Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Bệnh tăng huyết áp – sát thủ thầm lặng – nhưng vẫn có cách phòng ngừa

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính.
Khoảng 5,7 triệu người không biết mình bị tăng huyết áp
Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong trên thế giới do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.
Theo WHO, bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người trên toàn thế giới và chiếm nhiều nhất ở các nước đang phát triển. Mỗi năm, người chết do bệnh tim và đột quỵ nhiều hơn cả ung thư, lao, sốt rét và HIV cộng lại.
Còn ở ( nước ta), số liệu mới nhất được đưa ra tại Tọa đàm "Vì trái tim khỏe Việt Nam" diễn ra tại bệnh viện Tim Hà Nội vào sáng 25/3/2015 cho biết: Tại Việt Nam, cứ 3 người trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chủ yếu là bệnh mạch vành. Mỗi năm, các bệnh lý về tim mạch cướp đi khoảng 200.000 người, chiếm 1/4 tổng số trường hợp tử vong tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia y tế cho biết: "Tỉ lệ mắc bệnh tim tại Việt Nam rất cao. Nó được ví như một sát thủ thầm lặng. Những người bị tăng huyết áp hoặc biến chứng tim đại đa số không biết. Chết vì suy tim, loạn nhịp tim, tắc mạch vành ... hết sức phổ biến".
Với tình hình hiện tại, Hội tim mạch Việt Nam dự báo, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đáng lưu ý, tỉ lệ tăng huyết áp ở những người trẻ từ 25 tuổi đang gia tăng, chiếm 21,5% tổng số ca mắc.
Tuy nhiên, điều hết sức đáng quan ngại là nhận thức cộng đồng về căn bệnh tăng huyết áp còn rất hạn chế. Một thống kê mới đây cho biết: Trong số những người bị tăng huyết áp ở nước ta thì có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) là không biết mình có bị tăng huyết áp; 30% (khoảng 1,6 triệu người) những người đã biết bị tăng huyết áp nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào; và 64% những người đó (khoảng 2,4 triệu người) tăng huyết áp đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về chỉ số huyết áp mục tiêu. Như vậy hiện nay nước ta có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết bị tăng huyết áp, hoặc là tăng huyết áp nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được chỉ số huyết áp về mức bình thường.
Vì vậy việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có yếu tố nguy cơ về tim mạch là hết sức cần thiết và quan trọng.
Bệnh tăng huyết áp – sát thủ thầm lặng – nhưng vẫn có cách phòng ngừa
Kiểm soát huyết áp hàng ngày giúp người bệnh chủ động phòng ngừa bệnh tăng huyết áp
“Biết chỉ số huyết áp của bạn”
Kể từ năm 2006, Liên đoàn Tăng huyết áp thế giới (WHL) phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Quốc tế về Tăng huyết áp (ISH) và các tổ chức khác, đã lấy ngày 17-5 là Ngày Phòng chống tăng huyết áp thế giới (WHD), nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh tăng huyết áp. Và chủ đề của giai đoạn 2013-2018 là “Biết chỉ số huyết áp của bạn” với mục tiêu nâng cao nhận thức về bệnh tăng huyết áp ở tất cả mọi đối tượng trên thế giới.
Quyết định này dựa trên số liệu thống kê toàn cầu cho thấy rằng chỉ có 50% những người có huyết áp cao biết rằng mình có bệnh.
Để nâng cao nhận thức của chẩn đoán tăng huyết áp trong cộng đồng, Liên đoàn Tăng huyết áp thế giới cho rằng cần phải thực hiện đồng bộ 2 chương trình: thiết lập các chương trình sàng lọc cộng đồng ở những người có nguy cơ và đưa kiểm tra huyết áp vào mọi chương trình khám bệnh. Mục tiêu của năm 2015 là 1 triệu người có nhận thức về bệnh thông qua kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp phát hiện sớm bệnh lý tăng huyết áp và tim mạch, đóng góp quan trọng trong quá trình điều trị bệnh sau này. Theo các chuyên gia y tế, bệnh lý tăng huyết áp nếu được phát hiện sớm, nhiều trường hợp có thể điều trị không dùng thuốc thông qua điều trị nguyên nhân gây bệnh (chỉ có 10% tình trạng tăng huyết áp có nguyên nhân rõ ràng như: đang mang thai, đang dùng thuốc điều trị bệnh khác,...), thông qua điều chỉnh lối sống như: chế độ ăn uống hợp lý, tăng kali, vi lượng, giảm muối và chất đạm, bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, tăng cường tập thể dục và giảm cân nếu cần.
Nếu biện pháp này không hiệu quả thì mới áp dụng các biện pháp điều trị can thiệp khác.

Vì vậy, việc kiểm soát huyết áp hàng ngày là vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp người bệnh chủ động trong phòng ngừa và điều trị bệnh, tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét