(SKDS) - Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một rối
loạn gồm các triệu chứng: tăng huyết áp, tăng insulin, cholesterol máu
cao, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường. Tỷ lệ mắc
bệnh chuyển hóa tăng ở tuổi trung niên, dưới 10% ở lứa tuổi 20, tăng lên
đến 40% ở lứa tuổi 60.
Hội chứng chuyển hóa gây xơ vữa động mạch
Các
rối loạn về chuyển hóa kết hợp thúc đẩy sự hình thành và phát triển của
các mảng xơ vữa trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và
mạch máu não cũng như làm tăng tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân này.
HCCH dẫn đến tình trạng xơ vữa mạnh ở các mạch máu lớn và nhỏ, trong đó
những vùng thường gặp là: cung (quai) động mạch chủ, động mạch vành;
động mạch cảnh trong, động mạch dưới đòn; động mạch não giữa, động mạch
thân nền. Phình mạch: hay gặp ở động mạch thân nền, động mạch cảnh
trong. Các bệnh động mạch nhỏ.
Những yếu tố gây xơ vữa động mạch có thể phòng tránh được gồm: tránh
béo phì; bỏ hút thuốc lá; điều trị tích cực bệnh tăng huyết áp; kiểm
soát tốt bệnh tiểu đường; điều trị rối loạn lipid máu; tăng cường vận
động thể lực; bỏ hẳn hoặc hạn chế uống rượu; tránh mọi căng thẳng
(stress); phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn…
Tác dụng kết hợp của các rối loạn trong HCCH
Các rối loạn trong thành phần của HCCH có thể có tác động cộng hưởng với nhau, chẳng hạn béo phì làm tăng đề kháng insulin, đái tháo đường týp 2 và tăng huyết áp, vì hai yếu tố đái tháo đường týp 2 và tăng huyết áp đều được biết là các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành và quá trình vữa xơ động mạch nói chung.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, đề kháng insulin/tăng insulin máu và những hậu quả do các khiếm khuyết trong chuyển hóa insulin có liên quan với việc xuất hiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, như tăng triglycerid huyết tương, giảm HDL-c, tăng huyết áp, béo bụng, suy giảm chức năng của hệ tiêu sợi huyết…
Chú trọng phòng ngừa
Có sự liên quan phối hợp gây tổn thương giữa các yếu tố trong hội chứng chuyển hóa, theo đó càng kết hợp nhiều yếu tố chuyển hóa thì càng có nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, để phòng ngừa đột quỵ cần phải kiểm soát các yếu tố chuyển hóa 6 tháng một lần. Các biện pháp để phòng ngừa nguy cơ bệnh gồm: thay đổi chế độ ăn, điều trị tích cực bệnh tiểu đường; điều trị và kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp; điều trị rối loạn lipid máu; tích cực phòng tránh bệnh béo phì. Tập thể dục đều đặn từ 30-45 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải. Giảm 5-10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau, trái cây, cá và các loại hạt. Ngừng hút thuốc lá vì thuốc lá làm tăng đề kháng insulin.
Hội chứng chuyển hóa có liên quan tới tình trạng đề kháng insulin,
là một hormon do tụy sản xuất ra có tác dụng kiểm soát lượng đường trong
máu. Bình thường thức ăn được tiêu hóa thành đường (glucosse), được cơ
thể sử dụng làm nguồn năng lượng. Glucose vào được trong tế bào là nhờ
insulin. Ở người có đề kháng insulin, glucose không thể vào tế bào một
cách bình thường, khi đó cơ thể phản ứng bằng cách sản suất nhiều hơn
insulin, dẫn đến nồng độ insulin tăng cao trong máu. Khi nồng độ insulin
máu tăng lên sẽ làm tăng triglycerid máu và các chất béo khác. Các yếu
tố đó ảnh hưởng tới thận và làm cho huyết áp tăng, nguy cơ mắc bệnh tim
mạch, đột quỵ, tiểu đường và các bệnh khác.
Yếu tố nguy cơ mắc HCCH gồm: tuổi, béo phì, tiểu đường, tăng huyết
áp, buồng trứng đa nang… làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 20-30% dân số
của các nước phát triển mắc HCCH. Tại Hoa Kỳ, HCCH chiếm 24% dân số và
tăng nhanh theo tuổi với hơn 40% ở người trên 60 tuổi.
Các cơ quan người bình thường (trái), rối loạn của các cơ quan trong HCCH ở người béo phì (phải).
|
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH
HCCH gồm các triệu chứng: tăng huyết
áp; tăng insulin làm rối loạn dung nạp glucose; tăng nồng độ
triglycerid, HDL cholesterol thấp; béo phì. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán
của WHO, HCCH gồm 3 trong 5 dấu hiệu sau: béo bụng, vòng eo trên 102cm ở
nam và trên 88cm ở nữ; tăng triglycerid máu trên 150mg/dL; HDL-c dưới
40mg/dl ở nam và dưới 50mg/dl ở nữ; huyết áp trên 130/85mmHg; đường
huyết lúc đói trên 110mg/dL. Các tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH ở người châu Á
là: vòng eo trên 90cm ở nam và trên 80cm ở nữ; đường huyết lúc đói trên
110mg/dL hoặc đái tháo đường; HDL-C dưới 40mg/dl ở nam và dưới 50mg/dL ở
nữ; triglyceride trên 150 mg/dL; huyết áp trên 130/85mmHg hoặc đang
điều trị tăng huyết áp. |
Tác dụng kết hợp của các rối loạn trong HCCH
Các rối loạn trong thành phần của HCCH có thể có tác động cộng hưởng với nhau, chẳng hạn béo phì làm tăng đề kháng insulin, đái tháo đường týp 2 và tăng huyết áp, vì hai yếu tố đái tháo đường týp 2 và tăng huyết áp đều được biết là các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành và quá trình vữa xơ động mạch nói chung.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, đề kháng insulin/tăng insulin máu và những hậu quả do các khiếm khuyết trong chuyển hóa insulin có liên quan với việc xuất hiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, như tăng triglycerid huyết tương, giảm HDL-c, tăng huyết áp, béo bụng, suy giảm chức năng của hệ tiêu sợi huyết…
Chú trọng phòng ngừa
Có sự liên quan phối hợp gây tổn thương giữa các yếu tố trong hội chứng chuyển hóa, theo đó càng kết hợp nhiều yếu tố chuyển hóa thì càng có nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, để phòng ngừa đột quỵ cần phải kiểm soát các yếu tố chuyển hóa 6 tháng một lần. Các biện pháp để phòng ngừa nguy cơ bệnh gồm: thay đổi chế độ ăn, điều trị tích cực bệnh tiểu đường; điều trị và kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp; điều trị rối loạn lipid máu; tích cực phòng tránh bệnh béo phì. Tập thể dục đều đặn từ 30-45 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải. Giảm 5-10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau, trái cây, cá và các loại hạt. Ngừng hút thuốc lá vì thuốc lá làm tăng đề kháng insulin.
BS.Nguyễn Bùi Kiều Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét