Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Tim ngừng đập: Còn sống hay đã chết?

Tim ngừng đập, não không còn tín hiệu hoạt động, song không có nghĩa người đó đã chết, mà là trạng thái tồn tại giữa sự sống và cái chết, gọi là chết lâm sàng.

Chết lâm sàng ?
Hiện tượng chết lâm sàng là một trong những trạng thái kỳ lạ hiếm gặp ở con người, ở trạng thái này, các tế bào trong cơ thể con người vẫn còn sống.
Theo thông tin từ Congso.net, BS Đặng Văn Quế, phó giám đốc BV Mắt Quốc tế cho biết, chết lâm sàng là tình trạng tim, phổi ngừng hoạt động hoặc hoạt động rất yếu, các tri giác mất hoàn toàn, chân tay mềm nhũn, lòng tử mắt giãn ra, một số hoạt chất như axitlactic và phốt pho tăng lên, hiện tượng giáng hóa và tổng hợp trong cơ thể bị đảo lộn.
Còn theo TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA), chết lâm sàng vẫn xảy ra trong thực tế dù tỷ lệ rất thấp, chiếm khoảng 2/10.000 ca. Theo ông Khanh, khi chết lâm sàng, nghĩa là mặc dù tim ngừng đập, phổi ngừng hoạt động nhưng não bộ vẫn hoạt động và họ vẫn còn cảm nhận được những gì xung quanh và phải mất 10 – 12 giờ để thần thức ra khỏi cơ thể, tức là hồn lìa khỏi xác thì lúc đó mới là chết hẳn.
Còn theo nguồn thông tin từ Vnexpress, Giáo sư Rant Bagdasarov với 29 năm nghiên cứu về “chết lâm sàng” có thể khẳng định với đầy đủ luận cứ khoa học rằng: Chỉ khi các mô và tế bào của cơ thể bắt đầu tan rã, không phục hồi được mới có thể coi là người bệnh đã chết. Tim ngừng đập, não ngừng hoạt động chỉ là một sự cảnh báo về nguy cơ chết. Trong lúc đó, cơ thể người bệnh vẫn sống trong trạng thái “chờ đợi “ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Giai đoạn chết lâm sàng là giai đoạn vẫn có thể hồi sinh. Có người sống lại sau 8, 9 ngày tưởng như đã chết nhưng về cơ bản, sau khi chết được 12 tiếng thì khó hồi sinh hơn vì khi đó thần thức đã hoàn toàn ra khỏi cơ thể.
Theo y khoa, nếu có những tác động kịp thời thì cơ thể có thể thoát khỏi trạng thái này và sống lại. Việc đưa người chết lâm sàng sống lại bằng cách kích thích rung tim được xem là cách tốt nhất. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp được cứu sống lại sau khi tim ngừng đập đều mắc phải chấn thương não nên không thể sống lâu.
Song trong không ít trường hợp, những người sống sót được sau khi tim ngừng đập đã bị mắc phải một số chấn thương não bộ. Tất nhiên là những ca chấn thương não bộ nghiêm trọng hầu như không thể sống sót lâu.
Cấp cứu tim ngừng đập
Tim ngừng đập: Còn sống hay đã chết? - Ảnh 1

Trong trường hợp bệnh nhân tim ngừng đập chưa được đưa đến viện hoặc không có máy khử rung tim thì nên xử lý cấp cứu bệnh nhân bằng cách ép ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt. Nhanh chóng đặt người bệnh trên phản cứng, tấm ván. Cởi cúc áo cổ và thắt lưng của người bệnh, cho nằm duỗi thẳng, bỏ gối đầu, đệm dưới bả vai, cho đầu của người bệnh ngửa ra đằng sau.
Tiến hành các thao tác ép ngực và hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt) làm cho máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng như não và chứa đủ oxy.
Đặt phần gót của bàn tay này lên trên phần lưng của bàn tay kia và đan các ngón tay lại với nhau. Chống vững lên người nạn nhân, ép tay thằng xuống, nén xương ức sâu xuống 1/3 lồng ngực, ở người lớn là từ 4-5cm., không nên nén quá mạnh sẽ làm gãy xương của người bệnh
Thả lực ép nhưng vẫn giữ nguyên vị trí bàn tay trên xương ức. Ép ngực 15 lần, tốc độ 100 lần / phút. Thời gian ép và thả với khoảng cách bằng nhau.
Người làm hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt), một tay mở miệng, tay kia bịt chặt mũi của người bệnh, hít một hơi dài rồi thổi hơi vào mồm của người bệnh, sau đó lấy hai tay ấn lên lồng ngực của người bệnh để giúp người bệnh hô hấp
Sau 15 lần ép, nghiêng đầu, nâng cằm nạn nhân và thổi 2 hơi vào miệng nạn nhân. Tiếp tục chu trình này (15 lần ép, 2 lần thổi), không gián đoạn chu trình CPR trừ khi nạn nhân có thể cử động hoặc tự thở lại được. Tiếp tục chu trình này đến khi: Phương tiện cấp cứu đến và mang nạn nhân đi, thấy nạn nhân biểu hiện có sự tuần hoàn máu trở lại.

Theo Minh Gianh - Đời sống và Pháp luật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét