Thiểu năng tĩnh
mạch do tổn thương sau khi viêm tĩnh mạch huyết khối sâu. Bệnh nhân
thường có bệnh sử chấn thương ở chân, giãn tĩnh mạch, khối u chèn vào
tĩnh mạch khung chậu hoặc lỗ thông động tĩnh mạch.
Nếu thiểu năng tĩnh mạch sau khi bị viêm tĩnh mạch huyết khối sâu, các van ở hệ tĩnh mạch sâu của cẳng chân bị tổn thương bởi tiến triển của huyết khối. Bình thường dòng máu tĩnh mạch chảy xuôi nhờ các van, nay do các van bị tổn thương, làm cho dòng máu chảy hai chiều, nhất là khi áp lực tĩnh mạch tăng cao bất thường ở trạng thái nằm.
Nhận diện thiểu năng tĩnh mạch
Thiểu năng tĩnh mạch có biểu hiện đầu tiên là phù ở chân, nhất là ở cẳng chân, sau đó cũng có những tổn thương ở da và tổ chức dưới da. Bệnh nhân thường có các triệu chứng: ngứa, đau âm ỉ và đau tăng khi đứng, đau do loét. Da thường mỏng, bắt nắng, teo và tím; những mảng sắc tố xám xuất hiện ngày càng nhiều. Tổn thương viêm da nông chảy nước và eczema, mô dưới da bị dày và xơ hoá. Thường gặp loét ở trên cổ chân, ở giữa hoặc mặt trước của chân. Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những tĩnh mạch có các lỗ khiếm khuyết.
Nếu
có huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) thì thấy các dấu hiệu: sưng, đau,
đỏ đoạn chi, nhất là bắp chân, cảm giác đau tăng khi co gập chân. Nếu
nặng có thể thấy lở loét ở bắp chân. Ngược lại cũng có trường hợp không
có một triệu chứng gì ở chân đang bị HKTMS, bệnh chỉ được phát hiện khi
đã gây biến chứng tắc nghẽn mạch phổi. Khi bị tắc nghẽn mạch phổi, bệnh
nhân thấy khó thở, đau ngực và ngất. Đây là một biến chứng nguy hiểm cần
được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây ra tắc nghẽn mạch
phổi là do HKTMS tạo nên một khối máu đông dài, mềm, khối máu đông có
thể "trôi" theo dòng máu đến các nơi khác trong cơ thể và gây nghẽn mạch
tiếp theo. Trường hợp khối máu đông vào tĩnh mạch chủ, vào tim rồi lên
phổi gây nên chứng nghẽn mạch phổi. Khi nghẽn mạch phổi nặng sẽ gây xẹp
phổi và suy tim, bệnh nhân có thể tử vong đột ngột.
Cần phân biệt với các bệnh gì?
Một số bệnh có triệu chứng giống với thiểu năng tĩnh mạch nên chúng ta cần phải chú ý phân biệt. Một là bệnh suy tim ứ trệ, có thể gây phù cả hai bên cẳng chân, nhưng nó còn có những biểu hiện về lâm sàng và xét nghiệm của bệnh tim và thận. Hai là bệnh phù lympho, tính chất phù ở đây là phù dày, cứng ở tổ chức dưới da mà không giảm đi khi nâng chân cao, không có giãn tĩnh mạch, bệnh nhân thường có bệnh sử viêm mô tế bào tái phát. Ba là các trường hợp gây loét mạn tính ở chân bao gồm bệnh tự miễn (hội chứng Felty), thiểu năng động mạch thường rất đau, thiếu máu hồng cầu liềm, ban đỏ cứng xuất hiện cả hai bên và thường ở mặt sau cẳng chân, nhiễm nấm thì không thấy sưng nề hoặc giãn tĩnh mạch.
Chăm sóc và chữa bệnh
Bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường, nâng cao chân để làm giảm phù, giữ cho chân cao hơn tim bằng gối đặt trên chiếu; tránh đứng hoặc ngồi lâu, đi tất chun chịu lực vừa khít từ giữa cẳng chân xuống dưới gối trong ngày và vào buổi tối nếu có xu hướng phù nề. Điều trị tích cực phù: chủ yếu là nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường là quan trọng nhất trong pha cấp của viêm da ứ trệ.
Phòng chống loét: băng ép với dung dịch nước muối đẳng trương, giúp
lành vết loét hoặc chuẩn bị trước khi ghép da. Chỗ loét, gân, xương lồi
lên phải được đệm bằng vải mềm. Sau khi vết loét đã lành, vẫn nên dùng
các phương tiện kê đệm êm để dự phòng tái phát phù và loét.
Giãn tĩnh mạch thứ phát làm tổn thương hệ tĩnh mạch sâu, trường hợp này nên cắt bỏ và thắt lại những tĩnh mạch liên hệ giữa hệ nông và sâu. Điều trị giãn tĩnh mạch cùng với phù bằng tất chun và các biện pháp không phẫu thuật khác. Nếu tắc mạch ở tĩnh mạch sâu nghiêm trọng nên giải quyết bằng phẫu thuật. Nhưng nếu giãn tĩnh mạch là nguồn cung cấp chính của đường tĩnh mạch đổ về thì không nên cắt bỏ tĩnh mạch này.
Phòng bệnh
Cách phòng bệnh tốt nhất là điều trị triệt để các trường hợp gây ra viêm tắc tĩnh mạch như viêm tĩnh mạch huyết khối sâu, chấn thương ở chân, giãn tĩnh mạch, bệnh viêm mạch, suy tim, béo phì... Điều trị tan huyết khối có tác dụng tốt hơn là điều trị thuốc chống đông trong dự phòng thiểu năng tĩnh mạch mạn tính. Tăng cường vận động, sau một ca phẫu thuật kéo dài, sau một đợt ốm, hay phụ nữ sau khi sinh đẻ, tránh bất động hoặc nằm lâu ngày. Những người ít vận động, cần tăng cường vận động. Người có rối loạn về đông máu cần được dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ. Nếu phải đi trên tàu, xe, máy bay trong thời gian dài nên lưu ý tạo tư thế ngồi thoải mái, cứ khoảng nửa giờ cần co duỗi chân, thỉnh thoảng nên đi lại cho khí huyết lưu thông.
Nếu thiểu năng tĩnh mạch sau khi bị viêm tĩnh mạch huyết khối sâu, các van ở hệ tĩnh mạch sâu của cẳng chân bị tổn thương bởi tiến triển của huyết khối. Bình thường dòng máu tĩnh mạch chảy xuôi nhờ các van, nay do các van bị tổn thương, làm cho dòng máu chảy hai chiều, nhất là khi áp lực tĩnh mạch tăng cao bất thường ở trạng thái nằm.
Nhận diện thiểu năng tĩnh mạch
Thiểu năng tĩnh mạch có biểu hiện đầu tiên là phù ở chân, nhất là ở cẳng chân, sau đó cũng có những tổn thương ở da và tổ chức dưới da. Bệnh nhân thường có các triệu chứng: ngứa, đau âm ỉ và đau tăng khi đứng, đau do loét. Da thường mỏng, bắt nắng, teo và tím; những mảng sắc tố xám xuất hiện ngày càng nhiều. Tổn thương viêm da nông chảy nước và eczema, mô dưới da bị dày và xơ hoá. Thường gặp loét ở trên cổ chân, ở giữa hoặc mặt trước của chân. Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những tĩnh mạch có các lỗ khiếm khuyết.
Hình ảnh viêm tĩnh mạch sâu cẳng chân.
|
Một số bệnh có triệu chứng giống với thiểu năng tĩnh mạch nên chúng ta cần phải chú ý phân biệt. Một là bệnh suy tim ứ trệ, có thể gây phù cả hai bên cẳng chân, nhưng nó còn có những biểu hiện về lâm sàng và xét nghiệm của bệnh tim và thận. Hai là bệnh phù lympho, tính chất phù ở đây là phù dày, cứng ở tổ chức dưới da mà không giảm đi khi nâng chân cao, không có giãn tĩnh mạch, bệnh nhân thường có bệnh sử viêm mô tế bào tái phát. Ba là các trường hợp gây loét mạn tính ở chân bao gồm bệnh tự miễn (hội chứng Felty), thiểu năng động mạch thường rất đau, thiếu máu hồng cầu liềm, ban đỏ cứng xuất hiện cả hai bên và thường ở mặt sau cẳng chân, nhiễm nấm thì không thấy sưng nề hoặc giãn tĩnh mạch.
Chăm sóc và chữa bệnh
Bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường, nâng cao chân để làm giảm phù, giữ cho chân cao hơn tim bằng gối đặt trên chiếu; tránh đứng hoặc ngồi lâu, đi tất chun chịu lực vừa khít từ giữa cẳng chân xuống dưới gối trong ngày và vào buổi tối nếu có xu hướng phù nề. Điều trị tích cực phù: chủ yếu là nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường là quan trọng nhất trong pha cấp của viêm da ứ trệ.
Áp lực tĩnh mạch cao khi nằm làm máu chuyển qua tĩnh mạch chung đến tĩnh mạch dưới da và mô ở cẳng chân, cổ chân gây ra các tổn thương: phù, xơ hoá mô dưới da và da, mảng sắc tố ở da, muộn hơn là viêm da, viêm mô tế bào và loét. Khi xảy ra giãn tĩnh mạch nông sẽ dẫn tới giãn nhiều tĩnh mạch. |
Giãn tĩnh mạch thứ phát làm tổn thương hệ tĩnh mạch sâu, trường hợp này nên cắt bỏ và thắt lại những tĩnh mạch liên hệ giữa hệ nông và sâu. Điều trị giãn tĩnh mạch cùng với phù bằng tất chun và các biện pháp không phẫu thuật khác. Nếu tắc mạch ở tĩnh mạch sâu nghiêm trọng nên giải quyết bằng phẫu thuật. Nhưng nếu giãn tĩnh mạch là nguồn cung cấp chính của đường tĩnh mạch đổ về thì không nên cắt bỏ tĩnh mạch này.
Phòng bệnh
Cách phòng bệnh tốt nhất là điều trị triệt để các trường hợp gây ra viêm tắc tĩnh mạch như viêm tĩnh mạch huyết khối sâu, chấn thương ở chân, giãn tĩnh mạch, bệnh viêm mạch, suy tim, béo phì... Điều trị tan huyết khối có tác dụng tốt hơn là điều trị thuốc chống đông trong dự phòng thiểu năng tĩnh mạch mạn tính. Tăng cường vận động, sau một ca phẫu thuật kéo dài, sau một đợt ốm, hay phụ nữ sau khi sinh đẻ, tránh bất động hoặc nằm lâu ngày. Những người ít vận động, cần tăng cường vận động. Người có rối loạn về đông máu cần được dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ. Nếu phải đi trên tàu, xe, máy bay trong thời gian dài nên lưu ý tạo tư thế ngồi thoải mái, cứ khoảng nửa giờ cần co duỗi chân, thỉnh thoảng nên đi lại cho khí huyết lưu thông.
ThS. Nguyễn Mạnh Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét