Tăng huyết áp (THA) là bệnh giết người thầm lặng,
trong khi đó THA là bệnh phổ biến khắp toàn cầu. Theo các nhà nghiên
cứu thì có tới 90% số người bị THA chưa xác định được nguyên nhân, tuy
vậy, với người mỡ máu tăng cao liên tục là một trong các yếu tố nguy cơ
làm THA. Vì vậy, việc khống chế chứng tăng mỡ máu không để tăng song
hành với sự THA là rất cần thiết.
Thế nào là tăng huyết áp?
Cho đến nay, có khoảng 90% số người THA không rõ nguyên nhân (gọi là
THA nguyên phát) và số người THA biết được nguyên nhân chỉ chiếm khoảng
10% (gọi là THA thứ phát). Loại THA thứ phát thường gặp ở bệnh nhân có
bệnh về thận (suy thận, viêm thận mạn…), hẹp eo động mạch chủ, bệnh
cường giáp trạng hoặc do dùng một số thuốc có tác dụng phụ làm THA và
người tăng cholesterol, triglycerid (mỡ máu) một cách thường xuyên. Tuy
nhiên, để đánh giá có bị THA hay không phải được đo huyết áp đúng quy
cách và phải là người biết đo huyết áp. Khi một người đo huyết áp lần
đầu, thấy ≥ 140/90mmHg thì chưa nên kết luận là người đó bị THA mà nên
được kiểm tra lại vài ba kỳ trong vòng một tháng và mỗi một kỳ nên tiến
hành đo ít nhất 3 lần. Điều cần lưu ý là trước mỗi một lần đo huyết áp
phải được nghỉ ngơi từ 15 - 20 phút và trước đó không uống bia, rượu
hoặc sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá.
Khi nào được gọi là tăng mỡ máu?
Còn triglycerid là gì? Khi chất axit béo loại tự do được hấp thu qua
gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng axit béo bị dư thừa thì
sẽ trở thành triglycerid. Tại gan, chất triglycerid sẽ kết hợp với chất
apoprotein (do gan sản xuất ra) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng
lipoprotein có tỷ trọng thấp. Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan
và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây gan nhiễm mỡ. Hay
gặp nhất trong chứng tăng cholesterol máu là do chế độ ăn không hợp lý
như ăn nhiều mỡ, phủ tạng, lòng động vật, trứng (nhất là lòng đỏ trứng),
sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, nghiên cứu
cũng cho thấy ở người béo phì, rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường
cũng có thể mắc chứng tăng mỡ máu. Còn tăng triglycerid hay gặp nhất là
do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn
gen chuyển hóa.
Không để mỡ máu và huyết áp tăng song hành
Như vậy, tăng mỡ máu có nguy cơ làm THA mà hậu quả của THA là rất nặng nề như tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nếu một người vừa bị THA vừa bị tăng mỡ máu thì chứng THA càng ngày càng nguy hiểm, nếu không xử trí kịp thời. Để góp phần làm cho mỡ máu không tăng cao thì cần hạn chế ăn mỡ động vật mà nên thay bằng dầu thực vật trong các bữa ăn hằng ngày. Không nên ăn nhiều lòng động vật, nhiều thịt mà nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 - 3 lần ăn cá thay thịt. Cần tăng cường ăn rau có nhiều chất xơ, hoa quả. Không nên uống quá nhiều rượu, bia hằng ngày đặc biệt không để nghiện rượu, bia. Tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chơi cầu lông. Hạn chế tăng cân, béo phì bằng cách năng vận động, tránh ăn ngọt như bánh, kẹo, đường, sôcôla. Nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm máu về mỡ máu và điều trị dứt điểm khi có biểu hiện THA. Đồng thời, cần điều trị bệnh THA theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự động bỏ thuốc, thay thuốc hoặc thay liều lượng điều trị.
Thế nào là tăng huyết áp?
Vào năm 1978, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có quy định khi huyết áp
là 160/95mmHg được gọi là THA, nhưng sau đó, WHO quy định lại là người
bị THA khi có chỉ số đo huyết áp từ 140/90mmHg trở lên. Đồng thời, WHO
và Hội đồng Huyết áp thế giới phân độ THA như sau: tăng độ I khi huyết
áp từ 140 - 159/90-99mmHg; tăng độ II khi huyết áp từ 160 -
179/100-109mmHg và THA độ III khi huyết áp từ 180/110mmHg trở lên. Được
gọi là huyết áp mục tiêu là khi huyết áp dưới 140/90mmHg (riêng người bị
đái tháo đường thì huyết áp mục tiêu là dưới 130/80mmHg). Tuy vậy, ở
người huyết áp bình thường thì trong một ngày, đêm (24 giờ) lúc ngủ thì
huyết áp đỉnh sẽ thấp hơn lúc làm việc khoảng 20mmHg, cao hơn huyết áp
đỉnh lúc buổi chiều là 10%. Huyết áp bình thường cũng có thể thay đổi và
biến thiên theo thời gian (huyết áp thấp nhất vào khoảng từ 1 - 3 giờ
sáng lúc đang ngủ say và huyết áp cao nhất vào khoảng từ 8 - 10 giờ
sáng).
Đi bộ đều đặn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.
|
Khi nào được gọi là tăng mỡ máu?
Mỡ máu bao gồm cholesterol và triglycerid. Cholesterol là một
chất béo có tên steroid có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong
cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương. Phần lớn cholesterol không
có nguồn gốc từ thức ăn mà được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão
hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như trứng, sữa,
thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm. Đặc điểm của cholesterol
là kém tan trong nước, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải
nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp ra và tan trong nước
mang theo cholesterol). Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng
các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất ra
một nội tiết tố và cũng là thành phần quan trọng của muối mật.
Cholesterol gồm các chất HDL - C (High Density Lipoprotein -
Cholesterol: cholesterol có tỷ trọng cao). HDL - C là loại cholesterol
tốt, có tác dụng bảo vệ thành mạch máu, còn chất LDL – C (Low Density
Lipoprotein- Cholesterol: cholesterol có tỷ trọng thấp). LDL-C là loại
cholessterol xấu. LDL-C trong máu người bình thường < 3,4mmol/l là
loại cholesterol xấu vì chúng có khả năng làm xơ vữa thành động mạch mà
hậu quả sẽ là làm hẹp lòng động mạch gây THA, đột quỵ, tai biến mạch máu
não, thiểu năng mạch vành. Vì vậy, khi bị tăng mỡ máu loại cholesterol
toàn phần và cholesterol xấu là có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, có nghĩa
là nguy cơ bị THA.
Eo động mạch chủ bị hẹp là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp.
|
Không để mỡ máu và huyết áp tăng song hành
Như vậy, tăng mỡ máu có nguy cơ làm THA mà hậu quả của THA là rất nặng nề như tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nếu một người vừa bị THA vừa bị tăng mỡ máu thì chứng THA càng ngày càng nguy hiểm, nếu không xử trí kịp thời. Để góp phần làm cho mỡ máu không tăng cao thì cần hạn chế ăn mỡ động vật mà nên thay bằng dầu thực vật trong các bữa ăn hằng ngày. Không nên ăn nhiều lòng động vật, nhiều thịt mà nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 - 3 lần ăn cá thay thịt. Cần tăng cường ăn rau có nhiều chất xơ, hoa quả. Không nên uống quá nhiều rượu, bia hằng ngày đặc biệt không để nghiện rượu, bia. Tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chơi cầu lông. Hạn chế tăng cân, béo phì bằng cách năng vận động, tránh ăn ngọt như bánh, kẹo, đường, sôcôla. Nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm máu về mỡ máu và điều trị dứt điểm khi có biểu hiện THA. Đồng thời, cần điều trị bệnh THA theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự động bỏ thuốc, thay thuốc hoặc thay liều lượng điều trị.
BS. Mai Hương (Đại học Y Hà Nội )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét