Tất cả các loại loạn nhịp đều mất đi khoảng 24 giờ sau khi ngừng uống rượu, bia, cơ thể được cung cấp đầy đủ nước, các chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hoàn toàn.
Sau một thời gian làm việc căng thẳng, cơ thể đã rất mệt mỏi, các cơ quan quan trọng trong đó có tim cần được nghỉ ngơi để hồi phục. Vì vậy, trong những ngày nghỉ, nếu chúng ta tiếp tục bắt cơ thể phải làm việc nhiều hơn, phải chịu đựng một số lượng lớn các đồ uống có cồn thì việc chuyển hoá chúng qua gan và đào thải qua thận sẽ bị chậm lại, kết quả là tim luôn chịu tác động độc tính của rượu bia và loạn nhịp tim sẽ xảy ra.
Theo TS.BS Vũ Đức Định - SGTT
Sướng miệng khổ tim, nên chăng? Ảnh: CTV
Tim cũng biết say
Hội chứng "trái tim ngày nghỉ" chỉ những loại loạn nhịp tim xuất hiện trong ngày nghỉ ở những người trước đó không có tiền sử bệnh tim mạch, cấu trúc và chức năng tim hoàn toàn bình thường. Hội chứng này hay gặp ở người nghiện rượu, người có thói quen uống nhiều rượu bia vào ngày nghỉ và cả ở người khả năng dung nạp rượu bia kém. Loạn nhịp tim ngày nghỉ cũng có sự "đóng góp" của stress, thức đêm, mất nước và điện giải…
Có hai cơ chế giải thích tại sao uống rượu bia quá nhiều trong thời gian ngắn gây loạn nhịp tim:
Cơ chế thứ nhất là khi uống một lượng rượu bia lớn, lượng cồn trong máu tăng rất nhanh kích thích cơ thể sản xuất adrenaline và noradrenaline, gây co mạch, tăng huyết áp, kích thích tim đập nhanh, tăng tiêu thụ oxy của tế bào cơ tim.
Cơ chế thứ hai là do acetaldehyde (chất chuyển hoá của rượu) là một chất ôxy hoá mạnh có khả năng làm tăng các gốc tự do gây thương tổn tế bào và mô. Acetaldehyde cũng làm suy giảm khả năng phosphoryl hoá của ty lạp thể, từ đó làm giảm chuyển hoá tế bào trong đó có tế bào cơ tim. Các ester của axít béo hình thành trong quá trình chuyển hoá rượu cũng làm giảm quá trình phosphoryl hoá của ty lạp thể trong tế bào. Acetaldehyde cũng làm rối loạn sự lưu chuyển canxi giữa trong và ngoài tế bào làm tổn thương cơ tim, làm tăng co thắt mạch vành gây thiếu máu cơ tim, gây loạn nhịp tim.
Một số cơ chế khác cũng được đề cập như viêm cơ tim do rượu, tổn thương trực tiếp màng tế bào, mất cân bằng canxi, kẽm trong và ngoài tế bào, tăng hoạt hoá hệ renin-agiotensin…
Dấu hiệu loạn nhịp
Loại loạn nhịp hay gặp nhất là cơn nhịp nhanh trên thất và rung nhĩ hay còn được gọi là loạn nhịp hoàn toàn. Sau khi uống rượu bia, bệnh nhân thấy mệt mỏi, tức ngực, đánh trống ngực, cảm giác đau ngực, chẹn ngực và khó thở. Khám có thể thấy dấu hiệu tim đập nhanh, không đều hoặc loạn nhịp hoàn toàn. Xác định chẩn đoán bằng làm điện tim đồ khi cơn loạn nhịp đang xảy ra. Một số các loại loạn nhịp khác cũng có thể xuất hiện sau khi lạm dụng rượu như ngoại tâm thu, mà bệnh nhân thường cảm thấy tim thỉnh thoảng bỏ một vài nhịp.
Thông thường, tất cả các loại loạn nhịp nói trên đều mất đi khoảng 24 giờ sau khi ngừng uống rượu, bia, cơ thể được cung cấp đầy đủ nước, các chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hoàn toàn.
Thương lấy con tim
Vì nguyên nhân chính là rượu bia nên cách phòng tránh tốt nhất là tránh say xỉn trong những ngày này. Các biện pháp tiếp theo là bổ sung dinh dưỡng đầy đủ (bao gồm các vitamin, đặc biệt là vitamin B1, vitamin B12… các chất điện giải và các yếu tố vi lượng). Uống đủ nước, không hoạt động thể chất quá sức, dành nhiều thời gian thư giãn cũng góp phần làm giảm tỷ lệ loạn nhịp tim.
Theo TS.BS Vũ Đức Định - SGTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét