông trên hình ảnh X quang trong triệt đốt ngoại tâm thu thất khởi phát từ xoang Valsalva trên góc nghiêng trái 30 độ: XV: điện cực xoang vành, Pig: ống thông Pigtail chụp xoang Valsalva, Abl: điện cực triệt đốt được đưa vào trong lòng xoang Valsalva lá vành trái, phía trên khoảng 1 cm là lỗ xuất phát của thân chung động mạch vành trái.
Hình 17: Triệt đốt ngoại tâm thu thất khởi phát từ xoang Valsalva lá vành trái. Xác định vị trí ổ khởi phát bằng phương pháp ghi điện thế sớm nhất. Điện thế thất ghi được ở vị trí đầu điện cực đốt sớm hơn phức bộ QRS trên điện tâm đồ bề mặt 51 ms.
Hiện này, tỉ lệ thành công của đốt điện đối với các cơn tim nhanh thất đơn dạng/ ngoại tâm thu thất vô căn vào khoảng > 90%.
Đối với các cơn tim nhanh thất trên nền bệnh tim thiếu máu cục bộ, do cơ chất gây loạn nhịp phức tạp, liên quan đến các vùng cơ tim thiếu máu hoặc tổ chức sẹo sau hoại tử cơ tim nên kỹ thuật triệt đốt thường quy như trên gặp khó khăn và có tỉ lệ thành công thấp. 
Hiện nay, sử dụng hệ thống lập bản đồ điện học và giải phẫu ba chiều sẽ xác định vùng cơ tim hóa sẹo ở tâm thất giúp định hướng cho thủ thuật triệt đốt, tiếp cận ngoại mạc bên cạnh tiếp cận nội mạc đã giúp nâng cao đáng kể tỉ lệ thành công.
Hình 18: Hình ảnh tái tạo trên không gian ba chiều bản đồ giải phẫu-điện học buồng thất trái với vùng sẹo cơ tim ở vùng trước rộng (màu đỏ), là cơ chất gây ra cơn tim nhanh thất. Các chấm màu đỏ là các điểm triệt đốt xung quanh vùng tổ chức sẹo.
4.5. Rung nhĩ
Kỹ thuật đốt điện trong rung nhĩ dựa trên cơ sở tái tạo hình ảnh giải phẫu ba chiều tâm nhĩ trái và các tĩnh mạch phổi, việc kết hợp kỹ thuật tái tạo dựa trên catheter với hình ảnh chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) giúp tái tạo hình ảnh giải phẫu chính xác và chi tiết hơn.
Đốt điện được chứng minh hiệu quả cao nhất đối với các cơn rung nhĩ kịch phát. Cơ chất chủ yếu là các ổ ngoại vị nằm trong các tĩnh mạch phổi. Kỹ thuật triệt đốt dựa trên cơ sở cắt đứt các sợi cơ tim nối liền giữa tâm nhĩ và các tĩnh mạch phổi để các ổ ngoại vị không thể phát xung động lan vào tâm nhĩ trái. 
Triệt đốt trong tâm nhĩ trái thường sử dụng các ống thông với các lỗ bên để truyền dịch làm lạnh mô nhĩ (irrigated catheter hay cool-flow catheter), công nghệ này giúp cho năng lượng tần số radio có thể truyền được sâu hơn vào mô nhĩ gây nên các tổn thương xuyên thành (transmural lesion) nhờ vậy có thể cô lập được triệt để hơn các tĩnh mạch phổi. Bên cạnh đó đốt điện kết hợp tưới lạnh giúp làm giảm đáng kể tỉ lệ biến chứng thủng tâm nhĩ.
Hình 19: Đầu ống thông đốt với các lỗ bên để tưới dịch làm lạnh mô (irrigated ablation catheter), catheter này có thể giúp đưa được năng lượng tần số radio thấm sâu hơn, tạo nên những tổn thương xuyên thành tâm nhĩ.
Tỉ lệ thành công của thủ thuật đối với rung nhĩ kịch phát theo tổng kết từ các trung tâm là khoảng 70 - 85%.
Đối với rung nhĩ dai dẳng và mạn tính, bên cạnh các ổ ngoại vị, cơ chất còn có sự tham gia của các vùng mô ở nhĩ trái, kỹ thuật triệt đốt thường phải kết hợp thêm các đường đốt cô lập khác trong nhĩ trái giống như phẫu thuật Maze (linear ablation) và/hoặc triệt đốt các vùng mô nhĩ có phức bộ điện học phân mảnh phức tạp (CFAE hay CAFE).
Hình 20: Hình ảnh tái tạo ba trên không gian ba chiều tâm nhĩ trái và 4 tĩnh mạch phổi. Kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ kịch phát dự trên cô lập 4 tĩnh mạch phổi bằng các đường đốt điện liên tiếp nhau (các chấm màu đỏ). 
Tỉ lệ thành công của đốt điện đối với rung nhĩ mạn tính thấp hơn (khoảng 50% hoặc thấp hơn). Khoảng 25% số bệnh nhân cần 2 hoặc nhiều hơn số lần làm thủ thuật mới có thể duy trì nhịp xoang hiệu quả. Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ đốt điện, rung nhĩ mạn tính vẫn còn là một thách thức lớn và đòi hỏi tiếp tục có những nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong tương lai.
V. BIẾN CHỨNG

Biến chứng nặng của đốt điện gặp trong khoảng 3% số ca thủ thuật và tùy thuộc nhiều vào loại chỉ định. Tỉ lệ biến chứng cao hơn ở các thủ thuật điều trị rung nhĩ, tim nhanh thất và nhìn chung rất thấp ở các trường hợp tim nhanh trên thất. Trong đó, tai biến tắc mạch, huyết khối chiếm khoảng 1%, tử vong chiếm khoảng 0,1 - 0,2%.
5.1. Các biến chứng tại tim:
  • Block nhĩ thất độ cao
  • Thủng tim gây tràn máu màng tim (cao nhất ở thủ thuật đốt điện rung nhĩ: khoảng 3-6%).
  • Tắc động mạch vành, co thắt động mạch vành
  • Viêm màng ngoài tim
  • Tổn thương van tim
5.2. Biến chứng mạch máu
  • Chảy máu vào phúc mạc
  • Tụ máu chỗ chọc mạch
  • Tổn thương nội mạc mạch máu
  • Tai biến mạch não
  • Tụt huyết áp
  • Tắc mạch do cục máu đông hay do khí
5.3. Biến chứng phổi
  • Tăng áp động mạch phổi, ho máu do hẹp tĩnh mạch phổi (sau đốt điện rung nhĩ)
  • Tràn máu màng phổi (thường liên quan đến chọc tĩnh mạch dưới đòn)
5.4. Các biến chứng khác
  • Dò nhĩ trái – thực quản (đặc biệt trong đốt rung nhĩ)
  • Kích ứng dạ dày
  • Liệt cơ hoành
  • Bỏng da do tia X
  • Nhiễm trùng tại vị trí chọc mạch
  • Rối loạn nhịp tim
5.5. Nguy cơ nhiễm xạ
  • Nguy cơ nhiễm xạ của thủ thuật đốt điện nhìn chung là thấp.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Bài thuốc từ khoai tây tốt cho dạ dày và tim mạch


Theo nhiều nghiên cứu, khoai tây chứa nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2, phốt pho, riêng khoai tây nấu chín cung cấp hàm lượng vitamin C khá cao.

Bên cạnh tác dụng làm đẹp, dưỡng da, thì một nước trên thế giới như Nga, Ailen, Mỹ còn dùng khoai tây để chữa một số bệnh về tim mạch và tiêu hóa.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh từ khoai tây:

Các bệnh liên quan đến dạ dày

Chữa viêm loét hành tá tràng: Dùng khoai tây tươi (chưa lên mầm) không bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, dùng máy xay trái cây, hoặc dùng cối giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong vào uống, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Ngày uống 2 lần, 20 ngày là một liệu trình. Trong thời gian điều trị kiêng ăn ớt, dấm, không uống rượu và sử dụng các chất kích thích khác.

Chữa đau dạ dày: Dùng khoai tây một lượng vừa phải, rửa sạch, thái thành lát mỏng, chần qua nước sôi, sau đó ngâm trong nước đun sôi để nguội một lúc, vớt ra, thêm nước ép gừng và tỏi vào trộn đều, dùng làm món rau sống trong bữa ăn hàng ngày.

Chữa táo bón kinh niên: Khoai tây rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn, mỗi lần một nửa chén con.

Đau bụng: vỏ củ khoai tây 10g. Sắc uống.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Các bệnh tim, huyết áp

Đau tim: Một nhà nghiên cứu ở Ailen và Boston nghiệm thấy chế độ ăn nhiều khoai tây thì tỷ lệ bệnh tim là 29%, trong khi chế độ ăn không có khoai tây tỷ lệ bệnh tim là 42%. Theo kinh nghiệm dân gian Nga, bạn chỉ cần luộc củ ăn thường xuyên.

Nhồi máu cơ tim: Bổ sung khoai tây trong khẩu phần ăn sẽ giảm được lượng cholesterol có hại trong máu, phòng được nhồi máu cơ tim, đồng thời giảm được nồng độ kali trong máu vốn là nguyên nhân góp phần làm nghẽn mạch.

Tăng huyết áp: Dùng hoa khoai tây sắc uống thay trà hằng ngày.

Ngoài ra khoai tây còn dùng để chữa một số bệnh như:

Bệnh trầm cảm: ăn nhiều khoai tây kích thích cơ thể tiết ra nhiều insulin và đưa tryptophan lên não dẫn đến tạo ra nhiều seretonin ức chế trầm cảm lo âu. Qua nghiên cứu tiến hành ở Thụy Điển và Mỹ phát hiện thấy những người tự tử là những người mắc chứng trầm cảm có hàm lượng seretonin ở não rất thấp.

Chữa nôn mửa do rối loạn thần kinh thị giác, kém ăn: Khoai tây 10g, gừng tươi 10g, quýt 1 quả (bỏ vỏ và hạt). Tất cả giã nát, trộn đều, vắt lấy nước, trước mỗi bữa ăn uống một thìa canh.

Chữa bỏng nhẹ, vết thương, eczema: Củ khoai tây rửa sạch, để cả vỏ hoặc gọt vỏ, thái lát mỏng, dán lên vết thương hoặc giã nát đắp bỏng. Nếu bỏng nhẹ, có thể bóc lấy vỏ từ củ khoai tây đã luộc, giã nát rồi đắp.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Trái tim không hề là thủ phạm!

Chuyên gia khoa tim mạch ở ĐH Mainz, CHLB Đức đã phát hiện lượng nội tiết tố adrenalin của tuyến thượng thận tăng thấy rõ ở nhóm nhập viện vì thiếu máu cơ tim dù không thừa mỡ máu nhưng quá thừa… stress!
Không lửa khó có khói
“Địa phương” nằm gần mạch máu dễ thiếu máu, thậm chí hoại tử nếu thiếu dưỡng khí vì mạch máu xơ vữa nên tưới máu không đủ. Tình trạng này càng rõ nét ở người béo phì lại thêm có lượng mỡ trong máu vượt chỉ tiêu nên trái tim dễ mệt vì ngày đêm phải tăng năng suất. 
Tuy vậy, theo kết quả thống kê trên nhiều ngàn bệnh nhân ở Hoa Kỳ, gần phân nửa phải vào phòng cấp cứu vì nhồi máu cơ tim là đối tượng trước đó chưa hề tăng mỡ máu! Đáng nói hơn nữa là không dưới 40% nạn nhân không có dấu hiệu báo động trước đó như cơn đau thắt ngực, đặc biệt ở phụ nữ khiến cho số trường hợp tử vong ở nữ giới cao hơn cánh đàn ông.
Kết quả nghiên cứu dài hạn ở ĐH London cho thấy tăng mỡ máu tuy là điều kiện ắt có nhưng vẫn chưa đủ để dẫn đến nhồi máu cơ tim. Đòn bẩy để từ thiếu máu cơ tim chuyển nhanh sang thuyên tắc mạch vành chính là sự hiện diện của những chất khiến mạch máu trên thành tim co thắt đột ngột. 
Đứng đầu trong các chất hại tim không thương tiếc là cặp bài trùng troponin và homocystein tích lũy ở người phải sống chung với stress, ở người mượn rượu bia để quên đời đen bạc. Hai chất này, đặc biệt ở người chưa quá tuổi 50, là nhân tố rủi ro cao độ vì là đòn bẩy của thiếu máu cơ tim và tai biến mạch máu não cho dù huyết áp của nạn nhân trước đó trong định mức bình thường. 
Tình trạng này cần được khẩn trương lưu ý ở bệnh nhân tiểu đường vì xơ vữa mạch máu do rối loạn biến dưỡng chất béo nhanh chân ăn theo.
Làm việc không nghỉ ngơi có thể gây nên tắc mạch vành
Vì sao con tim mong manh từ dạo ấy?
Không thiếu người mệt muốn đứt hơi nhưng thầy thuốc tìm hoài không ra bệnh vì kết quả siêu âm, điện tim… lại là “chưa phát hiện dấu hiệu bệnh lý”! Không hẳn như thế. Đừng quên bên cạnh bệnh lý rõ như ban ngày thì bệnh tim còn do nguyên nhân thần kinh - nội tiết (endogenous cardiac neurosis). Máy siêu âm cho dù có thêm cả chục màu cũng tìm không ra khe hở hay chỗ nghẹt trên tim ở người:
- Đau khổ vì thất tình, vì đứng trước ngã ba đường chia tay.
- Trầm uất vì bệnh, như tiểu đường, hay vì buồn đời đen bạc, hay vì cả hai.
- Thường xuyên lo sợ vì áp lực của trục trặc pháp lý, gánh nặng tài chính.
- Có cuộc sống quá căng thẳng vì công việc, hay ngược lại vì thất nghiệp.
- Bực tức đủ điều với ám tiễn bắn tỉa sau lưng nhưng nói không được.
- Chấn động tâm lý sau ly dị, tang sự, chấn thương.
Đợi chi mất bò mới lo làm chuồng?!
Không cần dông dài cũng hiểu thiếu máu cơ tim nguy hiểm đến thế nào. Đừng tưởng thuyên tắc mạch vành chỉ là tai nạn của người cao tuổi. Thống kê trong mấy năm gần đây cho thấy số người trẻ tuổi bất ngờ ngã bệnh không thua số trường hợp nhập viện cấp cứu của người già. Ngành y khắp nơi vì thế đang hô hào cho biện pháp tầm soát bệnh lý mạch vành cho 10 nhóm đối tượng dễ tắc mạch vành như dưới đây:
+ Nạn nhân của stress nhưng không có chương trình nghỉ ngơi trong thời biểu làm việc. Đã vậy lại không theo dõi điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm sinh hóa… một cách định kỳ, tối thiểu sáu tháng một lần.
+ Đường huyết không ổn định vì bị bệnh tiểu đường nhưng không chú trọng việc thay đổi nếp sinh hoạt mà chỉ trông mong vào thuốc.
+ Hút thuốc lá không dưới 10 điếu mỗi ngày.
+ Trục trặc với huyết áp nhưng không điều trị đến nơi đến chốn. Đừng quên là huyết áp dù cao hay thấp đều có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
+ Sống trong môi trường quá ồn ào.
+ Béo phì nhưng vẫn có chế độ dinh dưỡng đơn điệu, thiếu thực phẩm xanh lại thêm không cố gắng giảm cân bằng cách tăng vận động.
+ Đã nhiều lần có lượng mỡ triglyceride trong máu cao hơn bình thường nhưng không điều trị cho đến nơi đến chốn.
+ Có người thân trực hệ đã bị nhồi máu cơ tim.
+ Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, nam giới bước vào thời mãn dục.
Đánh lén bao giờ cũng khó đỡ. Hình ảnh nghịch lý của xã hội được tiếng văn minh chính là cuộc sống không còn phút thư giãn! Áp lực công việc, thời gian, tiếng động, môi trường ô nhiễm… tất cả hòa quyện vào nhau để đẩy mạch máu thành tim vào thế dựa lưng sát vách. Tức nước ắt có lúc phải vỡ bờ. Không lạ gì với số người trên khắp năm châu phải mất mạng mỗi năm. 
Đúng thầy đúng thuốc vẫn chưa là giải pháp nếu không có cách nào giải quyết vấn đề ngay từ điểm cốt lõi là làm sao cho tim đập đều nhịp, làm sao cho mạch máu dẻo dai, làm sao cho dòng máu thông thoáng.
Đó là lý do tại sao càng lúc càng có nhiều thầy thuốc chọn giải pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh nếu chưa bệnh và trị liệu toàn diện, thay vì chỉ trông mong vào thuốc đặc hiệu ở người đã bệnh. Phải chọn cách này vì không có cách nào khéo hơn.



ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Thông tin cập nhật đầy đủ về bệnh tăng huyết áp


Tăng huyết áp (hay còn gọi: cao huyết áp, huyết áp cao) là bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới cũng như Việt Nam.

Bệnh tăng huyết áp được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng vì trong rất nhiều trường hợp, mặc dù không có dấu hiệu cảnh báo nào, nhưng khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh nhân đã ở trạng thái nguy kịch tính mạng.

THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở VIỆT NAM

Theo Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa kỳ (American Society of Hypertension), tăng huyết áp, hay còn gọi là huyết áp cao, là một hiện trạng khi máu chảy qua các mạch máu với một lực lượng lớn hơn bình thường, là một tình trạng y khoa nghiêm trọng.

Tăng huyết áp
 ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trên 65 tuổi. Là nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ và suy thận.

Nó hầu như luôn luôn đi kèm với béo phì, tiểu đường, bệnh thận hoặc nhiều vấn đề cùng tồn tại liên quan đến lối sống khác hoặc di truyền.

Ngoài ra, tăng huyết áp còn là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với các bệnh tim mạch, là thủ phạm chính dẫn tới tử vong do các biến chứng như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,…

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới 2015, tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người.

Cơ quan nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe Mỹ (Agency for Healthcare Research and Quality) cũng cho biết ở Mỹ có khoảng 76.400.000 người có huyết áp cao, khoảng 7 triệu người chết mỗi năm gây ra bởi huyết áp cao.
"Ước tính có tới 10 triệu người Việt Nam mắc chứng tăng huyết áp, nhưng chỉ 1/3 trong số này đã biết tình trạng của mình và được điều trị, số còn lại bệnh vẫn đang tiếp tục diễn tiến và có nguy cơ tiềm tàng gây hại sức khỏe người bệnh" - Đỗ Doãn Lợi - Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam.
Tại Việt Nam, theo GS.TS. Nguyễn Lân Việt - Phó chủ tịch Hội Tim mạch, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam thì có:

• Khoảng trên 11 triệu người bị tăng huyết áp (cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị)

• Trong nhưng người bị có 5,7 triệu người không biết mình bị tăng huyết áp

• 1,6 triệu người biết bị mắc nhưng không có 1 biện pháp điều trị nào

• Khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết hoặc là tăng huyết áp nhưng không được điều trị.


Clip tổng quan về tăng huyết áp

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Các hiệp hội huyết áp trên thế giới cho rằng bệnh tăng huyết áp không có nguyên nhân trực tiếp. Trong số những người bị tăng huyết áp, khoảng 90 - 95% không có nguyên nhân gọi là tăng huyết áp vô căn hoặc tăng huyết áp tiên phát.

Còn lại số người bị tăng huyết áp là do một bệnh hoặc một yếu tố nào đó gây ra, gọi là tăng huyết áp thứ phát, hay tăng huyết áp có căn nguyên.

Tuy không rõ nguyên nhân nhưng một số yếu tố sau làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp chung (gọi là các yếu tố nguy cơ):

1. Yếu tố nguy cơ bạn có thể điều chỉnh được

• Thừa cân và béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Một chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23 đến 30 được coi là thừa cân. Một chỉ số khối cơ thể trên 30 được xem là béo phì.

Trọng lượng quá mức làm tăng sự căng thẳng về tim, tăng cholesterol máu và chất béo trung tính và giảm HDL (cholesterol tốt). Nó cũng có thể làm cho bệnh tiểu đường dễ phát triển.

• Ăn nhiều muối: Tăng huyết áp có thể xảy ra do ăn quá nhiều muối. Muối giữ cho chất lỏng dư thừa trong cơ thể mà có thể trở thành gánh nặng cho tim nên quá nhiều muối có thể gây nguy hiểm.


• Hút thuốc và khói thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch . Việc sử dụng thuốc lá có thể tàn phá đối với sức khỏe của bạn, đặc biệt là nếu bạn đã có nguy cơ bị huyết áp cao.

Khói thuốc (tiếp xúc với khói thuốc của người khác) làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho người không hút thuốc.

• Uống quá nhiều rượu: Uống nhiều và thường xuyên uống rượu có thể làm tăng huyết áp đột ngột. Nó cũng có thể gây suy tim, dẫn đến đột quỵ và rối loạn nhịp tim.

Uống quá nhiều rượu có thể làm cho triglycerides cao, ung thư và các bệnh khác, béo phì, nghiện rượu, tự tử và tai nạn.

• Ít vận động: Hoạt động thể chất tốt cho tim và hệ tuần hoàn. Một lối sống thụ động làm tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim mạch, bệnh mạch máu và đột quỵ. Không hoạt động cũng làm dễ dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.

• Stress: Stress có thể tạm thời làm tăng huyết áp của bạn, tuy nhiên mức độ stress rất khó đánh giá và y đổi theo từng người. Ví dụ, người bị stress có thể ăn quá nhiều hoặc ăn một chế độ ăn uống kém lành mạnh, ít hoạt động thể chất, uống rượu, hút thuốc lá.

• Chứng ngừng thở khi ngủ: Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hiện có 12 triệu người Mỹ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ có khả năng đe dọa tính mạng. Bộ não buộc người ngủ đủ tỉnh táo để ho hoặc nuốt không khí và mở khí quản.

Tạm dừng trong hơi thở có thể do sự mệt mỏi nghiêm trọng trong ngày, tăng rủi ro an toàn của bạn, và làm cho nó khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi sự tỉnh táo. Ngừng thở khi ngủ cũng là một yếu tố nguy cơ cho các vấn đề y tế như cao huyết áp, suy tim, tiểu đường và đột quỵ.

2. Yếu tố nguy cơ bạn không điều chỉnh được

• Chủng tộc: Ví dụ: người Mỹ gốc phi có nguy cơ tăng huyết áp hơn người capcasians, và có xu hướng tăng huyết áp sớm hơn và nặng hơn.

• Di truyền: Tăng huyết áp có xu hướng di truyền. Nếu bố mẹ hoặc những người thân của bạn bị tăng huyết áp, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.

• Tuổi: Nhìn chung, tuổi càng cao bạn càng dễ mắc tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường xảy ra ở người trên 35 tuổi. Đàn ông thường bắt đầu bị tăng huyết áp từ 35-50. Phụ nữ có thể bị tăng huyết áp sau mãn kinh.

Riêng đối với tăng huyết áp căn nguyên (có nguyên nhân), khi bạn bị tăng huyết áp xuất hiện sớm (khi còn trẻ) hoặc bệnh rất khó khống chế thì cần tìm hiểu kỹ xem có nguyên nhân nào không. Những nguyên nhân gây tăng huyết áp căn nguyên thường gặp là:

• Các bệnh lý về thận: Viêm cầu thận cấp; viêm cầu thận mãn tính; sỏi thận, niệu quản; hẹp động mạch thận…

• Các bệnh về nội tiết: Cường tuyến giáp; cường tuyến yên; bệnh u tế bào ưa crom (u tủy thương thận); u vỏ thượng thận…

• Các bệnh lý mạch máu và tim: Hở van động mạch chủ; hẹp eo động mạch chủ; bệnh Takayasu…

• Tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén: Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu...

• Tăng huyết áp do dùng một số loại thuốc: Thuốc chữa ngạt mũi, chưa hen; thuốc tránh thai; thuốc đông y như cam thảo…

• Tăng huyết áp có yếu tố tâm thần: Lo lắng, sợ sệt quá mức,…

TRIỆU CHỨNG VÀ CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì. Trên thực tế, rất nhiều người bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không biết, cho đến khi đi khám bệnh và biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra rồi mới biết mình bị tăng huyết áp.

1. Triệu chứng

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ (American Heart Association), những người tăng huyết áp, đặc biệt là đối với tăng huyết áp giai đoạn đầu thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Một số người chỉ phát hiện tình trạng tăng huyết áp sau khi đã bị tai biến mạch máu não, suy thận hoặc giảm thị lực. Vì vậy, tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết ngươi thầm lặng”.

Triệu chứng thường gặp của tăng huyết áp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nhìn mờ. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể chỉ xuất hiện thoáng qua hoặc là biểu hiện của một số bệnh khác nên thường bị người bệnh bỏ qua.

Các triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện sau khi ngừời bệnh đã bị tăng huyết áp vài năm…

Cách duy nhất để biết mình bị tăng huyết áp là đo huyết áp. Bác sỹ hoặc nhân viên y tế có thể đo huyết áp cho bạn.

Theo khuyến cáo của WHO-ISH và hội tim mạch Việt Nam (2010) hãy tham khảo ở bảng sau để biết mức độ huyết áp của bạn. 


Mặc dù, tăng huyết áp thường không có biểu hiện nhưng bạn nên biết một số dấu hiệu nhận biết về các biến chứng nguy hiểm của nó để có biện pháp can thiệp kịp thời.

2. Các biến chứng thường gặp

Một khi bạn mắc cao huyết áp thì sẽ có rất nhiều các biến chứng bắt đầu nảy sinh, nó âm thầm gây tổn hại nhiều cơ quan trong cơ thể.

Phần lớn trong số đó là những biến chứng bạn có thể chưa bao giờ nghĩ đến hoặc liên hệ chúng với cao huyết áp nhưng những biến chứng này thực sự tồn tại và chắc chắn sẽ xảy ra.


Clip cơ thể gây biến chứng của tăng huyết áp

Thông thường biến chứng do cao huyết áp được chia làm 3 loại:

• Liên quan đến mắt và não bộ: Mất thị lực, đột quỵ

- Biến chứng mất thị lực “retinopathy” do cao huyết áp (retinopathy là một chứng bệnh về võng mạc).

Võng mạc là lớp trong cùng của mắt có chức năng chuyển hình ảnh tới bộ não vì vậy khi mạch máu bị tổn thương do cao huyết áp, máu sẽ không được cung cấp cho võng mạc, các vấn đề về thị lực sẽ xuất hiện.

- Biến chứng mà chúng ta thường gặp ở não bộ là đột quỵ.

Não bộ là cơ quan quan trọng nhất của bạn, nó cần một nguồn cung máu ổn định trong mọi trường hợp. Nếu mà mạch máu cung cấp oxy cho một phần nhất định của bão bộ bị tắc nghẽn hoặc nếu những mạch máu này bị vỡ do thành mạch quá yếu, não bộ của bạn sẽ không nhận được đủ máu.

Và trong vài phút, những tế bào não không nhận được oxy sẽ bắt đầu chết đi, và chức năng mà phần não bộ này đảm nhiệm có thể sẽ bị mất đi như vùng vận động (liệt), vùng ngôn ngữ (khó nói, không hiểu người khác nói). 


Dấu hiệu nhận biết đau tim, đột quỵ bạn cần phải nhớ.
Dấu hiệu nhận biết đau tim, đột quỵ bạn cần phải nhớ

• Liên quan đến tim: Suy tim, phì đại tâm thất trái, bệnh động mạch vành…

Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây ra suy tim, dẫn đến tim không đập được như bình thường.

Khi sự lưu thông máu bị cản trở, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đẩy máu, đặc biệt là tâm thất trái vì nó phải dẫn máu đến khắp cơ thể, tâm thất trái sẽ trở nên to hơn do phải đập nhiều hơn.

Việc này làm thay đổi hình dạng của tâm thất trái (phì đại tâm thất trái), thực sự gây ảnh hưởng đến khả năng co bóp của tim và đó là thời điểm tim bắt đầu bị suy yếu.

Một biến chứng nữa của tim là bệnh động mạch vành. Động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim vì vậy khi động mạch vành bị tắc nghẽn và tổn thương do tăng huyết áp, hình thành huyết khối, ngăn cản máu đến cơ tim.

Và khi không có máu, các tế bào cơ tim bắt đầu chết dần, gây ra những cơn đau tim, hay còn được gọi là nhồi máu cơ tim.


• Liên quan đến động mạch ngoại biên (PAD): Bệnh động mạch ngoại biên hay là chứng xơ vữa động mạch ngoại biên, tức là mảng xơ cứng xuất hiện ở các bộ phận khác ngoài hai cơ quan não và tim

Một số bộ phận thường bị ảnh hưởng nhiều nhất do xơ vữa động mạch ngoại biên là chân, tay, dạ dày và thận. Tại những bộ phận này, oxy không đủ cung cấp cho các cơ quan hay mô ngoại vi nên gây ra các hiện tượng như lở loét, hoại tử.


Cần đặc biệt chú ý nhất là thận, vì thận là cơ quan ngoại vi hay bị tổn thương nhất do tăng huyết áp.

Nếu các mảng bám hình thành hay thành mạch bị tổn thương, giảm lưu lượng máu đến thận, thì thận bị tổn thương và chức năng của thận bị suy giảm giống như các cơ quan khác.

Nếu mạch máu tại thận bị tắc nghẽn, thận sẽ phát hiện lưu lượng máu giảm đi và rồi thận sẽ tiết ra một số hocmon khiến cơ thể giữ lại nhiều dịch hơn làm tăng lưu lượng máu, do đó huyết áp tăng lên.


CHẤN ĐOÁN VÀ CÁCH CHỮA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

1. Chuẩn đoán

Cao huyết áp được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết áp. Thử nghiệm này sẽ được thực hiện nhiều lần để đảm bảo kết quả là chính xác. Nếu chỉ số huyết áp cao, bác sĩ có thể quay trở lại lập lại xét nghiệm để kiểm tra huyết áp của bạn theo thời gian.

Nếu huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn theo thời gian, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị tăng huyết áp. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh mãn tính thận, huyết áp 130/80 mmHg hoặc cao hơn cũng được coi bị tăng huyết áp.

Dưới đây là một số phương pháp, xét nghiệm để xác định tăng huyết áp:

• Đo huyết áp động mạch. Theo Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC VII - 2003): Một người lớn có tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu >= 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg.

Vì vậy, để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, cần phải đo huyết áp thường xuyên trong những lần khám sức khoẻ định kỳ.

Khái niệm về huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương.Khái niệm về huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương

• Soi đáy mắt: Hình ảnh hẹp các động mạch võng mạc lan rộng hay khu trú. Trường hợp tăng huyết áp đã gây tổn thương các cơ quan khác, soi đáy mắt sẽ có hình ảnh xuất tiết hoặc xuất huyết võng mạc, có thể có phù gai thị.

• Tính chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass Index): Xác định độ gầy - béo của người bệnh. Chỉ số này có tác dụng xác định nguyên nhân gây tăng huyết áp và tiên lượng bệnh.

• Cận lâm sàng: Điện tâm đồ; Chụp X.quang tim phổi; Siêu âm tim

Trong một số trường hợp có thể nghe thấy tiếng thổi ở động mạch cảnh, động mạch chủ bụng, động mạch đùi, động mạch thận. Ngoài ra, cần khám kỹ các cơ quan, bộ phận khác để phát hiện các bệnh gây tăng huyết áp thứ phát hoặc các biến chứng của tăng huyết áp.

HƯỚNG DẪN TỰ KIỂM TRA HUYẾT ÁP: Rất dễ làm dàng và không đau. Kiểm tra này được thực hiện tại văn phòng của bác sĩ hoặc phòng khám, nếu có máy đo, bệnh nhân có thể đo ở nhà. Để đo huyết áp được chính xác, cần thực hiện một số yêu cầu sau:

• Tránh tập thể dục nặng khi chuẩn bị đo

• Không ăn, uống các thực phẩm chứa cafein ( cà phê) hoặc hút thuốc lá trong 30 phút trước khi kiểm tra. Những hành động này có thể gây ra một sự gia tăng huyết áp ngắn hạn

• Đi vệ sinh trước khi kiểm tra

• Ngồi nghỉ trong 5 phút trước khi kiểm tra. Căng thẳng, mệt mỏi có thể gây tăng huyết áp ngắn hạn

• Không nên nói chuyện khi đang đo huyết áp

• Thông số huyết áp lên được ghi lại cẩn thận

Nếu bác sỹ, nhân viên y tế không cho bạn biết những thông số huyết áp của bạn, bạn nên yêu cầu.


Hướng dẫn tự đo huyết áp ở bắp tay


Cách đo huyết áp ở cổ tay
2. Cách điều trị bệnh tăng huyết áp

Về điều trị, bệnh nhân nên đến các bệnh viện hoặc phòng khám tim mạch để được chẩn đoán và theo dõi điều trị vì một người bị tăng huyết áp có thể còn có những yếu tố nguy cơ khác đi kèm, ví dụ như vữa xơ động mạch, tiểu đường, gout…

Do đó điều trị tăng huyết áp thường là tổng thể chứ không phải chỉ xoáy mạnh vào tăng huyết áp. Một số cơ sở y tế uy tín ở Việt Nam điều trị về tăng huyết áp, cũng như các bệnh về tim mạch như:

- Viện Tim mạch - BV Bạch Mai: Viện tim Bạch Mai là đơn vị uy tín, có các GS, BS tim mạch đầu ngành với những trang thiết bị hiện đại, có thể thực hiện được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trong cả nước về can thiệp hay phẫu thuật điều trị tim mạch.

- Viện Tim mạch TPHCM: Đây là trung tâm tim mạch lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (sau Malaysia). Tuy nhiên số lượng bệnh nhân thường đông và quá tải.

Theo Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC VII - 2003), mục tiêu cuối cùng của điều trị tăng huyết áp là giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, thận và giảm tỷ lệ tử vong.

Mối quan tâm đầu tiên khi điều trị tăng huyết áp chính là ổn định các chỉ số về huyết áp:

• Huyết áp tâm thu và tâm trương đạt mục tiêu dưới 140/90mmHg sẽ làm giảm các biến chứng tim mạch.

• Đối vối bệnh nhân tăng huyết áp kết hợp với đái tháo đường hoặc bệnh lý thận, mục tiêu huyết áp là dưới 130/80mmHg.

Hầu hết những người bị tăng huyết áp sẽ cần cả đời điều trị. Gắn bó với kế hoạch điều trị của bạn là rất quan trọng, nó có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp và giúp bạn sống khỏe mạnh hơn.

Thuốc cho bệnh tăng huyết áp: Đối với người bị tăng huyết áp, thuốc uống là một phần không thể thiếu khi điều trị tăng huyết áp, huyết áp của bạn tăng trên giới hạn cho phép hoặc khi có những nguy cơ đi kèm thì thầy thuốc sẽ cho bạn thuốc để làm giảm huyết áp.

Hiện nay, chúng ta vui mừng là có nhiều loại thuốc hạ huyết áp với hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ hơn. Vấn đề đặt ra là bạn phải cần nắm rõ là việc điều trị tăng huyết áp là để ngăn ngừa biến chứng lâu dài và việc uống thuốc, do vậy cũng phải kiên định lâu dài theo chỉ định của thầy thuốc.

Có nhiều loại thuốc chữa tăng huyết áp khác nhau với cơ chế khác nhau như: làm giảm dịch và muối, hoặc làm giãn mạch, một số khác ngăn cản sự co mạch và làm hẹp lòng mạch, từ đó làm giảm huyết áp.

Thuốc có tác dụng làm giảm huyết áp trong hầu hết các trường hợp nhưng hạ huyết áp lại khác nhau ở từng cơ thể. Do vậy, bạn cần có một giai đoạn dùng thử thuốc trước khi tìm ra được một loại thuốc tốt nhất.

Tùy thuộc vào việc đánh giá toàn trạng thái bạn và các bệnh lý đi kèm cũng như những ảnh hưởng do gây ra mà bác sỹ sẽ kê cho bạn loại thuốc nào là phù hợp nhất.

Một số thuốc được ưu tiên lựa chọn như:

• Lợi tiểu: được coi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị tăng huyết áp. Tác dụng: làm giảm khối lương tuần hoàn, từ đó làm giảm huyết áp. Các nhóm thuốc lợi tiểu bao gồm:

Nhóm thiazide: đây là nhóm thuốc đầu tiên được khuyến cáo trong điềụ trị tăng huyết áp. Tác dụng không mong muốn: gây hạ kali máu, rối loạn lipid máu nếu dùng kéo dài.

Nhóm lợi tiểu tác động lên quai Henlé: là một nhóm thuốc lợi tiểu mạnh, làm rối loạn điện giải.

Nhóm lợi tiểu giữ kali (kháng aldosteron): Ít khi dùng đơn độc. Khi phối hợp với một loại thuốc lợi tiểu khác sẽ có tác dụng làm tăng tác dụng lợi tiểu và hạn chế được tác dụng không mong muốn gây rối loạn điện giải đồ.

• Chẹn kênh canxi: Chẹn kênh canxi đặc biệt hiệu quả với người tăng huyết áp tâm thu đơn độc, nó không làm rối loạn chuyển hóa đường, lipit, rối loạn điện giải, aciduric như lợi tiểu.

Các thuốc thuộc nhóm này làm giãn hệ tiểu động mạch bằng cách làm chậm dòng canxi vào trong tế bào cơ trơn thành mạch, từ đó có tác dụng giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp.

• Ức chế men chuyển: Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng cản trở việc hình thành angiotensin II, đồng thời cản trở quá trình phì đại, xơ hóa thất trái và thành mạch; làm cho bradykinin không bị thoái giáng thành các chất không có hoạt tính.

• Các chất đối kháng thụ thể angiotensin II: Các chất này liên kết đặc hiệu với các thụ thể của angiotensin II, ngăn cản không cho angiotensin II gắn vào các thụ thể đó, dẫn tới làm mất hiệu lực của angiotensin II, từ đó làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi.

Nhìn chung: Hiện nay các bác sỹ có xu hướng kê đơn phối hợp thuốc ngay từ đầu để khống chế tốt hơn huyết áp của bạn, nếu huyết áp của bạn ở mức cao hoặc nhiều nguy cơ đi kèm.

Trong quá trình điều trị tăng huyết áp ở người bệnh, thầy thuốc cần căn cứ vào đáp ứng và thể trạng của từng bệnh nhân cụ thể để lựa chọn loại thuốc cũng như liều điều trị thích hợp.

Nên sử dụng liều thuốc khởi đầu thấp hơn, tăng dần liều cho tối khi đạt hiệu quả hạ huyết áp.

Ngoài ra, tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị là vấn đề cốt lõi của thành công:

• Khám bệnh theo đúng hẹn của bác sỹ.

• Uống thuốc đúng theo đơn, báo với bác sỹ những bất thường bạn gặp phải để bác sỹ kịp thời chỉnh lại chế độ điều trị.

• Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn, chế độ tập luyện và y đổi lối sống.

• Kiên trì theo đuổi điều trị.

LỐI SỐNG CHO NGƯỜI BỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Đúng là tăng huyết áp rất nguy hiểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được một cách hiệu quả. Hãy chung sống hòa bình với tăng huyết áp, và khống chế tốt nó để chúng ta có cuộc sống bình thường.

Việc điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài và tổng thể dựa trên sự kết hợp nhiều chế độ: giảm cân, chế độ ăn, tập luyện.

Dưới đây là một số lời khuyên của Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC VII - 2003) và Hiệp hội châu Âu về Tăng huyết áp (ESH) về thói quen sống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát tốt và phòng tránh tăng huyết áp.
"Trung bình mỗi người Việt đang ăn tới 10-15 gam muối/ngày. Như vậy là quá nhiều! Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mỗi người chỉ nên dùng 5 gam muối/ngày. Vì khi ăn muối quá nhiều là tăng kéo nước vào lòng mạch, tăng áp lực thành mạch khiến tim phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến tăng huyết áp" -PGS.TS Lê Bạch Mai - Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia

• Chế độ ăn uống lành mạnh:

- Tăng khẩu phần: hoa quả, rau, các loại ngũ cốc và gạo chế biến thô, thực phẩm nhiều chất xơ, thức ăn không có mỡ và ít mỡ, thịt gia cầm không da, thịt nạc, ăn cá 2 lần/tuần hoặc hơn (nhất là loại có nhiều omega 3 như cá hồi, trích,…)

- Giảm tối đa: muối (ăn mặn), chất béo bão hòa hoặc trans fats (mỡ, nội tặng động vật, thực phẩm chiên sẵn), đường.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên có chế độ ăn nhiều natri (không quá 2% muối trong thức ăn và 1% muối trong nước uống; hoặc không quá 5,8g muối/ngày).

• Giảm cân nặng: Rất nhiều người tăng huyết áp bị thừa cân. Thường thì khi giảm cân, huyết áp của bạn có thể giảm theo một cách đáng kể. Bên cạnh đó thừa cần còn là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Chỉ số BMI dưới 25 là mục tiêu để kiểm soát huyết áp. Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ

Nếu bạn thực hiện một chế độ ăn kiêng, bạn phải tuân thủ nó chặt chẽ bao gồm: giảm lượng rượu uống vào, tăng cường hoạt động thể chất

• Chế độ tập luyện: Tập luyện thể lực là một phần không thể thiếu được của chương trình điều trị hàng ngày. Tập thể dục giúp giảm huyết áp và giảm cân nặng hoặc giữ cho cơ thể ở mức cân nặng lý tưởng.

Chế độ tập luyện tối ưu là tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần, cường độ tập đủ mạnh (bác sỹ có thể gợi ý phương pháp tốt nhất để luyện tập đối với bạn nếu bạn có vấn đề tim mạch)…

Người bệnh tập nên tập thể dục hằng ngày với bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình hình sức khỏe. Người bệnh không nên tập thể dục vào thời gian quá sớm hoặc quá muộn trong ngày.

• Bỏ hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá, hãy bỏ thuốc lá. Hút thuốc có thể gây hại cho các mạch máu của bạn và tăng nguy cơ tăng huyết áp. Hút thuốc cũng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề sức khỏe liên quan đến tăng huyết áp.

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các chương trình và sản phẩm có thể giúp bạn bỏ thuốc lá. Ngoài ra, cố gắng tránh khói thuốc từ người xung quanh.


• Hạn chế uống rượu quá mức: Nếu bạn uống quá nhiều rượu thì hãy hạn chế bởi uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp khó kiểm soát, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.

Lượng rượu được khuyến cáo uống tối đa hàng ngày là một đơn vị uống (tương đương 142 ml rượu vang đỏ; 341 ml bia; 43 ml rượu mạnh - đây là áp dụng cho người phương Tây, người châu Á có thể lượng thấp hơn).

• Kiểm soát tốt những căng thẳng (stress): Căng thẳng kích thích các phản ứng tăng cường thần kinh giao cảm của cơ thể, tăng tiết các chất adrenalin và làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp và làm tăng tần số các cơn tăng huyết áp.

Học làm thế nào để quản lý căng thẳng, thư giãn, và đối phó với các vấn đề có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Hoạt động thể chất sẽ giúp bạn đối phó với căng thẳng tốt hơn.

Bạn hãy thu xếp công việc, cuộc sống ở mức cân bằng nhất. Hãy m gia tập luyện, thư giãn để giúp bạn tránh khỏi những căng thẳng gặp phải.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408