Ung thư, HIV cũng không nguy hiểm bằng cái chết “đột ngột”, “ngay tức khắc” của nhồi máu cơ tim - căn bệnh cướp đi mạng người chỉ trong 10 phút.
Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, các bệnh về tim mạch luôn là một gánh nặng trên vai của nền y học các nước. Nó được đánh giá nguy hiểm hơn rất nhiều lần ung thư, HIV/AIDS và tai nạn giao thông…
Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 1 triệu người bị nhồi máu cơ tim, trung bình mỗi phút có 2 người bị nhồi máu cơ tim. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Theo nghiên cứu mới đây của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim hàng năm tăng từ 15 - 20% và bệnh có chiều hướng phức tạp với độ tuổi mắc ngày càng trẻ hóa.
Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 1 triệu người bị nhồi máu cơ tim, trung bình mỗi phút có 2 người bị nhồi máu cơ tim. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Theo nghiên cứu mới đây của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim hàng năm tăng từ 15 - 20% và bệnh có chiều hướng phức tạp với độ tuổi mắc ngày càng trẻ hóa.
Nhưng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta vẫn thật sự thờ ơ và chủ quan với căn bệnh này. Không biết đến bao giờ người Việt mới sợ cái chết được tính bằng giây phút này hay vẫn chỉ dừng lại ở sự lo lắng, để đến khi không những tính mạng bị đe dọa mà còn biến mình thành gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.
Nhồi máu cơ timđược đánh giá nguy hiểm hơn rất nhiều lần ung thư, HIV/AIDS và tai nạn giao thông…
Nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim còn được gọi là cơn đau tim, đứng tim (MI). Quả tim chúng ta giống như một cái bơm, có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể và được nuôi dưỡng bằng một hệ mạch máu gọi là hệ mạch vành. Khi mạch vành bị tắc sẽ làm ngưng trệ dòng máu đến nuôi dưỡng cơ tim, tim không được cung cấp máu sẽ dẫn đến hoại tử gây tử vong (nhồi máu cơ tim).
Có 2 nguyên nhân chính gây tắc mạch vành: Mảng xơ vữa và cục máu đông. Ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim thường có sự kết hợp cả 2 yếu tố này: Khi mỡ lắng xuống xung quanh thành mạch chúng tạo ra những mảng xơ vữa, theo thời gian khối mỡ này dày lên, làm cho lòng mạch hẹp lại gây cản trở dòng máu lưu thông. Kết hợp với cục máu đông sẽ dẫn đến tắc hoàn toàn mạch vành và nhồi máu cơ tim xảy ra.
Mức độ khốc liệt của nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào việc một ống dẫn máu lớn nào đó bị khóa như thế nào và phần nào của cơ tim bị chết.
Thế nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan và thờ ơ với căn bệnh này
Dưới đây là những hiểu lầm tai hại vè căn bệnh này:
Theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia những năm gần đây, số người dưới 40 tuổi bị NMCT phải nhập viện đang tăng lên hàng năm. Trường hợp trẻ tuổi nhất được Viện ghi nhận phải nhập viện vì NMCT mới chỉ 27 tuổi . Tỷ lệ người béo phì, tiểu đường, hút thuốc lá, rượu bia…gia tăng, đã và đang làm trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh tim mạch.
Đây là một nhầm tưởng rất phổ biến. Thực tế, nhiều nghiên cứu trên các cặp đôi nam nữ có cùng chế độ ăn uống đã phát hiện ra rằng nam nữ có tỉ lệ đau tim xấp xỉ nhau. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau khi mãn kinh, do nội tiết tố thay đổi nên bệnh tim mạch là luôn thường trực.
Điều đó là hoàn toàn sai lầm, thực chất nhồi máu cơ tim là một quá trình lâu dài được tích tụ bởi các yếu tố nguy cơ, đến khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện nghĩa là hệ mạch vành của bạn đã bị bít tắc hoàn toàn.
Thực tế, rất nhiều bệnh nhân bị NMCT nhưng không có dấu hiệu báo trước. Hoặc đôi khi chỉ là cảm giác khó thở, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt …thoáng qua. Sở dĩ là do các mảng mỡ trong lòng mạch phát triển một cách âm thầm, lâu ngày tích tụ lại, làm giảm tính đàn hồi (xơ hóa), nếu gặp 1 cơn cao huyết áp, hoặc 1 biến động tâm lý mạnh gây ra cơn NMCT cấp, khiến người bệnh không kịp trở tay.
Vì vậy, đợi đến khi xuất hiện một dấu hiệu rõ ràng như cơn đau ngực mới nghĩ đến NMCT sẽ rất nguy hiểm!
Khi đã lên cơn nhồi máu thì tính mạng chỉ được tính bằng phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Chỉ 10 % có khả năng sống sót nhưng phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm (suy tim, trụy tim…) và chi phí điều trị cũng vô cùng tốn kém (80-100 triệu cho 1 lần phẫu thuật) mà khả năng tái phát là thường trực.
Ngay cả khi bạn đang điều chỉnh mức đường huyết trong khoảng bình thường sau khi đã tiếp nhận điều trị bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị đau tim của bạn cũng rất cao so với người khác. Đó là do chế độ ăn uống dẫn tới bệnh tiểu đường đã để lại nhiều tác hại cho cơ thể bạn, nhất là đối với hệ tim mạch.
Người mắc bệnh tim không nên tập thể thao
Đây là sai lầm cực kỳ phổ biến, hầu hết mọi người đều tin rằng những người mắc bệnh tim không nên vận động. Nhưng chính các bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mắc các chứng bệnh về tim vẫn khuyên họ nên vận động từ nhẹ nhàng tới trung bình, miễn là phù hợp với sức khỏe. Các hình thức thể thao sẽ giúp bệnh nhân tăng cường thể lực, sức đề kháng và giữ tim khỏe hơn.
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, hài hoà, cân đối sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ai là đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim nhất?
Tăng huyết áp: Người bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần đối với nam giới và 6 lần đối với nữ giới. Huyết áp càng cao thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim càng nhiều. Mỗi năm có hơn 15 triệu người tăng huyết áp tử vong vì nhồi máu cơ tim.
Béo phì: Béo phì cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim, nó đã trở thành căn bệnh chứ không phải là thừa cân nữa, ngày càng có nhiều người mắc các bệnh béo phì. Trên thế giới hơn 19,5 triệu người béo phì chết vì nhồi máu cơ tim mỗi năm. Người béo phì có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn 40 % so với những người bình thường.
Đái tháo đường: Theo thống kê của các chuyên gia tim mạch, cứ 5 người nhồi máu cơ tim thì có 2 người mắc bệnh đái tháo đường. Ở Việt Nam số người đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim là hơn 70%.
Hút thuốc lá: Thuốc lá là kẻ thù số 1 của tim mạch, "kẻ sát nhân" lạnh lùng, chất Nicotin trong thuốc lá làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Theo thống kê thì có 67,5 % bệnh nhân nhồi máu cơ tim nghiện thuốc lá.
Ngoài ra, tình trạng stress, lười vận động, sử dụng vitamin kéo dài…cũng là tác nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim gần hơn.
Cách tốt nhất để đẩy lùi căn bệnh này là thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Thường xuyên tập thể dục, bỏ thuốc, rượu bia; kiểm soát huyết áp, mỡ máu, đường máu. Cùng với đó, nên sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa từ xa cũng đóng vai trò quan trọng ngăn chặn nhồi máu cơ tim xảy ra.
Cách tốt nhất để đẩy lùi căn bệnh này là thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Thường xuyên tập thể dục, bỏ thuốc, rượu bia; kiểm soát huyết áp, mỡ máu, đường máu. Cùng với đó, nên sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa từ xa cũng đóng vai trò quan trọng ngăn chặn nhồi máu cơ tim xảy ra.
Phân biệt nhồi máu cơ tim với suy tim và hiện tượng tim ngừng đập
-Suy tim là hiện tượng tim bị xung huyết và làm cho bắp tim yếu đi, không bơm máu mạnh như bình thường (tình trạng hút đẩy không nhịp nhàng) chứ không phải là ngừng đập hẳn. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới chức năng này của tim nhưng phổ biến nhất là sau một cơn nhồi máu cơ tim. Bởi vì do một phần cơ tim bị chết đi, làm cho áp lực đẩy máu giảm và suy tim phát triển. Các yếu tố phổ biến khác có thể dẫn tới suy tim là huyết áp cao, dùng nhiều rượu và các vấn đề về van tim.
- Tim ngừng đập là một hiện tượng xảy ra khi tâm thất bị rung khiến làm cho cơ tim ngưng hoạt động và nếu không được chữa trị ngay tức thì bằng máy khử rung thì sẽ khó tránh được tử vong. Bất cứ điều gì cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tim ngừng đập, chẳng hạn như một chấn thương đột ngột hay một căn bệnh mãn tính. Nhìn chung, danh sách này là vô tận, cho đến nay vẫn chưa thể hoàn thành.
|
Theo Thủy Anh - Web Phụ nữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét