Để giúp nhóm người bị suy tim có cơ hội chờ được cấy ghép tim hiến tặng, y học đã nghiên cứu, cho ra đời nhiều công nghệ, thiết bị như tim nhân tạo biosynthesis.
Tim nhân tạo “không nhịp đập” và cả những loại tim “lai” giữa bò với máy móc hoặc sử dụng công nghệ dòng chảy liên tục...
Ngoài nguy cơ không hợp nhịp, bị đào thải, một vấn đề lớn khác đối với tim nhân tạo cần đạt được là tính bền vững, thỏa mãn các tiêu chí tự nhiên giống như tim sinh học.
Một trái tim của người khỏe mạnh phải bơm khoảng 35 triệu lần mỗi năm, một khối lượng công việc đáng ngạc nhiên, một thách thức không nhỏ đối với tim nhân tạo. Để khắc phục những tiêu chí này, Viện Tim mạch Texas, Mỹ (THI) mới đây đã nghiên cứu cho ra đời một thế hệ tim không nhịp đập nhưng có thể cung cấp dòng chảy máu liên tục, đó là tim nhân tạo BiVACOR.
Thông thường, khi cả hai buồng tim bị hỏng, người bệnh buộc phải cấy ghép thay tim. Nhưng nếu chỉ có một bên không bơm được máu thì tim có thể được xử lý bằng cách cấy ghép nhằm hỗ trợ bơm máu.
Thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (LVADs) là thiết bị trợ tim cấy ghép cung ứng dòng máy chảy liên tục, giúp trái tim ốm yếu cấp máu đi khắp cơ thể, đôi khi đảm nhận hầu hết hoặc toàn bộ chức năng đầu ra của tim. Đến nay đã có trên 20.000 người được thay loại tim dạng tua bin này.
Tim Bi VACOR là một trong số ít lựa chọn để cấy ghép cho trẻ nhỏ mắc bệnh tim, đây là một bước tiến quan trọng trong công nghệ sản xuất tim nhân tạo, đặc biệt là giảm kích thước để phù hợp dùng cho các bệnh nhi.
Giống như tất cả các công nghệ tim nhân tạo hiện có, BiVACOR vẫn còn tồn tại nhược điểm, song phương án dùng cánh quạt để lưu thông máu sẽ hạn chế việc xuất huyết nội, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.
Theo Nam Bắc Giang - Sức khỏe và Đời sống
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét