Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

Đau ngực có thể là triệu chứng của bệnh động mạch vành



Tim là cơ quan làm việc vất vả nhất của cơ thể nhưng cũng là mục tiêu của nhiều bệnh nguy hiểm như rối loạn cơ tim, các vấn đề về van tim, rối loạn nhịp tim... Trong đó, bệnh động mạch vành là một trong những điều đáng lo ngại nhất. Một số tư vấn hữu ích của ông Chaianan Chaiyamanon - bác sĩ tim mạch, BV Quốc tế Bumrungrad sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về triệu chứng cũng như cách phòng ngừa, điều trị căn bệnh này.
Gần đây tôi thường gặp những cơn đau thắt ngực, cảm giác đau nhói, thắt chặt, bỏng rát như có kim châm. Xin bác sĩ cho biết đó có phải là dấu hiệu của bệnh tim? (Nguyễn Văn Lan, Thanh Xuân, Hà Nội).
- Đau ngực có thể là biểu hiện sớm của nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể báo hiệu hội chứng mạch vành cấp tính hoặc một số vấn đề ít nghiêm trọng như ợ nóng, hen suyễn, lo lắng hay căng thẳng…
Tôi năm nay 53 tuổi, bị mắc bệnh động mạch vành đã 5 năm. Liệu bệnh của tôi có di truyền cho các con, cháu trong nhà không, thưa bác sĩ? (Hoàng Ngọc Anh, quận 3, TPHCM)
- Theo nghiên cứu của chúng tôi, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch vành sớm (trước tuổi 55), bệnh tăng huyết áp, nồng độ cholesterol và nồng độ đường (glucose) trong máu cao thường do yếu tố di truyền.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thưa bác sĩ, điều gì sẽ ảnh hưởng đến bệnh động mạch vành? (Minh Hương, Hà Đông, Hà Nội)
- Các chuyên gia tim mạch xác định những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh động mạch vành được phân chia thành hai loại: loại không điều chỉnh được và loại điều chỉnh được. Cứ 5 người tử vong do bệnh mạch vành thì có 4 người ở tuổi 65 trở lên. Bệnh thường tiến triển hàng chục năm.
Thông thường, nam giới có nhiều yếu tố tim mạch hơn nữ, mặc dù 5-10 năm sau tiền mãn kinh, nguy cơ bệnh tim mạch của nữ cũng tăng lên.
Bạn cũng nên biết bệnh tăng huyết áp sẽ làm xói mòn và khoét rộng những tổn thương lớp nội mạc của động mạch. Không những thế tim còn phải gia tăng hoạt động để đáp ứng với áp lực máu luôn cao trong lòng động mạch, lâu dài tim sẽ suy bơm. Càng nguy hiểm cho tim hơn khi động mạch vành bị hẹp, máu và năng lượng nuôi tim càng suy yếu nếu trái tim đó đã từng bị nhồi máu.
Nồng độ mỡ trong máu cao (cholesterol) nhất là các loại mỡ xấu (LDL tăng, HDL giảm, triglyceride tăng…) cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành.
Ngoài ra, bạn cũng không nên hút thuốc lá và tránh căng thẳng để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Xin bác sĩ cho biết những phương pháp điều trị bệnh động mạch vành hiệu quả và tiên tiến nhất hiện nay? (Trương Duy Minh, quận Ninh Kiều, Cần Thơ)
- Khi có chẩn đoán xác định bệnh động mạch vành, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tùy theo căn nguyên và mức độ cho bạn. BV quốc tế Bumrungrad nơi tôi công tác hiện có nhiều phương án chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành tiên tiến, ví dụ Stress Cardiac MRI (chụp cộng hưởng từ tim khi gắng sức), Bioresorbable stent (stent sinh học tự hòa nhập…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế chất béo, đồ ăn mặn, giảm cân, tập thể dục đều đặn và tăng cường hoạt động thể lực. Nếu hút thuốc, bạn cần bỏ thói quen xấu này, đồng thời biết cách nhận biết và kiểm soát các nguy cơ dẫn đến bệnh động mạch vành như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét