Trong khẩu phần thức ăn hàng
ngày, chế độ ăn có thể làm ảnh hưởng đến hay giảm huyết áp. Kiểm soát chế độ ăn
hợp lý sẽ điều chỉnh được chỉ số huyết áp một cách hợp lý để chủ động phòng
tránh các bệnh lý liên quan có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả
tính mạng.
Đối với thức ăn có muối natri
Một trong các nguyên nhân làm
tăng huyết áp thường được nói đến là việc sử dụng lượng muối natri trong khẩu
phần thức ăn hàng ngày. Muối natri được cung cấp bằng 2 nguồn chính là phần cho
thêm vào thức ăn như: muối, nước mắm, mì chính (bột ngọt)... phụ thuộc vào khẩu
vị của từng người và phần có sẵn trong thực phẩm được cơ sở sản xuất cho thêm
vào thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản như: các loại thực phẩm đóng
hộp, hun khói, sấy khô, ướp muối... hay nguồn sẵn có tự nhiên trong thực phẩm.
Tính thấm của màng tế bào đối
với muối natri có thể có yếu tố di truyền, do đó có người nhạy cảm với muối, có
người không nhạy cảm với muối. Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo
chế độ ăn không nên quá 6g muối mỗi ngày là giới hạn hợp lý để phòng bệnh tăng
huyết áp.
Trong thực đơn ăn hàng ngày,
cần bớt các thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn vì các loại thực phẩm này
thường chứa nhiều muối natri.
Đối với thức ăn có kali
Chế độ ăn giàu chất kali có
lợi cho người tăng huyết áp. Kali được phân bố rộng rãi trong thực phẩm và có
thể thay đổi hàm lượng khác nhau tùy theo nhóm thực phẩm. Một khẩu phần thức ăn
trung bình có khả năng cung cấp khoảng từ 2,5 - 3g chất kali mỗi ngày. Các thức
ăn có nguồn gốc thực vật như: khoai củ, đậu đỗ, chuối và các loại rau quả khác
đều có nhiều chất kali. Nhóm rau quả cung cấp nhiều chất kali nhất là khoai
tây, su hào, bí đao, đậu đỗ, chuối và các loại rau khác. Sữa cũng chứa nhiều
chất kali, tiếp đến là thịt, trứng và sản phẩm ngũ cốc.
Chế độ ăn giàu kali với
khoảng 4 - 5g chất kali mỗi ngày có thể giảm huyết áp ở những người có tiền sử
gia đình tăng huyết áp.
Một số chất khác có tác dụng
giảm huyết áp
Một số chất khác như canxi,
sữa và các chế phẩm từ sữa, chất xơ và tỏi cũng có tác dụng làm giảm huyết áp.
Canxi trong khẩu phần thức ăn
hàng ngày tăng có tác dụng ảnh hưởng làm giảm huyết áp. Tác dụng làm giảm huyết
áp của chế độ ăn có nhiều chất canxi có thể còn phụ thuộc vào tình trạng muối
như chế độ ăn có chất canxi thấp làm tăng tác dụng tăng huyết áp với chế độ ăn
nhiều chất muối trên một cơ thể có nhạy cảm với muối và một khẩu phần thức ăn
nhiều chất canxi có tác dụng ngăn chặn gây tăng huyết áp của chế độ ăn nhiều
muối đặc biệt trên những người tăng huyết áp có nhạy cảm với muối. Sử dụng thực
phẩm giàu chất canxi còn có tác dụng dự phòng tăng huyết áp ở phụ nữ có thai.
Sữa và các chế phẩm từ sữa là
nguồn thực phẩm có chất canxi khá dồi dào.
Chất xơ có nhiều trong chế độ
ăn hàng ngày cũng có thể làm giảm huyết áp. Nên ăn khoảng 20g chất xơ mỗi ngày
sẽ có tác dụng tốt.
Tỏi có tác dụng làm giảm
huyết áp một cách vừa phải.
TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH
Chế độ ăn hợp lý cũng có tác
dụng dự phòng các trường hợp tăng huyết áp như:
- Thực hiện việc sử dụng khẩu
phần thức ăn giàu kali, canxi và ít muối natri như: ăn nhiều rau, quả, các loại
hạt, sữa gầy; hạn chế các chất béo no và thể trans, ít dùng các thức ăn chế
biến sẵn.
- Ăn hạn chế chất muối. Người
bình thường không nên sử dụng quá 6g mỗi ngày. Những người tăng huyết áp chỉ
nên ăn chất muối dưới 4g mỗi ngày.
- Hạn chế không nên uống rượu
bia khi có tăng huyết áp.
- Hạn chế dùng cà phê ở những
người có huyết áp dao động.
- Thường xuyên kiểm tra cân
nặng cơ thể để duy trì cân nặng thích hợp, không để tăng trọng lượng cơ thể quá
nhiều có thể làm ảnh hưởng đến tăng huyết áp.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét