Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có đến hơn 17 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch.
Con số này cho thấy mức độ phổ biến của các bệnh lý về tim, trong đó thường gặp nhất là tăng huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ.
Bệnh tim mạch có rất nhiều hình thức và vì vậy cũng có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch. Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ này sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh:
1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi
Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đau tim cao hơn phụ nữ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, một phần sự khác biệt này là do nam giới hút thuốc lá nhiều hơn so với nữ giới. Tuy nhiên ở phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, nguy cơ sẽ tăng cao hơn. Sau tuổi 65, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới và phụ nữ là như nhau.
Tuổi tác: Tuổi già là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Càng lớn tuổi, hoạt động của tim càng kém. Thành tim dày lên, các động mạch xơ cứng lại khiến cho quá trình bơm máu cũng trở nên khó khăn, và người cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính hơn.
Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch khi còn trẻ (nam dưới 55 tuổi và nữ dưới 65 tuổi), bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn bình thường. Ngoài ra những yếu tố rủi ro dẫn đến nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì cũng có thể mang tính di truyền. Nếu ai đó trong gia đình bị bệnh ở tuổi 75 hay 80, có lẽ bạn không phải bận tâm về yếu tố di truyền.
2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
Béo phì và thừa cân: Trong một nghiên cứu gần đây trên 100.000 phụ nữ tuổi từ 30 - 55, nguy cơ tim mạch cao gấp ba lần ở nhóm béo nhất so với nhóm có cân nặng thấp nhất.
Ảnh minh họa |
Béo bụng có liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ. Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu bạn là nam giới, tốt nhất không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông, nếu bạn là phụ nữ, hãy cố gắng duy trì con số này dưới 80%.
Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, béo bụng còn liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác đó là tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và đái tháo đường.
Hút thuốc lá: Hầu hết mọi người đều biết rằng việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi, nhưng ít ai nhận ra nó cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 30 - 40% trong số khoảng 500.000 trường hợp chết vì bệnh mạch vành hàng năm có nguyên nhân từ thuốc lá.
Các kết quả từ nghiên cứu Framingham đã chứng minh rằng, nguy cơ đột tử cao hơn 10 lần ở nam và 5 lần ở nữ giới có hút thuốc. Vì hút thuốc làm tăng nhịp tim, làm co thắt các động mạch lớn và làm cho nhịp tim bất thường, có thể dẫn đến loạn nhịp tim...khiến hoạt động của tim kém hiệu quả hơn. Thuốc lá là yếu tố nguy cơ số một đối với đột tử và bệnh mạch máu ngoại vi.
Hạn chế muối đưa vào cơ thể. Đa số chúng ta ăn nhiều muối hơn lượng muối cơ thể chúng ta cần. Nhiều thức ăn tự nhiên đã chứa muối hoặc muối đã được thêm vào trong quá trình chế biến. Đơn giản nhất, hãy hạn chế cho muối vào thức ăn khi nấu nướng.
Bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục. Tập luyện đều đặn có lợi cho tất cả mọi người. Hãy chọn một phương pháp phù hợp với sở thích, thời gian và khả năng của bạn. Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 45 phút.
Các kết quả từ nghiên cứu Framingham đã chứng minh rằng, nguy cơ đột tử cao hơn 10 lần ở nam và 5 lần ở nữ giới có hút thuốc. Vì hút thuốc làm tăng nhịp tim, làm co thắt các động mạch lớn và làm cho nhịp tim bất thường, có thể dẫn đến loạn nhịp tim...khiến hoạt động của tim kém hiệu quả hơn. Thuốc lá là yếu tố nguy cơ số một đối với đột tử và bệnh mạch máu ngoại vi.
Thiếu vận động thể chất: Những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và lượng đường trong máu, đồng thời giúp huyết áp ổn định.
Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ cholesterol toàn phần trong máu là yếu tố dự báo về nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ. Nồng độ cholesterol toàn phần trong máu dưới 5,2 mmol/ dl được coi là bình thường. Khi cholesterol tăng cao sẽ đồng nghĩa với tăng nguy cơ đột quỵ tim mạch.
Chế độ ăn ít mỡ bão hoà và cholesterol có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu xuống khoảng 5%. Giảm lượng rượu uống hàng ngày (nếu bạn uống quá nhiều rượu) và giảm trọng lượng cơ thể (nếu bạn thừa cân) có thể hạ thấp đáng kể lượng triglycerid trong máu của bạn.
Tập luyện thường xuyên làm giảm triglycerid và tăng HDL-C. Ngừng hút thuốc cũng làm tăng HDL-C. Khi lượng cholesterol toàn phần và LDL-C trong máu tăng cao, cần phối hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập với việc sử dụng các thuốc làm giảm cholesterol trong máu.
Vận động hàng ngày đều đặn ít nhất 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Người ta đã chứng minh việc tập luyện thể lực thường xuyên làm giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim đồng thời nâng cao khả năng sống sót khi xảy ra nhồi máu cơ tim.
Tăng huyết áp: Tại Việt Nam hiện nay ước tính có trên 20% số người lớn bị tăng huyết áp. Chứng tăng huyết áp sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu kết hợp thêm cả béo phì, nghiện thuốc lá và tăng cholesterol thì nguy cơ bệnh tim hay đột quỵ sẽ tăng lên đáng kể.
Có nhiều cách phân loại tăng huyết áp. Nhìn chung, tăng huyết áp được xác định nếu con số huyết áp luôn vượt quá 140/ 90 mmHg khi đo bằng huyết áp kế trong một khoảng thời gian. Huyết áp có thể thay đổi tùy theo điều kiện vận động và tuổi tác, nhưng về cơ bản, chỉ số huyết áp ở người lớn khi đang nghỉ ngơi nên ở mức 120/80.
Cholesterol trong máu:
Cholesterol là một chất tương tự chất béo có sẵn trong máu. Gan sản xuất cholesterol để hình thành màng tế bào và tạo một số hormone nhất định. Ngoài lượng cholesterol này ra, cơ thể còn nhận thêm một lượng cholesterol khác từ những thực phẩm được dung nạp, những thực phẩm này đa phần có nguồn gốc động vật như thịt, trứng, các sản phẩm từ sữa...
Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ cholesterol toàn phần trong máu là yếu tố dự báo về nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ. Nồng độ cholesterol toàn phần trong máu dưới 5,2 mmol/ dl được coi là bình thường. Khi cholesterol tăng cao sẽ đồng nghĩa với tăng nguy cơ đột quỵ tim mạch.
Tập luyện thường xuyên làm giảm triglycerid và tăng HDL-C. Ngừng hút thuốc cũng làm tăng HDL-C. Khi lượng cholesterol toàn phần và LDL-C trong máu tăng cao, cần phối hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập với việc sử dụng các thuốc làm giảm cholesterol trong máu.
Đái tháo đường: Ước tính có đến 65% số người đái tháo đường tử vong do các bệnh tim mạch. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Một phần của nguyên nhân này là do bệnh đái tháo đường làm ảnh hưởng đến cholesterol và triglyceride. Người bị đái tháo đường cũng có thể bị tăng huyết áp và béo phì kèm theo, do vậy nguy cơ cũng cao hơn.
3. Ðiều chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch
Nếu bạn là người không mang yếu tố nguy cơ và không mắc bệnh tim mạch, những lời khuyên đơn giản dưới đây sẽ luôn hữu ích và nếu có, cũng sẽ rất ít gây hại cho bạn:
Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim, ít mỡ bão hoà và cholesterol, nhiều rau, quả, cá...
Giảm cân nặng nếu bạn thừa cân.
Giảm cân nặng nếu bạn thừa cân.
Hạn chế muối đưa vào cơ thể. Đa số chúng ta ăn nhiều muối hơn lượng muối cơ thể chúng ta cần. Nhiều thức ăn tự nhiên đã chứa muối hoặc muối đã được thêm vào trong quá trình chế biến. Đơn giản nhất, hãy hạn chế cho muối vào thức ăn khi nấu nướng.
Bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục. Tập luyện đều đặn có lợi cho tất cả mọi người. Hãy chọn một phương pháp phù hợp với sở thích, thời gian và khả năng của bạn. Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 45 phút.
Nếu bạn hút thuốc, hãy ngừng ngay
Nếu bạn uống rượu, hãy vừa phải.
Học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nó chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi.
Đi khám bệnh định kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ của bạn. Một hồ sơ hoàn toàn không có vấn đề về sức khoẻ tại một thời điểm nào đó không thể suốt đời đảm bảo được rằng bạn không có bệnh tật.
Theo BS Lê Hữu Đồng - Một thế giới
Nếu bạn uống rượu, hãy vừa phải.
Học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nó chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi.
Đi khám bệnh định kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ của bạn. Một hồ sơ hoàn toàn không có vấn đề về sức khoẻ tại một thời điểm nào đó không thể suốt đời đảm bảo được rằng bạn không có bệnh tật.
Theo BS Lê Hữu Đồng - Một thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét