Cần theo dõi huyết áp thường xuyên.
|
3. THA là một bệnh không phải luôn luôn có biểu hiện lâm sàng rõ rệt làm cho ít người được phát hiện và điều trị.
4. Bệnh THA cần điều trị hằng ngày, liên tục, kéo dài.
5. Điều trị bệnh THA cần đạt được huyết áp mục tiêu (các nước phát triển cũng chỉ đạt được từ 10 - 34% tùy từng nước), kết hợp với điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch nhằm hạn chế tối đa các biến cố tim mạch.
THA được cho là "kẻ giết người thầm lặng" hay "bom nổ chậm". Bệnh có thể giết người bất cứ khi nào với những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hay "âm thầm giết người” bằng các tổn thương các cơ quan đích như suy tim, suy thận.
Ở Việt Nam, số người bị bệnh THA được điều trị, điều trị đúng có hiệu quả còn không nhiều. Những biến cố tim mạch xảy ra hằng ngày và ngày càng nhiều, làm cho tỷ lệ tử vong hoặc tàn phế cho người bệnh ngày càng tăng, gây bất hạnh cho người bệnh cũng như tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Điều trị THA có kiểm soát là phương pháp có thể đem lại nhiều hiệu quả cho người bệnh.
Từ năm 2002 Bệnh viện Bạch Mai và sau đó là một số bệnh viện khác như Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thanh Nhàn... đã tiến hành quản lý điều trị bệnh THA đã giảm được các biến cố tim mạch, giữ sức khỏe, sức lao động cho người bệnh và đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho người bị THA.
Mục đích của đơn vị quản lý điều trị THA: Tạo điều kiện, hướng dẫn bệnh nhân điều trị THA lâu dài ở nhà được tuân thủ gần như khi nằm viện điều trị nội trú có kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ điều trị.
Mục tiêu cụ thể:
- Đạt và duy trì huyết áp mục tiêu: <140/90mmHg hoặc <130/80mmHg ở những trường hợp có yếu tố nguy cơ cao như có kèm đái tháo đường, đã có biến cố tim mạch như tai biến mạch não, bệnh động mạch vành, tổn thương thận...
- Giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn chuyển hóa lipid, thừa cân, hút thuốc...
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phương pháp thực hiện:
Nguyên tắc chung: giúp cho người bệnh một kỹ năng tự theo dõi, điều trị bệnh THA đồng thời có biện pháp quản lý theo dõi điều trị của người bệnh lâu dài (đưa người bệnh vào một kỷ luật điều trị).
TS. Viên Văn Đoan - Trưởng khoa Khám bệnh - BV Mạch Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét