Đột qụy là biến chứng hàng đầu của đái tháo đường.
|
Cần kiểm soát tối ưu đường máu
Có tới 50% bệnh nhân ĐTĐ bị tử vong ở lần nhồi máu cơ tim lần đầu tiên, do vậy phòng ngừa tiên phát các biến chứng tim mạch là một trong những mục tiêu điều trị chính ở các bệnh nhân ĐTĐ. Bên cạnh tăng đường máu, các bệnh nhân ĐTĐ thường có một số bất thường khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tình trạng tăng đông máu... ĐTĐ týp 2 được xem là có nguy cơ tương đương với bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, vì vữa xơ động mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến do vậy cần đánh giá các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở tất cả các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 để có chiến lược điều trị phù hợp. Khám lâm sàng đánh giá mạch ngoại biên; Đo huyết áp mỗi lần thăm khám; Định lượng lipid máu lúc đói ít nhất mỗi năm 1 lần; Định lượng microalbumin niệu hay đạm niệu ít nhất mỗi năm 1 lần; Các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường có các triệu chứng bệnh ĐMV không điển hình do vậy nên làm điện tâm đồ lúc nghỉ cho tất cả các bệnh nhân.
Kiểm soát tối ưu đường máu làm giảm các biến chứng vi mạch hơn là các biến chứng tim mạch, nhưng làm giảm các yếu tố nguy cơ đã được chứng minh là làm giảm các biến chứng tim mạch ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
Kiểm soát trị số huyết áp
Đái tháo đường có thể dẫn đến suy thận.
|
Điều trị rối loạn lipid máu. Các bệnh nhân ĐTĐ cần được kiểm tra lipid máu, bao gồm cholesterol xấu (LDL-C), triglycerid và cholesterol có lợi (HDL-C) sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng 1 lần. Tuy nhiên, cần cân nhắc giữa lợi ích và giá thành, cũng như các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc liều cao, hay dùng phối hợp thuốc để đạt được nồng độ LDL-C rất thấp. Để phòng ngừa các biến chứng tim mạch cần ưu tiên đạt nồng độ LDL-C mục tiêu trước sau đó là nồng độ HDL-C và triglycerid. Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống. Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu là LDL-C < 2,6 mmol/l (100 mg/dl), triglycerid < 2,3 mmol/l (200 mg/dl) và HDL-C > 1,0 mmol/l (40 mg/dl). Với hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ, nồng độ LDL-C mục tiêu cần đạt được là < 2,6 mmol/l (100 mg/dl). Gần đây, một số nghiên cứu lớn cho thấy các bệnh nhân có nguy cơ cao (bệnh nhân ĐTĐ có bệnh ĐMV), nồng độ LDL-C tối ưu cần đạt được là < 2,1 mmol/l (80 mg/dl).
Lựa chọn thuốc điều trị tăng đông. Tình trạng tăng đông ở bệnh nhân ĐTĐ có thể ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch. Điều trị bằng aspirin có lợi trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát cho các bệnh nhân ĐTĐ. Liều điều trị nên lựa chọn là liều có hiệu quả cao nhất với tác dụng phụ ít nhất.
Giảm nguy cơ từ lối sống
Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bao gồm: Tiền sử hút thuốc lá, tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay bệnh mạch máu ngoại biên.
Liệu pháp thay đổi lối sống (qua việc chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực) là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ tim mạch ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Liệu pháp thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá: luôn cố gắng động viên bệnh nhân ĐTĐ ngừng hút thuốc; Liệu pháp dinh dưỡng: bên cạnh việc duy trì một trọng lượng cơ thể tối ưu và kiểm soát chặt chẽ đường máu, mục tiêu của liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng lipid máu và giảm huyết áp; Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.
|
BS. Nguyễn Lê Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét