Bệnh viêm màng ngoài tim co thắt là hậu quả của
quá trình xơ hoá. Quá trình viêm mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra
làm tổn thương dày và dính màng ngoài tim.
Vì sao lại bị viêm màng ngoài tim co thắt ?
Khoa học đã biết đến một số nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim co thắt gồm: nhiễm khuẩn lao, vi khuẩn, virut, nấm và ký sinh trùng, trong đó lao là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng ngoài tim co thắt. Chấn thương do phẫu thuật tim có tràn máu màng tim là yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm màng ngoài tim co thắt sau đó. Do chạy tia xạ: đây là biến chứng muộn của xạ trị dẫn đến viêm màng ngoài tim co thắt. Viêm nhiễm hoặc rối loạn miễn dịch trong các bệnh thấp tim, lupus ban đỏ, sarcoidose.
Do các bệnh ung thư vú, phổi, hạch lympho, u sắc tố, u trung biểu mô. Không rõ nguyên nhân.
Dấu hiệu nhận dạng bệnh là gì?
Những dấu hiệu sớm của viêm màng ngoài tim co thắt thường không đặc hiệu như ngất xỉu, mệt và giảm khả năng khi gắng sức. Thời gian sau đó bệnh nhân thường có các triệu chứng của suy tim trái như khó thở khi gắng sức, khó thở về đêm. Giai đoạn nặng bệnh nhân sẽ thấy các dấu hiệu giống như suy tim phải: phù ngoại biên, căng tức bụng và cổ trướng. Khám thấy tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính. Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu mạch đảo của Kussmaul (hít sâu vào lại làm giảm độ căng to của tĩnh mạch cổ). Tuy nhiên dấu hiệu này có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp vì có thể gặp trong các trường hợp phì đại thất phải và nhồi máu cơ tim thất phải. Nguyên nhân của các hiện tượng này là do sự giãn nhanh của tâm thất trong thời kỳ đầu tâm trương. Nghe tim thường thấy tiếng tim mờ do màng ngoài tim dày. Tiếng đóng van hai lá và ba lá gần như xuất hiện ở cuối thì tâm trương, gây ra tiếng T1 rất nhẹ. Có khi nghe thấy tiếng gõ của màng ngoài tim ngay ở đầu tâm trương. Tiếng này xuất hiện do sự giãn ra đột ngột của tâm thất sau một giai đoạn bị màng tim cứng hạn chế giãn. Cần phân biệt tiếng này với các tiếng tâm trương sớm khác như tiếng T3, tiếng mở van hai lá. Thường tiếng gõ màng ngoài tim có âm sắc cao hơn và đến sớm hơn tiếng T3 và tiếng mở van hai lá luôn luôn đi kèm với tiếng rung tâm trương.
Nghe phổi thường thấy giảm rì rào phế nang ở hai đáy phổi, do sung huyết phổi hay tràn dịch nhẹ ở đáy màng phổi hai bên. Trường hợp ứ trệ nhiều, có thể thấy phù phổi với các ran ẩm xuất hiện. Gan to, trường hợp nặng có thể dẫn đến xơ gan tim với bụng cổ trướng rõ. Phù hai chi dưới, sau đó có thể dẫn đến phù toàn thân. Điện tâm đồ thấy có dấu hiệu điện thế thấp lan tỏa, sóng T thường dẹt, có thể thấy dấu hiệu dày nhĩ trái và cũng hay gặp rung nhĩ phối hợp. Chụp Xquang thấy màng ngoài tim canxi hoá trên phim chụp nghiêng và hay thấy ở vị trí của thất phải và rãnh nhĩ thất; tràn dịch màng phổi là dấu hiệu hay gặp; giãn nhĩ phải và nhĩ trái; hiếm thấy phù phổi. Siêu âm tim là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán và theo dõi tràn dịch màng ngoài tim. Có thể thấy: thành tự do thất trái dẹt; độ dày của màng ngoài tim tăng lên và có thể thấy cả dấu hiệu vôi hoá của màng ngoài tim; van động mạch phổi mở sớm; vận động nghịch của vách liên nhĩ trong thì tâm thu. Thông tim là phương pháp quan trọng để chẩn đoán phân biệt viêm co thắt màng ngoài tim và bệnh cơ tim hạn chế.
Chữa trị và phòng bệnh
Điều trị nội khoa bệnh nhân ở giai đoạn đầu có thể điều trị bảo tồn bằng lợi tiểu và chế độ ăn hạn chế muối. Ngoài ra điều trị nội khoa cũng được chỉ định ở các bệnh nhân quá nặng không còn chỉ định mổ hay không chấp nhận nguy cơ của cuộc mổ.
Phẫu thuật cắt màng ngoài tim là phẫu thuật được lựa chọn. Trên 90% các trường hợp có cải thiện triệu chứng đáng kể sau phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong trong và ngay sau mổ từ 5 - 20% nên cần thận trọng cân nhắc. Việc mổ sớm cho các bệnh nhân là tốt hơn chứ không đợi đến khi thể trạng bệnh nhân đã bị suy sụp do bệnh diễn biến kéo dài.
Phòng bệnh cần chẩn đoán và điều trị sớm, dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn như lao, viêm nhiễm do vi khuẩn, virut, nấm và ký sinh trùng, các bệnh thấp tim, lupus ban đỏ, sarcoidose, ung thư vú, ung thư phổi, u sắc tố…
Khi đã bị viêm màng ngoài tim co thắt, trái tim bị màng ngoài tim
cứng chắc bao bọc, làm hạn chế tim giãn ra trong thì tâm trương, tăng
các áp lực trong buồng tim và làm mất tương đồng giữa áp lực trong các
buồng tim và áp lực của lồng ngực. Do tăng áp lực trong buồng tim và
giảm sự giãn của tim thì tâm trương làm hạn chế sự đổ về của máu tĩnh
mạch chủ và tĩnh mạch phổi, gây ra triệu chứng suy tim ứ huyết của cả
tim bên phải và bên trái. Nguy hiểm nhất là tuy bệnh nhân bị bệnh nhưng
lại không được chẩn đoán ra bệnh vì không được nghĩ đến nên đã dẫn tới
hậu quả nặng nề cho bệnh nhân.
Hình ảnh viêm màng ngoài tim.
|
Khoa học đã biết đến một số nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim co thắt gồm: nhiễm khuẩn lao, vi khuẩn, virut, nấm và ký sinh trùng, trong đó lao là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng ngoài tim co thắt. Chấn thương do phẫu thuật tim có tràn máu màng tim là yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm màng ngoài tim co thắt sau đó. Do chạy tia xạ: đây là biến chứng muộn của xạ trị dẫn đến viêm màng ngoài tim co thắt. Viêm nhiễm hoặc rối loạn miễn dịch trong các bệnh thấp tim, lupus ban đỏ, sarcoidose.
Do các bệnh ung thư vú, phổi, hạch lympho, u sắc tố, u trung biểu mô. Không rõ nguyên nhân.
Dấu hiệu nhận dạng bệnh là gì?
Những dấu hiệu sớm của viêm màng ngoài tim co thắt thường không đặc hiệu như ngất xỉu, mệt và giảm khả năng khi gắng sức. Thời gian sau đó bệnh nhân thường có các triệu chứng của suy tim trái như khó thở khi gắng sức, khó thở về đêm. Giai đoạn nặng bệnh nhân sẽ thấy các dấu hiệu giống như suy tim phải: phù ngoại biên, căng tức bụng và cổ trướng. Khám thấy tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính. Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu mạch đảo của Kussmaul (hít sâu vào lại làm giảm độ căng to của tĩnh mạch cổ). Tuy nhiên dấu hiệu này có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp vì có thể gặp trong các trường hợp phì đại thất phải và nhồi máu cơ tim thất phải. Nguyên nhân của các hiện tượng này là do sự giãn nhanh của tâm thất trong thời kỳ đầu tâm trương. Nghe tim thường thấy tiếng tim mờ do màng ngoài tim dày. Tiếng đóng van hai lá và ba lá gần như xuất hiện ở cuối thì tâm trương, gây ra tiếng T1 rất nhẹ. Có khi nghe thấy tiếng gõ của màng ngoài tim ngay ở đầu tâm trương. Tiếng này xuất hiện do sự giãn ra đột ngột của tâm thất sau một giai đoạn bị màng tim cứng hạn chế giãn. Cần phân biệt tiếng này với các tiếng tâm trương sớm khác như tiếng T3, tiếng mở van hai lá. Thường tiếng gõ màng ngoài tim có âm sắc cao hơn và đến sớm hơn tiếng T3 và tiếng mở van hai lá luôn luôn đi kèm với tiếng rung tâm trương.
Nghe phổi thường thấy giảm rì rào phế nang ở hai đáy phổi, do sung huyết phổi hay tràn dịch nhẹ ở đáy màng phổi hai bên. Trường hợp ứ trệ nhiều, có thể thấy phù phổi với các ran ẩm xuất hiện. Gan to, trường hợp nặng có thể dẫn đến xơ gan tim với bụng cổ trướng rõ. Phù hai chi dưới, sau đó có thể dẫn đến phù toàn thân. Điện tâm đồ thấy có dấu hiệu điện thế thấp lan tỏa, sóng T thường dẹt, có thể thấy dấu hiệu dày nhĩ trái và cũng hay gặp rung nhĩ phối hợp. Chụp Xquang thấy màng ngoài tim canxi hoá trên phim chụp nghiêng và hay thấy ở vị trí của thất phải và rãnh nhĩ thất; tràn dịch màng phổi là dấu hiệu hay gặp; giãn nhĩ phải và nhĩ trái; hiếm thấy phù phổi. Siêu âm tim là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán và theo dõi tràn dịch màng ngoài tim. Có thể thấy: thành tự do thất trái dẹt; độ dày của màng ngoài tim tăng lên và có thể thấy cả dấu hiệu vôi hoá của màng ngoài tim; van động mạch phổi mở sớm; vận động nghịch của vách liên nhĩ trong thì tâm thu. Thông tim là phương pháp quan trọng để chẩn đoán phân biệt viêm co thắt màng ngoài tim và bệnh cơ tim hạn chế.
Tổn thương viêm màng ngoài tim co thắt, trái tim bị màng ngoài tim cứng chắc bao bọc.
|
Điều trị nội khoa bệnh nhân ở giai đoạn đầu có thể điều trị bảo tồn bằng lợi tiểu và chế độ ăn hạn chế muối. Ngoài ra điều trị nội khoa cũng được chỉ định ở các bệnh nhân quá nặng không còn chỉ định mổ hay không chấp nhận nguy cơ của cuộc mổ.
Phẫu thuật cắt màng ngoài tim là phẫu thuật được lựa chọn. Trên 90% các trường hợp có cải thiện triệu chứng đáng kể sau phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong trong và ngay sau mổ từ 5 - 20% nên cần thận trọng cân nhắc. Việc mổ sớm cho các bệnh nhân là tốt hơn chứ không đợi đến khi thể trạng bệnh nhân đã bị suy sụp do bệnh diễn biến kéo dài.
Phòng bệnh cần chẩn đoán và điều trị sớm, dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn như lao, viêm nhiễm do vi khuẩn, virut, nấm và ký sinh trùng, các bệnh thấp tim, lupus ban đỏ, sarcoidose, ung thư vú, ung thư phổi, u sắc tố…
ThS. Nguyễn Mạnh Hà