Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Có thể tái sinh tế bào cơ tim

Ông đã cùng cộng sự của mình làm tái sinh số lượng tế bào cơ tim đến 45% bằng cách tăng số lượng hormon điều phối sự phát triển của các tế bào. Họ đã tập trung vào hệ thống tín hiệu ở tim do hormon neuregulin điều khiển, sau đó họ đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn cách thay thế mô bị hư hại và kích thích quá trình này bằng các loại thuốc. Khi tái tạo được mô tim tổn thương, việc điều trị các cơn đau tim sẽ có nhiều lựa chọn hơn.

TS. Sydney Morning Herald cũng cho biết: “Nghiên cứu này phải qua lộ trình thêm vài năm nữa mới có thể xác định tế bào cơ tim tái sinh có hoạt động được trong cơ thể người hay không và ít nhất 5 năm nữa trước khi phát triển bất kỳ ứng dụng điều trị nào”.
Lê Anh (Theo The Time, 4/2015)

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Điều đơn giản nhất bạn nên làm hàng ngày giúp tim khỏe mạnh

Tim làm việc không tốt đồng nghĩa với việc lượng máu chứa dinh dưỡng và oxy tới các cơ quan bị giảm đi, cơ thể trở nên yếu và dễ bị bệnh. Vậy làm sao giúp tim khỏe mạnh.

Bạn đã được nghe rất nhiều lời khuyên về chuyện "tập thể dục tốt cho sức khỏe" và bạn mặc định rằng "tốt cho sức khỏe" ở đây là cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn, giảm thiểu bệnh tật nói chung. Đã bao giờ bạn nghĩ rằng tập thể dục còn đặc biệt tốt cho tim, giúp tim khỏe mạnh?

Nếu nghe qua thì bạn sẽ khi những hình thức, động tác thể dục, vận động không thể nào có tác động trực tiếp đến tim - cơ quan nằm sâu trong cơ thể. Trên thực tế, tim là cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ lọc và bơm máu tới các cơ quan trong cơ thể. 

Tim làm việc không tốt đồng nghĩa với việc lượng máu chứa dinh dưỡng và oxy tới các cơ quan bị giảm đi, cơ thể trở nên yếu và dễ bị bệnh. Vậy làm sao để tim khỏe mạnh?

Ngoài ăn uống lành mạnh thì tập thể dục là một trong những cách đơn giản nhất bạn có thể làm để giúp tim khỏe mạnh? Vì sao vậy?



Theo T.L - Trí thức trẻ

Đau ngực nguy hiểm đến mức nào?

Đau ngực như thế nào là nguy hiểm? Đau nhói như dao đâm nguy hiểm hơn, hay cơn đau đè nặng ngực?

Không nên xem thường cơn đau ngực nào - Ảnh: Quang Định
Đau ngực được mô tả là cảm giác đau, đè ép, bóp nghẹt, tê..., tóm lại là bất cứ cảm giác khó chịu nào ở vùng ngực, cổ, bụng trên. Đau ngực là triệu chứng rất thường gặp và cũng là triệu chứng khiến nhiều người băn khoăn về thái độ xử trí.
Việc hiểu rõ và phân biệt tính chất của đau ngực sẽ phần nào giúp chúng ta có thái độ xử trí phù hợp khi gặp phải triệu chứng này, tránh bỏ qua tình trạng đau ngực nguy hiểm nhưng cũng không phải luôn ở trạng thái “báo động giả” với đau ngực lành tính.
Đau ngực không do nguyên nhân tim mạch
Đau từ ngoài thành ngực đến các cơ quan bên trong lồng ngực đều có thể là nguyên nhân gây đau ngực. Vùng cổ và thành ngực có thể gây đau do cơ xương như viêm cơ, viêm sụn sườn, viêm dây thần kinh liên sườn, chấn thương ngực... Đau do các nguyên nhân này thường có tính chất khu trú, xác định được vị trí đau và sẽ giảm khi dùng thuốc giảm đau.
Những trường hợp chấn thương ngực nặng, gây đau ngực nhiều, đặc biệt nếu kèm theo cảm giác khó thở cần đến bệnh viện chụp phim X-quang kiểm tra để xác định có hay không tổn thương như tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, giập phổi, gãy xương sườn...
Nguyên nhân trong lồng ngực (không phải do tim) gây đau ngực có thể là phổi, thực quản. Các bệnh lý phổi như viêm nhiễm từ đường thông khí (suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi...) sẽ gây đau ngực liên quan đến nhịp thở, tăng lên khi ho... 
Trào ngược thực quản cũng gây đau ngực do dịch vị từ dạ dày trào ngược vào thực quản, thường gây cảm giác nóng rát sau xương ức, tăng lên sau khi ăn no, hút thuốc, uống rượu, cà phê.
Một nhóm nguyên nhân gây đau ngực khá thường gặp là đau ngực chức năng hay còn gọi là đau ngực tâm lý. Tình trạng này gặp ở phụ nữ nhiều hơn. Đau thường rõ ràng, khu trú, vị trí đau ở vùng giữa ngực, gặp phải khi lo lắng, buồn rầu, suy nhược thần kinh...
Nhiều người trẻ, khỏe mạnh còn có thể gặp đau ngực lành tính, một tình trạng đau ngực không rõ nguyên nhân và không do bất thường nào. Đau này thường được mô tả là cảm giác nhói ngực thoáng qua, kéo dài dưới một phút, đau khu trú, có thể lặp lại nhiều lần.
Đau ngực do nguyên nhân tim mạch
Nguyên nhân từ tim mạch gây đau ngực có thể là hẹp mạch vành, phình hoặc bóc tách động mạch chủ ngực, viêm màng ngoài tim, sa van hai lá, hẹp van động mạch chủ... Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến đau thắt ngực trong bệnh mạch vành và đau ngực trong bệnh động mạch chủ ngực.
Hệ mạch vành là hệ mạch máu nuôi tim. Khi một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị hẹp nhiều sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ tim, đưa đến tình trạng thiếu máu cơ tim và có thể gây ra triệu chứng đau thắt ngực.
Đau thắt ngực ổn định được mô tả là cảm giác tim bị đè nén, bóp nghẹt, nặng ngực, khó thở, thường xảy ra khi gắng sức, xúc động, tức giận...; đau thường lan ra hàm, vai, tay và có thể kèm theo nôn ói, vã mồ hôi, hơi thở ngắn, yếu, mệt, chóng mặt...; đau có thể giảm khi nghỉ ngơi. 
Khác với đau thắt ngực ổn định thường xảy ra khi người bệnh gắng sức, đau thắt ngực không ổn định có thể gặp kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi, đang ngủ hoặc sinh hoạt bình thường.
Tính chất đau của đau thắt ngực không ổn định tương tự đau thắt ngực ổn định nhưng thường dữ dội hơn, kéo dài hơn 15 phút. Người bệnh thường đau nhiều đến mức không chịu nổi và có cảm giác sợ hãi, hoảng loạn. Đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.
Một tình trạng đau ngực cũng cần đặc biệt lưu ý là đau ngực do bóc tách động mạch chủ ngực cấp. Bóc tách động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ bị rách lớp nội mạc làm máu len vào giữa lớp nội mạc và lớp áo giữa, lóc các lớp của thành động mạch chủ.
Đây là bệnh lý nặng, nguy hiểm đến tính mạng, nguy cơ đột tử cao. Đau thường xuất hiện đột ngột, dữ dội, cảm giác đau như xé ở vùng sau xương ức lan ra sau lưng, tay.
Đến bệnh viện ngay khi nào?
Đau ngực do tim mạch thường không liên quan đến tư thế hay nhịp thở; cảm giác đau thường sâu trong lồng ngực, ít khi xác định được vị trí đau rõ ràng; thường đau với cảm giác nặng ngực, đè ép ngực chứ ít khi bị đau nhói như dao đâm.
Nếu nghi ngờ tính chất đau ngực do tim mạch, nên được bác sĩ chẩn đoán và loại trừ các trường hợp nặng. Thông thường, cần đến bệnh viện ngay nếu gặp triệu chứng đau ngực và có kèm theo một trong các tình huống sau:
- Tính chất của đau ngực tương tự với đau thắt ngực hoặc đau do bóc tách động mạch chủ ngực cấp.
- Đau ngực dữ dội, đau như bóp nghẹt tim, đè ép ngực; hoặc đau lan ra tay, hàm; hoặc đau nhiều, kéo dài trên 15 phút.
- Đau ngực có kèm theo các triệu chứng bất thường khác như mệt, yếu, nôn ói, thở ngắn, vã mồ hôi, chóng mặt, cảm giác hoang mang, lo lắng, mất tự chủ...
Theo BS Ngô Bảo Khoa - BV Đại học Y TPHCM/
Sức khỏe và Đời sống

Thử nghiệm giúp xác định thời điểm bạn có thể lên cơn đau tim

Thử nghiệm này có thể xác định tuổi thọ của tim và dự đoán khoảng thời điểm mà một người có thể lên cơn đau tim hay đột quỵ.

Theo một thử nghiệm mới đây của các nhà khoa học người Anh, một máy tính trực tuyến mới được sử dụng với mục đích dự đoán tuổi mà một người có thể lên cơn đau tim hay đột quỵ. Công cụ này so sánh tuổi thật với tuổi của trái tim sau khi xem xét những thông tin về lối sống và các yếu tố khác, bao gồm chiều cao và cân nặng.

Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm mới cho rằng nó được thiết kế để trang bị cho con người kiến thức về bệnh liên quan đến tim để cải thiện lối sống của mình.

Thử nghiệm yêu cầu người tham gia phải nhập những thông tin cơ bản, bao gồm tuổi, chiều cao, cân nặng, huyết áp, nồng độ cholesterol và người tham gia từng điều trị bệnh liên quan tới vấn đề huyết áp hay chưa cũng được yêu cầu. Sau đó, thử nghiệm đưa ra hàng loạt câu hỏi nhằm dựng lên bức tranh về tiểu sử bệnh án của một người.

Dù người tham gia hút thuốc, nếu người đó mắc bệnh tiểu đường thì việc bị viêm khớp dạng thấp, suy thận mãn tính hoặc rung tâm nhĩ (nhịp tim bất thường) đều được xem xét. Cuối cùng, chiếc máy sẽ đánh giá cả yếu tố trong gia đình có người thân nào ở độ tuổi dưới 60 có tiền sử tim mạch hay không.

Sử dụng thông tin đó, chiếc máy sẽ đưa ra tuổi của tim cũng như dự đoán con người có thể sống bao lâu trước khi lên cơn đau tim hay bị đột quỵ. Thêm vào đó, công cụ này có tể ước tính rủi ro mà một người phải chịu nếu bị đau tim hay đột quỵ trong 10 năm tới.

thử nghiệm phát hiện cơn đau timThử nghiệm này có thể xác định tuổi thọ của tim và dự đoán khoảng thời điểm mà một người có thể lên cơn đau tim hay đột quỵ. Ảnh minh họa

Ngoài ra, các thử nghiệm còn đưa ra lời khuyên về huyết áp, nồng độ cholesterol và trọng lượng cơ thể, tính chỉ số khối lượng cơ thể của một người để đánh giá họ đang có cân nặng bình thường hay đang thừa cân, béo phì.

Ví dụ, với một phụ nữ 40 tuổi có cân nặng bình thường, hút dưới 10 điếu thuốc/ngày, mắc bệnh tiểu đường và người thân có tiến sử bệnh tim mạch thì độ tuổi của tim sẽ là 53 tuổi. Người này sẽ được cảnh báo về cơn đau tim hay đột quỵ ở tuổi 71 và 3% nguy cơ xảy ra ở thập kỷ tiếp theo.

Trong khi đó, một người phụ nữ khác cùng tuổi, chiều cao và cân nặng nhưng không hút thuốc hay bị tiểu đường và gia đình không có tiền sử bệnh tim mạch có thể sống tới tuổi 81 mà không phải chịu đựng bất kỳ cơn đau tim hay đột quỵ nào. Nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ trong 10 năm tới chỉ là 0.9%.

Phần lớn, thử nghiệm sẽ đưa ra kết quả chính xác nếu người tham gia cung cấp được nồng độ cholesterol và huyết áp. Nếu không, các thử nghiệm sẽ sử dụng mức trung bình quốc gia để xác định rủi ro.

GS Kevin Fenton, giám đốc y tế và phúc lợi công cộng tại Anh, cho biết: "Quá nhiều người qua đời sớm vì những lý do có thể phòng ngừa và bằng chứng rõ ràng cũng cho thấy các yếu tố như hút thuốc và huyết áp cao góp phần không nhỏ gây ra điều này. Công cụ xác định tuổi của tim cho thấy không bao giờ là quá muộn để thay đổi, sống lành mạnh hơn, mang tới cơ hội cho con người có một trái tim khỏe".

"Biết được nguy cơ phát triển bệnh tim và tuần hoàn là rất quan trọng để kiểm soát sức khỏe của bạn. Được trang bị kiến thức này, bạn có thể bắt đầu thay đổi lối sống để giúp bảo vệ bạn chống lại các cơn đau tim và đột quỵ", Simon Gillespie, giám đốc điều hành Quỹ Tim mạch của Anh cho biết.

Người ta sẽ khuyến khích các bác sĩ gia đình giới thiệu thử nghiệm này với các bệnh nhân để giúp họ sống khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, một chuyên gia khuyến cáo rằng thử nghiệm này có thể khiến con người dùng thuốc bao gồm các chất ức chế để giảm cholesterol.

Theo Thùy Dung - Trí thức trẻ

Căng thẳng, trầm cảm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, NewYork (Mỹ) cho thấy

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, New York (Mỹ) cho thấy, những người mắc các bệnh về tim mạch thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo âu sẽ giảm lượng máu lưu thông và tăng 48% nguy cơ tử vong sớm.
TS. Carmela Alcantara - Trưởng nhóm nghiên cứu cùng các cộng sự đã tiến hành đánh giá đối với 4.487 bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh mạch vành tuổi từ 45 trở lên trong khoảng thời gian từ năm 2003 - 2007. Đối tượng nghiên cứu được yêu cầu hoàn thành bảng hỏi về các dấu hiệu stress, buồn nôn, chán nản, mức độ không kiểm soát được các vấn đề trong cuộc sống. 
Kết quả cho thấy, stress và trầm cảm làm tăng nguy cơ đau tim và tử vong sớm 47%. Trong thời gian nghiên cứu có khoảng 6% tương đương 274 bệnh nhân có biểu hiện tăng mức độ căng thẳng và trầm cảm cao, 1.337 trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim. 
Theo các chuyên gia, những bệnh nhân tim mạch chỉ có triệu chứng căng thẳng hoặc chỉ có triệu chứng trầm cảm nặng không tăng nguy cơ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim so với những người mắc cả hai triệu chứng trên.
Theo M.Huệ - Sức khỏe và Đời sống

Bệnh tim - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trẻ

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Circulation (Hiệp hội Tim Mỹ) cho biết, nhiều phụ nữ trẻ thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Đó chính là lý do giải thích tại sao số phụ nữ trẻ luôn chiếm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cao hơn nam giới ở cùng độ tuổi.
Judith Lichman, tác giả cuộc nghiên cứu đồng thời là Chủ nhiệm Khoa Dịch tễ học về bệnh mạn tính tại Trường Y tế cộng đồng Yale ở New Haven (Mỹ), cảnh báo: "Những phụ nữ trẻ có nhiều yếu tố nguy cơ hoặc tiền sử gia đình về bệnh tim đừng chủ quan với chứng nhồi máu cơ tim".
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phỏng vấn một số phụ nữ, độ tuổi từ 30-55, được cứu sống sau một cơn nhồi máu cơ tim. Các nhà nghiên cứu phát hiện, nhiều người trong số này đã không chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ nhồi máu cơ tim như triệu chứng đau và chóng mặt.
Bên cạnh đó, cuộc phỏng vấn còn cho thấy có sự khác biệt lớn trong các triệu chứng đau tim xuất hiện lần đầu ở phụ nữ trẻ, đồng thời các yếu tố như công việc và gia đình có thể tác động, khiến họ chần chừ kiểm tra sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, để giảm thiểu nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở phụ nữ trẻ, điều cần thiết là phải nâng cao nhận thức của họ về các triệu chứng sớm của bệnh tim cũng như kiến thức y tế cần thiết nhằm ứng phó kịp thời với cơn nhồi máu cơ tim.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Tim Mỹ, mỗi năm có hơn 15.000 phụ nữ Mỹ dưới 55 tuổi tử vong vì bệnh tim, đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ thuộc nhóm tuổi này tại Mỹ.
Theo Nguyễn Niệm - Phụ nữ TPHCM

Hoại tử chân do tắc động mạch dễ nhầm với loét

Bệnh nhân Lý Thị Ngọc Điệp nhập viện trong tình trạng đau nhức chân phải, một phần ngón chân cái bị hoại tử tím đen, hai bàn chân màu tím xanh và lạnh.

Bà Điệp (61 tuổi, quê Sóc Trăng) cho biết vài năm nay xuất hiện triệu chứng đau nhức và tê chân phải. Nghĩ là bệnh đau cơ xương khớp thông thường nên bà không đến các cơ sở y tế khám bệnh. Một tuần trước khi vào viện, tình trạng đau nhức chân phải tăng lên, phần đầu ngón chân cái bắt đầu tím đen, lan dần lên phần thân ngón bệnh nhân.
Bệnh nhân Ngọc Điệp đã được phẫu thuật , tình trạng hoại tử của ngón cái ngưng tiến triển, bàn chân và các ngón chân hồng hào do đã có máu nuôi dưỡng
Bệnh nhân Ngọc Điệp đã được phẫu thuật. Hiện tình trạng hoại tử của ngón cái đã ngưng tiến triển. Bàn chân và các ngón chân cũng hồng hào hơn do đã có máu nuôi dưỡng. Ảnh: TP.
Sau khi khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ Chuyên khoa Phẫu thuật Mạch máu BV Đại học Y dược TPHCM chẩn đoán bệnh nhân bị tắc động mạch mạn tính hai chân. Hình chụp mạch máu cho thấy các động mạch hai chân đã bị tắc nghẽn. Các động mạch tắc hoàn toàn ở nhiều vị trí trên chân phải, từ động mạch chậu trên bụng kéo dài đến gần cổ chân, chỉ còn một nhánh nhỏ ở phần xa của động mạch cổ chân.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật để đưa máu xuống chân. Bác sĩ cũng nong và đặt stent động mạch ở phần trên cao của chân, đồng thời sử dụng các tĩnh mạch tự thân ghép với nhau để bắc cầu đến nhánh mạch máu nhỏ ở phần xa phía dưới chân.
Sau mổ, bệnh nhân Điệp đã hết đau chân phải. Tình trạng hoại tử của ngón cái ngưng tiến triển, bàn chân và các ngón chân hồng hào do đã có máu nuôi dưỡng. Dự kiến trong vài ngày tới bệnh nhân sẽ được cắt một phần nhỏ hoại tử của ngón cái thay vì phải cắt cụt chân đến đùi.
ThS.BS Lê Thanh Phong, Trưởng đơn vị Phẫu thuật Mạch máu, BVĐại học Y Dược TPHCM, giải thích: Việc phối hợp giữa can thiệp nội mạch và vi phẫu mạch máu trong trường hợp này làm cho quá trình điều trị các thương tổn phức tạp của mạch máu trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó bệnh nhân nhanh hồi phục và tiết kiệm được chi phí điều trị.
Trong cơ thể, các động mạch có nhiệm vụ đưa máu chứa chất dinh dưỡng đến nuôi các cơ. Động mạch ở chân bị tắc nghẽn sẽ làm giảm lượng máu xuống chân khiến chân bị thiếu chất dinh dưỡng và ôxy, nếu nặng dễ dẫn đến hoại tử chân.
Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn chính. Giai đoạn sớm không có triệu chứng. Giai đoạn tiếp theo là đau cách hồi, tức là đi một đoạn phải dừng lại do cảm giác đau ở chân. Ở giai đoạn 3, cảm giác đau xuất hiện ngay khi nghỉ, đặc biệt là đau về đêm. Giai đoạn cuối cùng là tình trạng hoại tử hoặc lở loét ở các ngón chân và bàn chân.
Trong giai đoạn đầu khi có cảm giác đau chân, bệnh thường bị nhầm lẫn với đau cơ xương khớp. Ở giai đoạn cuối với triệu chứng lở loét, hoại tử chân thường bị cho là nhiễm trùng phần mềm. Lúc này, nếu người bệnh được cắt ngón chân hoại tử thì vết mổ sẽ không thể lành được vì không có máu đến nuôi dưỡng. Bệnh nhân có thể bị cắt cụt chân gây tàn phế suốt đời.
BS Thanh Phong cho biết thêm, bệnh tắc động mạch mạn tính thường gặp ở người lớn tuổi, hút thuốc lá, bị tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... "Khi có bệnh ở động mạch chi thì khả năng động mạch ở các nơi khác như động mạch thận, động mạch vành nuôi tim và động mạch cảnh nuôi não cũng có thể mắc bệnh. Do đó, người bệnh nên được theo dõi và điều trị một cách tổng thể bởi các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau".
Theo Thi Ngoan - VnExpress

Nỗi ám ảnh từ cục máu đông

Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu tăng cao ở người béo phì, có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ứ huyết.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là một bệnh tim mạch thường gặp, đứng vào hàng thứ ba trong các bệnh tim mạch. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và gây ra những trường hợp đột tử mà phần lớn nạn nhân không biết do thuyên tắc động mạch phổi.
Các yếu tố nguy cơ
Khi một huyết khối nhỏ (cục máu đông) hình thành ở tĩnh mạch sâu, nó sẽ gây ra phản ứng viêm và kích thích tạo thêm các huyết khối mới. Nguy cơ hình thành HKTMS tăng lên khi lưu lượng máu giảm hoặc ứ trệ tuần hoàn ở tĩnh mạch chi dưới. Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân không thể cử động được trong một thời gian dài. Máu càng ứ đọng trong tĩnh mạch, huyết khối càng dễ hình thành. Các yếu tố nguy cơ của HKTMS gồm:
- Người từ 70 tuổi trở lên.
- Ung thư đang trong thời kỳ hoạt động hoặc đang điều trị được 6 tháng.
- Phẫu thuật hoặc chấn thương vùng chậu hay chi dưới.
- Phẫu thuật cần gây mê kéo dài trên 5 giờ.
- Du lịch gần 2.000 km trong 12 tuần trước đó.
- Điều trị bằng estrogen/progesterone.
- Nằm liệt giường trên 3 ngày hoặc phẫu thuật trong vòng 4 tuần trước đó.
- Đa số trường hợp HKTMS thường xảy ra trên những bệnh nhân trải qua phẫu thuật, đau ốm, được điều trị nội trú.
- Nguy cơ HKTMS tăng cao ở người béo phì, có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ứ huyết, có thai, cho con bú, sử dụng thuốc ngừa thai hoặc bị viêm loét đại tràng.
Biện pháp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu tốt nhất hiện nay là tăng cường tập thể dục Ảnh: Hoàng Triều
Biện pháp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu tốt nhất hiện nay là tăng cường tập thể dục Ảnh: Hoàng Triều
Diễn biến phức tạp
Thường khoảng 60% bệnh nhân có cục máu đông kéo dài mà không làm nghẹt lòng tĩnh mạch. Những bệnh nhân này có thể bị thuyên tắc phổi dẫn đến tử vong mà không có dấu hiệu hay triệu chứng tại vị trí khởi phát. Thay vào đó, thường có những yếu tố khác xuất hiện như sốc, nhiễm trùng, chấn thương, suy tim xung huyết; già, béo phì, có thai, bệnh ác tính… Ở 40% bệnh nhân còn lại thì huyết khối làm nghẹt lòng tĩnh mạch, gây đau chi và phù nề…
Hiện nay, người ta thấy những trường hợp thuyên tắc phổi nặng thường xuất phát từ phần tĩnh mạch gần của chi dưới. Thuyên tắc phổi trên lâm sàng nặng hay nhẹ tùy thuộc kích thước của huyết khối và tình trạng tim, phổi của bệnh nhân.
Phần lớn bệnh nhân có HKTMS đều phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể điều trị tại nhà với sự chăm sóc của nhân viên y tế với một số điều kiện như: huyết khối nhỏ, triệu chứng ít, có thể đi bộ được, không có bệnh khác, không khó thở và không nghi ngờ thuyên tắc phổi...
Phòng ngừa HKTMS
Biến chứng quan trọng của HKTMS là thuyên tắc động mạch phổi, đó là một tình trạng tắc của động mạch phổi hay một trong các nhánh của nó do các cục máu đông xuất phát từ HKTMS. Nguy cơ thuyên tắc phổi gia tăng trong nhiều trường hợp như ung thư và nằm bất động kéo dài.
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 100.000-200.000 trường hợp tử vong do thuyên tắc phổi và chỉ có 30% được chẩn đoán trước khi tử vong, số còn lại chỉ được phát hiện sau khi xét nghiệm tử thi. Các triệu chứng của thuyên tắc phổi bao gồm khó thở, đau ngực khi hít vào, ho ra máu và đánh trống ngực. Các trường hợp thuyên tắc phổi nặng có thể dẫn đến hôn mê, choáng và ngưng tim đột ngột.
Biện pháp phòng ngừa HKTMS tốt nhất hiện nay là tăng cường tập thể dục bằng cách đi bộ, phát hiện sớm những trường hợp có HKTMS để điều trị, vận động sớm sau phẫu thuật, sử dụng vớ y khoa (nhất là khi đi máy bay lâu trên 4 giờ) cho những người có yếu tố nguy cơ, sử dụng thuốc kháng đông khi có chỉ định của thầy thuốc...
Hai phương pháp điều trị
Điều trị kháng đông đầy đủ là liệu pháp chính trong bệnh HKTMS, bắt đầu bằng thuốc Heparin và sau đó là dẫn xuất coumarine để chống tái phát huyết khối. Một phương pháp khác là điều trị tiêu sợi huyết, nghĩa là làm tiêu cục huyết khối và duy trì chức năng các van tĩnh mạch.
Người ta làm một số thử nghiệm để so sánh cách điều trị tiêu sợi huyết và điều trị kháng đông tiêu chuẩn thì thấy rằng huyết khối mất hoàn toàn ở 45% bệnh nhân được điều trị với tác nhân tiêu sợi huyết, trong khi chỉ loại trừ được huyết khối ở 4% bệnh nhân dùng Heparin.
Trong trường hợp không sử dụng được thuốc kháng đông hoặc dùng kháng đông thất bại thì cần đến các phương pháp điều trị xâm lấn hơn, đó là phẫu thuật lấy huyết khối hay đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam - Người lao động

Ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn ở tim

Tắc nghẽn động mạch hay chứng xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim ở nhiều người


Bên cạnh lối sống thụ động, thói quen ăn uống có hại và thiếu vận động thể chất thường được cho là những nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Để phòng ngừa tình trạng tắc nghẽn mạnh máu ở tim, bạn có thể áp dụng một vài bí quyết đơn giản dưới đây:
1. Từ bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá luôn có mối quan hệ mật thiết với bệnh tim. Có tới hơn 4000 loại hóa chất khác nhau được hít vào cơ thể khi bạn hút thuốc và chúng hoàn toàn không đem lại lợi ích cho sức khỏe. 
Trên thực tế, những hóa chất này còn làm co khít các động mạch của tim, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Những người hút thuốc lá thụ động cũng gánh chịu mối nguy hiểm đương đương và làm gia tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu.
Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Các chất độc có trong môi trường khi hít vào sẽ thấm vào trong máu, gây viêm nhiễm mạch máu, làm tăng huyết áp và tắc nghẽn động mạch.
2. Hạn chế chất caffeine
Chất caffeine có trong nhiều loại thức uống khác nhau từ trà, cà phê, sô-đa cho đến những thức uống được chế biến sẵn khác. Mặc dù đã có những kết quả nghiên cứu khẳng định rằng việc tiêu thụ chất caffeine quá mức có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn động mạch thì vẫn có những kết quả nghiên cứu khác cho rằng nếu uống cà phê ở mức vừa phải (không cho thêm kem và các chất tạo ngọt nhân tạo) có thể làm giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe của tim.
Tuy nhiên, các loại nước ngọt có gas lại có thể gây hại cho sức khỏe. Hàm lượng đường và caffeine cao của chúng sẽ làm tổn hại các động mạch trong cơ thể, khiến nguy cơ mắc bệnh tim của bạn gia tăng cao hơn trong tương lai.
3. Hạn chế tiêu thụ đường
Bạn không chỉ phải hạn chế các món ngọt và có nhiều đường trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, mà còn cần cắt giảm cả những thức ăn có chứa nhiều carbohydrate vì khi được tiêu hóa trong cơ thể, chúng sẽ được phân hủy và dự trữ dưới dạng đường đơn. Hàm lượng đường trong máu quá cao là tăng khả năng bị tiểu đường và còn "tàn phá" sức khỏe của tim.
4. Chọn dầu ăn khôn ngoan
Phần lớn các loại dầu thực vật đều có chứa lượng chất béo không bão hòa đa thể (PUFA) hoặc có thể dẫn tới những tổn hại do quá trình ô-xy hóa và làm tăng mức cholesterol. Hậu quả là các động mạch bị tắc nghẽn. 
Tuy nhiên, chất béo không bão hòa đa thể lại cần thiết cho cơ thể thực hiện nhiều chức năng khác với số lượng rất ít. Vì vậy, bạn chỉ nên chọn những loại dầu ăn có chứa ít PUFA để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
5. Tăng cường thêm những thực phẩm giàu các a-xít béo omega-3
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích mọi người cần ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều các a-xít béo omega-3 nhằm củng cố sự khỏe mạnh của tim và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim. Những kết quả nghiên cứu gần đây cũng khẳng định nhóm thực phẩm này giúp đánh bại tình trạng viêm nhiễm và giữ cho các động mạch trong cơ thể luôn thông thoáng.
6. Đừng gạt bỏ hẳn chất béo bão hòa
Quan điểm nói rằng các loại chất béo sẽ có hại cho tim không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, các loại chất béo rất cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của tim. Khi được tiêu thụ một cách điều độ, các chất béo bão hòa giúp phòng ngừa những tác hại của quá trình ô-xy hóa và đảm bảo sự khỏe mạnh cho các động mạch trong tim.
7. Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Trái cây và rau xanh vẫn được xem là nguồn thực phẩm có tác dụng phòng chữa bệnh cho con người, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng giàu các khoáng chất, vitamin, chất xơ, dưỡng chất từ thực vật và các vi chất dinh dưỡng khác nên rất có ích cho tim. 
Chất nitrate có trong rau xà lách, củ dền, cải bó xôi và nhiều loại rau xanh khác sẽ hạn chế sự co rút của các động mạch, ngăn chặn sự phát triển của những mảng bám và kìm hãm sự xuất hiện của cá cục máu đông.
Trong khi đó, các chất chống ô-xy hóa có trong trái cây lại có tác dụng ngăn chặn những tổn hại do quá trình ô-xy hóa gây ra.
8. Tạo thói quen tập thể dục
Tập thể dục là một tronng những cách để bạn tăng cường sự khỏe mạnh cho tim, cải thiện tuần hoàn máu và hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch. Chỉ cần xây dựng thói quen vận động thể chất 30 phút mỗi ngày là bạn đã có ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Theo Hồng Xuân - Phụ nữ TPHCM

Điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới: Đừng để quá muộn!

Nhiều bệnh nhân bị bệnh tắc động mạch đến bệnh viện trong giai đoạn muộn, khi bàn chân đã hoại tử lan rộng.

Vì thế, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, số bệnh nhân bị cắt cụt chi chiếm tỷ lệ cao.
Bệnh thiếu máu chân mạn tính, còn gọi là bệnh tắc động mạch mạn tính chi dưới (TĐMMTCD), là nguyên nhân thường gây mất chức năng đi đứng của bệnh nhân. Ngoài tác động trực tiếp đến chân, bệnh này còn ảnh hưởng đến toàn thân, gây biến chứng và tử vong.
Đây là bệnh thường gặp trong phẫu thuật mạch máu, chiếm khoảng 7% ở người có độ tuổi 60-69, 12,5% ở độ tuổi 70-79 và chiếm trên 23% ở độ tuổi trên 80.
Bệnh do một số nguyên nhân, tuy nhiên, hẹp và tắc nghẽn do các mảng xơ vữa là nguyên nhân phổ biến. Có thể ví các động mạch tương tự một hệ thống đường ống với kích thước khác nhau, dẫn máu từ tim đến nuôi các cơ quan. Khi tắc động mạch, lượng máu đến nuôi chân giảm đi, đến mức độ nào đó sẽ gây tình trạng thiếu máu nuôi chân.
1. Những đối tượng nào thường mắc bệnh này? Những người lớn tuổi, hút thuốc lá, có bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, ít vận động và trong gia đình có người bệnh xơ mỡ là đối tượng dễ mắc bệnh TĐMMTCD.
2. Bệnh TĐMMTCD thường biểu hiện như thế nào? Bệnh sẽ tiến triển qua các giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn sớm (giai đoạn 1) thường không có triệu chứng.
Giai đoạn 2, biểu hiện đau cách hồi, xuất hiện ở cẳng chân hoặc ở mông khi bệnh nhân đi lại. Giai đoạn 3 biểu hiện đau liên tục lúc nghỉ, nhất là về khuya; đau nhiều ở các ngón chân và bàn chân. Bệnh nhân thường mất ngủ hoặc ngủ với tư thế chân buông thõng ngoài giường, vì với tư thế này sẽ đỡđau hơn.
Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng nhất (giai đoạn 4), các ngón chân hoặc bàn chân sẽ hoại tử hoặc loét không lành được.
Giai đoạn 3 và 4 được gọi là giai đoạn thiếu máu chân nguy kịch, với nguy cơ cắt cụt chi cao.
3. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng, nguy cơ ra sao? Vì xơ vữa mạch là một bệnh hệ thống nên ngoài động mạch chi dưới bị tắc, tất cả các mạch máu khác trong cơ thể cũng có nguy cơ ảnh hưởng, đặc biệt là động mạch nuôi tim (nhồi máu cơ tim), động mạch nuôi não (gây tai biến mạch máu não), động mạch thận (gây suy thận, tăng huyết áp)… Các biến chứng này có thể gây tử vong.
4. Bệnh này được điều trị như thế nào? Tùy theo giai đoạn bệnh, có thể điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Trong giai đoạn sớm có thể điều trị nội khoa, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ như bỏ hút thuốc, đồng thời tập đi bộ từ 30-60 phút mỗi ngày, thay đổi lối sống, điều trị tốt các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu đi kèm, kết hợp với uống thuốc ức chế kết tập tiểu cầu như Aspirin, Pletaal (Cilostazone), thuốc giảm mỡ máu nhóm statine và thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển.
Trường hợp nặng: can thiệp nội mạch hoặc mổ hở.
Can thiệp nội mạch là phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít gây đau, đơn giản nhất; thực hiện bằng cách chích vào động mạch đùi sau khi gây tê tại chỗ, luồn một dây ở đầu có bóng nong, đưa bóng đến đoạn động mạch bị hẹp và nong, sau đó đặt vào vị trí vừa nong một stent, giúp cho động mạch không bị hẹp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chỉ áp dụng cho những trường hợp tình trạng tắc động mạch không quá lan rộng và chi phí khá cao.
Trường hợp tắc động mạch nhiều nơi, tắc trên đoạn dài, phức tạp thì phẫu thuật bắc cầu động mạch là phương pháp điều trị phù hợp.
Theo ThS.BS Lê Thanh Phong - BV ĐH Y Dược TPHCM
Phụ nữ TPHCM

Người tăng huyết áp không nên uống nước tăng lực

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trường CĐ Tim mạch, San Diego, Mỹ công bố ngày 14/3 cho thấy thức uống tăng lực có thể làm tăng huyết áp, thậm chí nguy hại cho sức khỏe.

TS Anna Svatikova, trưởng nhóm nghiên cứu, cùng các cộng sự tiến hành thực nghiệm đối với 25 người tình nguyện trong độ tuổi từ 19 - 40, họ uống nước tăng lực và giả dược vào các thời điểm khác nhau sau đó được đo nhịp tim, huyết áp trước và sau khi uống. 

Kết quả cho thấy huyết áp tâm thu tăng hơn 3% ở người uống nước tăng lực so với người uống giả dược. Tỷ lệ rõ rệt tăng gấp 2 lần giữa người không thường uống cà phê hay đồ uống chứa caffein mỗi ngày so với những người thường xuyên uống. 

Theo GS Sachin Shah, chuyên về dược học tại ĐH Thái Bình Dương, Stockton, California, người không tham gia vào nghiên cứu: "Ngay cả sự gia tăng nhỏ trong huyết áp cũng có thể dẫn đến hậu quả chết người tùy thuộc vào độ tuổi và bệnh sử của bạn". 

Đặc biệt đối với những người tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, đồ uống có chất cafein, taurine hoặc các thành phần khác được tìm thấy có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh tim.
Theo M.Huệ - Sức khỏe và Đời sống

"Khắc tinh" của huyết áp cao

Cuộc sống của bạn có thể bị đảo lộn vì chỉ số huyết áp luôn trực chờ vượt ngưỡng. Thay vì quá lo lắng hãy bỏ túi một vài mẹo nhỏ dưới đây.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cười nhiều hơn
Bạn có tin tâm trạng vui vẻ có liên quan tới huyết áp (HA)? Điều này đã được chứng minh bởi các nhà khoa học Mỹ. Sau khi điều tra trên 2.654 người có độ tuổi trung bình là 72, họ phát hiện ra rằng những người càng lạc quan thì nguy cơ mắc bệnh HA càng giảm.
Sự lạc quan có thể tạo sự cân bằng giữa phản ứng của hệ thần kinh cũng như phản ứng hóa học, đồng thời giúp bạn giảm căng thẳng. Sẽ rất tuyệt vời nếu như bạn kết hợp với việc uống thuốc chống tăng HA.
5 lưu ý cho thực đơn
- Tránh thức ăn chiên xào, hạn chế mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là dùng dầu thực vật thay mỡ và ăn các món hấp, luộc.
- Ăn nhiều rau quả xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể và các sản phẩm từ ngũ cốc, trái cây, sản phẩm từ sữa…
- Ưu tiên cá, sau đó đến thịt gia cầm, cuối cùng mới đến thịt bò, heo, cừu.
- Hạn chế ăn muối, các nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như: tôm khô, trứng vịt muối, chanh muối, thịt chà bông…
- Uống sữa ít béo: Nghiên cứu mới của Mỹ đã cho thấy mối liên quan giữa việc ăn các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua và sữa) với HA. Đó là chỉ số áp suất máu tâm thu trung bình của nhóm người dùng nhiều sữa nhất là 2,6 mmHg, thấp hơn so với nhóm người dùng lượng sữa ít nhất. Ngoài ra, những người tiêu thụ nhiều sữa ít béo nhất ít có nguy cơ bị cao huyết áp (đến 54%) so với nhóm còn lại.
Từ bỏ thói quen xấu
- Ngủ đủ giấc: Bạn có biết, những người ở độ tuổi trung niên chỉ ngủ 5 tiếng/ngày dễ có nguy cơ bị chứng HA cao? Đó là cảnh báo của các nhà khoa học Mỹ sau khi nghiên cứu trên 4.810 người ở độ tuổi 32 - 86. Theo họ, giấc ngủ giúp tim đập chậm lại và HA giảm xuống.
- Ngưng hút thuốc: là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cả bệnh tim mạch lẫn không tim mạch ở người cao HA.
- Từ chối rượu: Nhiều bằng chứng cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa uống rượu, HA và tỷ lệ bệnh cao HA trong cộng đồng. Hơn nữa, uống nhiều rượu sẽ gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Ngoài ra, rượu còn làm giảm tác dụng của thuốc hạ HA.
- Tăng hoạt động thể lực: Tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30 - 45 phút, 3 - 4 lần/tuần có thể làm giảm HA tâm thu từ 4 - 8mmHg. Nên tránh các tập luyện nặng như cử tạ vì làm tăng HA.
Hãy yêu sôcôla
Bạn vẫn lo ngại ăn các sản phẩm từ cacao sẽ gây béo phì? Các nhà khoa học Hà Lan thì không nghĩ như vậy. Theo họ, những người ăn 1/3 thanh sôcôla mỗi ngày có thể giảm HA và giảm nguy cơ tử vong tới 50% so với những người không ăn. Chính chất chống ôxy hóa flavanol có trong sôcôla đã làm tăng nitric oxide trong máu và kích thích tuần hoàn mạch máu.
"Làm bạn" với cà chua
Chất lycopene trong cà chua rất hiệu quả trong việc giảm HA. Việc bổ sung cà chua vào chế độ ăn giúp giảm 10 chỉ số áp lực máu lên tâm thu và 4 chỉ số ở tâm trương. Lượng cà chua tốt cho sức khỏe là 4 quả/ngày và chia vào các món salad, nước sốt hay nước ép cà chua đều có tác dụng tương tự với sức khỏe.
Bổ sung thực phẩm nhiều kali
Với bệnh nhân cao HA, thực phẩm giàu Natri như kẻ thù đối với sức khỏe còn Kali như một người bạn thân thiết. Bởi lẽ loại thực phẩm này có khả năng hạn chế quá trình hình thành Natri trong máu.
Các loại thực phẩm giàu kali là các loại rau xanh và trái cây như khoai lang, cà chua, nước cam, khoai tây, chuối, lê, mận khô, nho khô.
Tìm đến châm cứu
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, việc kích thích dòng điện cường độ nhỏ lên những điểm cụ thể ở vùng chân trước của chuột sẽ có tác dụng giảm HA. Hiệu quả này cao hơn so với việc châm cứu bằng tay truyền thống. Hiện, phương pháp này đang trong quá trình thực nghiệm trên cơ thể người.
"Kết thân" với khoai tây
Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu thực phẩm (Anh) sau quá trình nghiên cứu đã nhận thấy ăn khoai tây rất có lợi cho những người có HA quá cao. Đó chính là nhờ chất kukoamine có trong khoai tây. Nó giúp cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn và giúp hạ HA. Bạn lưu ý, khoai tây luộc tốt cho sức khỏe hơn so với khoai tây chiên.
Theo Nhật Minh - Sức khỏe gia đình

Tác dụng phụ của thuốc hạ áp captopril

Captopril là một thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp. Tác dụng hạ huyết áp xảy ra trong khoảng 60 - 90 phút sau khi uống liều thứ nhất.

Thời gian tác dụng phụ thuộc vào liều. Sau một liều bình thường, tác dụng thường duy trì ít nhất 12 giờ. Trong điều trị tăng huyết áp, đáp ứng điều trị tối đa đạt được sau 4 tuần điều trị. Việc giảm phì đại thất trái đạt được sau 2 - 3 tháng dùng captopril. 
Tác dụng hạ huyết áp không phụ thuộc vào tư thế đứng hay nằm. Hạ huyết áp tư thế (hạ huyết áp thế đứng) thường ít gặp, nhưng có thể xảy ra, đặc biệt ở người có thể tích máu giảm. Ngoài điều trị tăng huyết áp thuốc còn được dùng để điều trị suy tim và nhồi máu cơ tim.
Thuốc được uống trước bữa ăn 1 giờ. Liều lượng và số lần dùng thuốc bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
tac-dung-phu-cua-thuoc-ha-ap-captoprilDùng thuốc điều trị tăng huyết áp cần theo dõi các tác dụng phụ.
Khi dùng thuốc này cần thận trọng ở người có suy giảm chức năng thận, người bệnh mất nước và/hoặc điều trị thuốc lợi tiểu mạnh vì có nguy cơ hạ huyết áp nặng. 
Bản thân captopril có thể gây tăng nhẹ kali huyết, vì vậy không kết hợp với các thuốc lợi tiểu giữ kali như spironolacton, triamteren, amilorid trong điều trị tăng huyết áp và thận trọng khi dùng các muối có chứa kali (vì có thể gây tăng kali gây ra bất lợi trong điều trị).
Không được dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai vì có thể dẫn đến thương tổn cho thai nhi và trẻ sơ sinh như hạ huyết áp, giảm sản sọ sơ sinh, vô niệu, chậm phát triển thai, đẻ non và còn ống động mạch đã xảy ra. Captopril bài tiết vào sữa mẹ, gây nhiều tác dụng có hại cho trẻ bú sữa mẹ, vì vậy không được dùng captopril đối với người cho con bú.
Trong điều trị tăng huyết áp đôi khi phải dùng phối hợp hai loại thuốc trở lên hoặc với người mắc nhiều bệnh mạn tính cùng lúc thì cũng phải dùng đồng thời nhiều loại thuốc, cần tránh sự tương tác bất lợi giữa các thuốc điều trị bệnh với nhau. Cụ thể, cần tránh dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu furosemid vì dễ gây ra tác dụng hiệp đồng hạ huyết áp. Dùng đồng thời captopril với các chất chống viêm không steroid (đặc biệt indomethacin) làm giảm tác dụng hạ huyết áp của captopril.
Một số tác dụng phụ không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc này là chóng mặt và ngoại ban, ho. Các phản ứng này thường phụ thuộc vào liều dùng và liên quan đến những yếu tố biến chứng như suy thận, bệnh mô liên kết ở mạch máu. Ngoài ra, thuốc còn gây viêm miệng, viêm dạ dày, đau bụng, đau thượng vị và thay đổi vị giác (thay đổi vị giác thường mất đi trong vòng 2-3 tháng điều trị).
Người bệnh cần lưu ý phát hiện những bất thường này có thể xảy ra với mình trong quá trình dùng thuốc, kịp thời báo cho bác sĩ biết để có cách xử trí kịp thời.
Theo DS. Hoàng Thu Thủy - Sức khỏe và Đời sống

"Thần dược" rẻ tiền ổn định huyết áp hiệu quả chỉ trong 4 tuần

Khoai lang tím là một loại thực phẩm rẻ tiền và rất quen thuộc. Nhưng ít ai biết rằng loại thực phẩm bình dân này có thể giúp làm giảm huyết áp hiệu quả trong vòng 4 tuần.

Ở Việt Nam khoai lang tím là món ăn rất quen thuộc. Được chế biến thành các món ăn khác nhau, rất nhiều người ưu thích món ăn từ khoai lang tím.
Nhưng dùng khoai lang tím để chữa bệnh thì không phải ai cũng biết. Nổi bật hơn cả là tác dụng làm giảm huyết áp cho người bệnh cao huyết áp chỉ trong vòng 4 tuần.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang tím
Khoai lang tím có tên khoa học là Solanum andigenum, có cùng họ với khoai mỡ và khoai tây. Cây dạng thân thảo, có lá hình trái tim hay xẻ thùy. Củ hình thuôn, vỏ nhẵn nhụi, ruột màu tím rất đẹp.
Khoai tím có nhiều loại nên giá trị dinh dưỡng, tác dụng chữa bệnh của chúng cũng khác nhau.
Trong khoai lang tím có thành phần tinh bột lớn, đường, các acid amin, beta carotene, vitamin C, B1, canxi, phospho, kẽm, sắt,magie, natri, kali,…vì vậy khoai lang tím có thể sử dụng làm lương thực rất tốt.
Khoai lang tím giúp hạ huyết áp
Một nghiên cứu khoa học tại Mỹ cho thấy những người ăn khoai lang tím hấp hoặc luộc 2 lần mỗi ngày (khoảng 6-8 củ nhỏ) trong khoảng 4 tuần. Sau đó huyết áp của họ đã giảm xuống được 4,3 - 4,5 % so với trước đó.
Khoai lang tím giúp huyết áp ổn định và nếu duy trì việc ăn khoai lang tím hàng ngày với lượng vừa đủ như trên sẽ giúp huyết áp được điều hòa, giải những cơn tăng huyết áp đột ngột gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn.
"Thần dược" rẻ tiền ổn định huyết áp hiệu quả chỉ trong 4 tuần
Những công dụng khác của khoai lang tím:
Bên cạnh tác dụng làm giảm huyết áp khoai lang tím còn có tác dụng rất tốt đối với người bệnh tiểu đường và giúp giảm béo phì, tác dụng làm đẹp rất tốt như:
Giảm béo phì nhờ khoai lang tím
Khoai lang có đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể nhưng lại là thực phẩm giúp bạn giảm cân nhanh chóng, ngăn chặn béo phì rất tốt.
Hãy ăn khoai lang tím luộc vào mỗi buổi sáng và ăn thay thế những món ăn vặt hàng ngày. Khoai lang tím làm ức chế cơn no, hạn chế sự thèm ăn giúp bạn nạp ít cal hơn và giảm cân một cách tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những người mắc bệnh tiểu đường cũng được khuyến khích ăn khoai lang tím vì ít chất béo và đường mỡ.
Kháng viêm và làm mờ vết thâm
Khi bạn bị mụn nhọt hay vết thương gây viêm, sưng đỏ thì có thể đắp một lát khoai lang tím mỏng lên. Chỉ sau 10 - 15 phút vết tấy đỏ sẽ dịu đi, không còn cảm giác sưng, nóng.
Chống lão hóa da
Thường xuyên ăn khoai lang tím 2 lần/ tuần, hàm lượng chất xơ,các sinh tố và khoáng chất của khoai lang sẽ giúp bạn có có làn da mịn màng, săn chắc.
Nếu không ưu thích món khoai lang này, thay vì ăn chúng thì bạn có thể dùng khoai lang luộc nghiền nhuyễn, trộn với sữa chua không đường làm mặt nạ dưỡng da, chống lão hóa.
Trị mụn nhọt
1 của khoai lang tím, 40g lá bồ công anh cho vào cối cùng với mật mía dã nhuyễn, gói vào túi vải nhỏ đắp trực tiếp lên các mụn nhọt. Đây là cách trị mụn nhọt mà người Trung Quốc đã từng áp dụng rất có hiệu quả.
Chữa vàng da
Những người vị vàng da, nhất là trẻ nhỏ có thể nấu cháo khoia lang tím với gạo nếp hay bột ngô để ăn. Món cháo khoai lang tím này sẽ giúp sắc tố da tươi tắn trở lại.
Lưu ý khi dùng khoai lang tím
- Nên dùng khoai lang tím ở dạng luộc, hay hấp thì tác dụng sẽ tốt hơn.
Không nên ăn khoai lang rán, vì khi đó các chất chống lão hóa chứa trong khoai lang bị mất đi tác dụng chống lại các gốc tự do gây tổn thương cho da.
Các nhà dinh dưỡng học cũng khuyến cáo bạn không nên ăn khoai lang tím với kem bơ thực vật, vì những chất béo này sẽ làm mất đi tác dụng "điều hòa" huyết áp của khoai lang tím.
Theo Tuyết Anh - Đại lộ

Làm gì khi gặp cơn đau tim?

Bệnh đau tim là loại bệnh phổ biến tại Việt Nam ở các lứa tuổi trung nên và người già, nó sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta thiếu hiểu biết về loại bệnh này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cơn đau tim là một dạng tai biến thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi có một hay nhiều nguy cơ của bệnh tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá nhiều…
Cơn đau tim là tình trạng có một hoặc nhiều mạch máu đến nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột. Sự tắc nghẽn mạch máu này khiến việc nuôi dưỡng tế bào cơ tim bị sút giảm trầm trọng có thể dẫn đến chết tế bào cơ tim. 
Những tế bào cơ bị chết này không tham gia được việc dẫn truyền điện tim và co bóp của cơ tim. Tổn thương tế bào cơ tim với số lượng lớn hay tại một số vị trí đặc biệt có thể làm tim ngừng đập. Trong những trường hợp này, việc sơ cứu ban đầu là rất cần thiết để cứu sống người bệnh. 
Những tình huống này thường xảy ra tại nhà hay tại cơ quan. Sự hiểu biết về những triệu chứng của cơn đau tim cũng như dấu hiệu tim ngừng đập là rất quan trọng có thể giúp đỡ được cho người thân và bạn bè.
Nhiều thống kê cho thấy người bị cơn đau tim nặng thường chết trong 4 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện cơn đau tim.
Các dấu hiệu sớm của cơn đau tim là:
- Cảm giác đau ở ngực phía sau xương ức như bị bóp nghẹn, đè nén hay cảm giác như co thắt, dao đâm, đau dữ dội trong lồng ngực. Đau ngực thường từ phía sau xương ức lan lên cổ, cằm, vai và tay bên trái đôi khi lan xuống cả 2 cánh tay. Kéo dài trên 20 phút.
Cộng thêm với đau ngực là các triệu chứng:
- Người vã mồ hôi.
- Mặt tái xanh.
- Tinh thần hốt hoảng.
- Cảm giác buồn nôn và nôn.
- Hơi thở nhanh và ngắn.
Khi người bên cạnh mình có những dấu hiệu này, chúng ta cần xử trí nhanh như sau:
1. Nhận biết rõ các triệu chứng và bình tĩnh kiểm soát tình huống.
2. Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống ở tư thế thoải mái.
3. Nới rộng quần áo và không cho phép bệnh nhân cử động.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Làm được những điều này bạn đã giúp tim bệnh nhân được nghỉ ngơi và hạn chế được tổn thương tại cơ tim phần nào.
4. Gọi ngay số điện thoại trung tâm cấp cứu. Nếu bệnh nhân đã từng bị đau tim thì người này thường mang theo thuốc ngậm dưới lưỡi - một loại thuốc giúp làm giãnmạch máunuôi tim, tăng cường cung cấp máu cho tim. Bạn nên hỏi bệnh nhân có mang thuốc này theo hay không và lấy hộ thuốc cho bệnh nhân, không nên để bệnh nhân tự đi tìm thuốc. Giúp ổn định tâm lý bệnh nhân trong lúc chờ xe cứu thương đến.
5. Chuẩn bị sẵn sàng hô hấp nhân tạo xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
Tóm lại, khi đứng trước tình huống nghi ngờ cơn đau tim ở một người nào đó, bạn cần thực hiện 4 bước sau đây:
- Đặt bệnh nhân nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái.
- Nới lỏng quần áo và hỏi bệnh nhân có mang theo thuốc ngậm hay không.
- Tiếp xúc với bộ phận cấp cứu.
- Chuẩn bị hô hấp nhân tạo.

Theo Phong Trần - Sức khỏe cộng đồng

Liệu pháp mới chữa cơn đau tim, đột quỵ

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Học viện Y khoa Icahn Mount Sinai cho thấy một liệu pháp y khoa siêu nhỏ có khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng các tế bào mảng xơ vữa mạch máu.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học ứng dụng kỹ thuật y khoa siêu nhỏ, lợi dụng sự di chuyển liên tục từ gan đến mạch máu của các phần tử "cholesterol tốt" tức cholesterol có lipoprotein tỉ trọng cao (HDL), nhờ chúng chuyển tải các phân tử siêu nhỏ của thuốc hạ cholesterol simvastatin vào mạch máu được họ gọi là S-HDL.
Các thành phần S-HDL nhắm vào tế bào miễn dịch được gọi là đại thực bào bị viêm có nguy cơ cao trở thành mảng vữa mạch máu. Những đại thực bào này vốn chất chứa cholesterol và bắt đầu sinh sôi thành mảng làm tăng chứng viêm, thúc đẩy mảng xơ vữa hình thành và vỡ ra tạo nguy cơ đau tim hay đột quỵ.
Mảng xơ vữa bám bên trong thành mạch máu. Ảnh: Medical Xpress
Mảng xơ vữa bám bên trong thành mạch máu. Ảnh: Medical Xpress
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm S-HDL trong 1 tuần trên chuột đã bị biến đổi trở thành bệnh mạch vành giống như người, kết hợp với 8 tuần điều trị thuốc uống bình thường và phát hiện nguy cơ viêm giảm đáng kể.
Trưởng nhóm nghiên cứu, GS Zahi Fayard, bày tỏ: "Chúng tôi hy vọng liệu pháp y khoa siêu nhỏ có thể sớm được thử nghiệm trên người bằng liều tiêm ngắn hạn cho bệnh nhân bị cơn đau tim và đột quỵ nhằm khống chế nhanh chứng viêm đồng thời vẫn duy trì thuốc uống statin".
Theo Trúc Lâm - Người lao động

5 bí quyết giúp tầm soát huyết áp

Cao huyết áp hiện đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và thường là hậu quả của lối sống hối hả, căng thẳng và thói quen ăn uống thiếu lành mạnh.

Mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, đều có thể mắc phải chứng cao huyết áp cần phải được theo dõi cũng như kiểm soát chặt chẽ.
Theo các chuyên gia, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cao huyết áp có thể gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh mạch vành, suy tim, suy thận, đột quỵ, mất thị lực…
Để tầm soát huyết áp, ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp tự nhiên sau:
1. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh
Các chuyên gia cho biết, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau quả tươi hàng ngày là phương pháp hiệu quả trong việc giúp ổn định huyết áp. Ngoài ra, các sản phẩm sữa ít béo và ngũ cốc nguyên hạt cũng mang lại nhiều lợi ích cho những người cao huyết áp.
2. Giảm tiêu thụ muối
Muối ăn (NaCl) có chứa natri, vì thế nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Duy trì thể trọng lý tưởng
Duy trì thể trọng khỏe mạnh được đánh giá là một trong những phương pháp tuyệt vời giúp ngừa cao huyết áp. Vì tình trạng thừa cân có thể làm phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có tăng huyết áp. 
Để tăng cường sức khỏe và giảm cân, bạn cần thường xuyên hoạt động thể chất, trong đó tập tạ hoặc nâng nhấc vật nặng từ 30 - 45 phút/ngày được chứng minh mang lại hiệu quả cao nhất.
4. Ngủ đủ giấc
Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu ngủ (ngủ ít hơn 6h mỗi đêm) có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ cao huyết áp, bạn cần phải duy trì thời lượng ngủ từ 7-8h mỗi ngày.
5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thường xuyên khám sức khỏe và kiểm tra huyết áp là cách tốt nhất nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời những vấn đế về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng cao huyết áp, vốn là tác nhân gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
Theo Nguyễn Niệm - Phụ nữ TPHCM

10 sự thật thú vị về trái tim

Phổi trái nhỏ hơn lá phổi bên phải để nhường chỗ cho tim. Các cặp tình nhân có thể đập cùng nhịp tim sau khi nhìn chằm chằm vào mắt nhau trong 3 phút.

Một khối cơ chứa đầy máu nằm ở ngực trái được gọi là trái tim. Con người không thể sống hay yêu thương mà không có trái tim. Người Hy Lạp tin rằng trái tim là chỗ ngồi của tinh thần, người Trung Quốc nói rằng trái tim là trung tâm của hạnh phúc còn người Ai Cập nghĩ những cảm xúc và trí tuệ phát sinh từ trái tim.
Mỗi ngày 2.700 người chết vì bệnh tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy nam giới độ tuổi 49 - 54 cực khoái trong tình dục ít nhất ba lần một tuần giảm một nửa khả năng tử vong do bệnh tim mạch vành. Ăn chay làm giảm khả năng bị bệnh tim khoảng 19%. Ăn chocolate đen mỗi ngày làm giảm 1/3 nguy cơ bệnh tim.
Người ít vận động có nguy cơ bệnh tim gấp đôi so với người tập thể dục thường xuyên.Để giảm nguy cơ bệnh tim, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nên dành ít nhất 30 phút tập thể dục vừa phải hầu hết các ngày trong tuần. Khi bạn cười, niêm mạc của thành mạch máu giãn ra, lưu lượng máu từ tim chảy qua toàn bộ cơ thể tăng 20%. Vì vậy nụ cười tốt cho tim.
Trái tim được xem là biểu tượng của tình yêu. Ảnh minh họa: funnfun
Trái tim được xem là biểu tượng của tình yêu. Ảnh minh họa: funnfun
Dưới đây là 10 điều có thể khiến bạn ngạc nhiên về trái tim mình:
1. Tim có kích thước bao nhiêu? Nếu là trẻ em thì nó bằng một cái nắm tay của bạn, với người lớn tim bằng 2 cái nắm tay người đó.
2. Khi thụ thai được 4 tuần, trái tim bắt đầu đập những nhịp đập đầu tiên và sẽ dừng lại khi con người chết đi.
3. Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi không vận động thể lực và trí não, chỉ mất 6 giây cho máu từ tim đến phổi và trở về, mất 8 giây cho máu từ tim đến não và trở về, mất 16 giây cho máu từ tim đến ngón chân và trở về.
4. Mỗi này một trái tim khỏe mạnh bơm 2.000 lít máu đi qua 96.500 km của toàn bộ chiều dài hệ thống mạch máu trong cơ thể. Mỗi ngày trái tim tạo ra đủ năng lượng để lái một chiếc xe tải chạy khoảng 32 km. Áp lực tạo ra từ tim trong một nhịp tim là đủ để phun máu đi xa khoảng 9 mét.
5. Trái tim người lớn trung bình đập 72 lần một phút; 100.000 lần một ngày; 3.600.000 lần một năm và 2,5 tỷ lần trong suốt cuộc đời. Trái tim phụ nữ đập trung bình khoảng 78 lần một phút còn đàn ông là 70 lần một phút.
6. Tim bơm hơn 1 lít máu mỗi 10 giây hoặc khoảng 5 lít máu mỗi phút. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, tim bơm 7 - 9 lít máu mỗi phút và nỗ lực cao nhất, trái tim có thể bơm 20 - 35 lít máu mỗi phút.
7. Trái tim có thể tiếp tục đập thậm chí nếu tách rời khỏi cơ thể vì nó có xung điện riêng của mình.
8. Phổi trái nhỏ hơn lá phổi bên phải để nhường chỗ cho tim.
9. Các cặp tình nhân đang trong giai đoạn hạnh phúc có thể đập cùng nhịp tim với nhau sau khi nhìn chằm chằm vào mắt nhau trong 3 phút.
10. Tim bơm máu đến gần như tất cả nơi của cơ thể. Khoảng75 nghìn tỷ tế bào cơ thể nhận máu từ tim ngoại trừ giác mạc không nhận được nguồn cung cấp máu.
Theo BS Lê Nguyễn Khánh Duy - VnExpress

Những hiểm họa đe dọa bạn khi tim đập quá nhanh

Chứng tim đập nhanh thường bị tưởng nhầm là hồi hộp, căng thẳng, trong khi nó cực kỳ nguy hiểm, có thể gây chết người.


Nhũng hiẻm họa de dọa bạn khi tim dạp quá nhanh
Chứng tim đập nhanh có thể là bẩm sinh hoặc gây ra bởi một số bệnh.

Nguyên nhân của chứng bệnh này có thể do bẩm sinh và hoặc điều kiện ngoại cảnh tác động như uống nhiều rượu, cocaine hay mất cân bằng điện giải.
Tuy nhiên, đôi khi tim đập nhanh có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tiềm ẩn, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hay nhịp điệu bất thường (loạn nhịp tim).
Nếu như để tình trạng tim đập nhanh kéo dài mà không thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị, sức khỏe của bạn sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát với vô vàn bệnh sau:
Huyết áp giảm. Nếu tim đập rất nhanh, huyết áp sẽ giảm. Ngoài ra, nhiều khả năng sẽ phát triển các vấn đề tim từ chứng tim đập nhanh này.
Đột quỵ. Nếu nhịp tim đập quá nhanh, tim rung thay vì đập đúng cách có thể gây ra các cục máu đông hình thành. Nếu cục máu đông bị vỡ rời, nó có thể đi lạc đến các bộ phận khác và cản trở một động mạch não, gây ra cơn đột quỵ. Điều này làm thiệt hại một phần của bộ não hoặc dẫn đến tử vong.
Suy tim. Suy tim là trạng thái bệnh lý, trong đó cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể, lúc đầu xảy ra khi gắng sức rồi sau đó là cả khi nghỉ ngơi. Vì vậy, cần làm mọi cách để kiểm soát chức năng tim mạch của bạn.
Nhũng hiẻm họa de dọa bạn khi tim dạp quá nhanh-Hinh-2
Hãy kiểm soát tình trạng tim đập liên hồi để không xảy ra tình trạng xấu với sức khỏe.

Để tránh tình trạng tim đập nhanh, bạn có thể làm một vài bài kiểm tra sau:
Xét nghiệm máu. Giúp xác định liệu các vấn đề về tuyến giáp hoặc các chất khác có thể là yếu tố góp phần vào nhịp tim quá nhanh của bệnh nhân hay không. Xét nghiệm máu cũng có thể phát hiện liệu có thiếu máu hoặc có gặp vấn đề về chức năng thận hay không. Điện giải trong huyết thanh cũng có thể được kiểm tra để xác định mức độ natri và kali trong đó.
Điện tâm đồ (ECG). Là bài kiểm tra ghi lại các xung điện làm cho tim đập nhanh. Các xung sẽ được hiển thị trên màn hình và bác sĩ sẽ phát hiện có sự bất thường nào trong nhịp tim khiến nó đập nhanh bất thường.
Theo dõi Holter. Màn hình Holter là một thiết bị di động ghi lại tất cả những hoạt động của tim trong vòng 24 đến 72 giờ. Thiết bị nhỏ này được đặt trong quần áo, sau đó bác sỹ sẽ lấy kết quả và chẩn đoán bệnh chính xác.
Chụp X - quang. Chụp X - quang có thể được thực hiện để xem kích thước và hình dạng của trái tim để giúp xác định cấu trúc tim bất thường.
Siêu âm tim. Cho thấy hình ảnh chi tiết của cấu trúc tim và chức năng. Sóng siêu âm được truyền đi, và tiếng tim được ghi lại để lấy kết quả chẩn đoán bệnh.

Theo Mi Trần - Kiến Thức/ Medicalnewstoday

Phát hiện chiều cao có thể gây nguy cơ đau tim

Chiều cao của một người có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài và còn gây ra một số rủi ro như nguy cơ đau tim trong những điều kiện nhất định.

Một nghiên cứu mới được công bố ngày 9/4 trên tờ New England Journal of Medicine cho biết, ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy những người lùn thường phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn bình thường.
"Chúng tôi đã từng tìm hiểu về mối liên hệ giữa chiều cao và sức khỏe con người từ những năm 1950", bác sĩ tim mạch kiêm chuyên viên tư vấn y tế của CBS News, TS Tara Narula, trả lời trên kênh "CBS This Morning." "Tuy nhiên, thông tin đó chỉ dừng lại ở việc: chiều cao, các yếu tố bên ngoài như chế độ dinh dưỡng hay tình trạng kinh tế xã hội sẽ gây hại cho sức khỏe tim mạch."
Chiều cao có thể là nguyên nhân gây ra bệnh đau timChiều cao có thể là nguyên nhân gây ra bệnh đau tim
Trong nghiên cứu lần này, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm di truyền để xác định trình tự bộ gen của gần 200.000 người bị mắc bệnh tim và người khỏe mạnh. Sau khi phân tích, họ đã xác định được mã di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và tác động trở lại cơ thể gây bệnh tim mạch vành.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao cứ thấp hơn mỗi khoảng 6 cm thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở đối tượng đó lại tăng lên 13,5%. Ví dụ, một người có chiều cao 1m52 sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn khoảng 13,5 % so với người cao 1m58. Tương tự như vậy, một người cao 1m52 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 60% so với người cao khoảng 1m8.
Tiếp tục làm rõ vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã đo ảnh hưởng của 12 yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh như: huyết áp, cân nặng và tiểu đường. Họ đã xác định được rằng chỉ có cholesterol LDL (xấu) và triglycerides mới có thể giải thích được một phần mối tương quan giữa chiều cao và nguy cơ đối tượng mắc bệnh tim. Tuy nhiên, bằng chứng này vẫn chưa đủ sức thuyết phục.
TS Narula cũng cho biết thêm: "Hiện nay đang có rất nhiều giả thuyết khác nhau xoay quanh vấn đề này. 
Ví dụ như: ngươi lùn hơn sẽ có đường kính cỡ nòng động mạch vành nhỏ hơn tạo điều kiện hoạt động dễ dàng cho các động mạch hoạt động theo cơ chế đóng - mở tuần hoàn. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đề xuất nguyên nhân cho rằng quá trình phát triển xương và cơ bắp thông qua các kích thích tố và protein cũng có thể gây tác động làm gia tăng lượng tế bào trong thành động mạch dẫn đến hiện tượng bị viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, một giả thiết khác cũng được đưa ra đó là chiều cao phụ thuộc lối sống lành mạnh. Luyện tập nhiều hơn, hạn chế hút thuốc sẽ giúp tăng cường sức khỏe mỗi ngày.
Chiều cao có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch Chiều cao có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ xác nhận mối tương quan giữa chiều cao và nguy cơ bệnh tim mạch vành ở đàn ông vì có thể nghiên cứu lần này tỷ lệ nam giới chiếm đa số. Đối với phụ nữ, nghiên cứu trước đây cũng từng xác nhận mối liên hệ này.
Mặt khác, Tiến sĩ cũng cho hay người lùn vẫn có những lợi thế về sức khỏe. Một nghiên cứu trước đây đã nhận định người cao lớn thường có nguy cơ bị ung thư cao hơn, có thể vì cơ thể của họ cần nhiều tế bào hơn và lượng tế bào ung thư cũng nhiều hơn. Thậm chí, thông kê cho thấy người lùn thường sống thọ hơn.
Theo Linh Nguyễn - Gia đình Việt Nam