Bác sĩ chỉ nên kê đơn thuốc làm giảm cholesterol
máu cho những người không muốn thay đổi lối sống hay những người đã thay
đổi lối sống rồi nhưng nồng độ lipid còn cao hơn mục tiêu điều trị.
Thay đổi lối sống không tốn kém và đặc biệt là không có tác dụng phụ.
Ngoài việc làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, nó còn giúp làm cải
thiện tâm lý và tinh thần của người bệnh tim mạch.
Rối loạn lipid máu là nguyên nhân chủ yếu của vữa xơ động mạch
Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng thường được gọi là các thành phần của mỡ máu hay chính xác hơn là lipid máu. Các cholesterol thường có nguồn gốc từ thức ăn của chúng ta, tuy nhiên cơ thể có thể tạo ra tất cả các cholesterol cần thiết. Triglycerid máu có nguồn gốc từ thức ăn do chúng ta ăn vào. Có 6 loại lipoprotein khác nhau về tỷ trọng, nhưng có 2 loại được quan tâm nhất là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) là một loại cholesterol có hại và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) là một loại cholesterol có ích.
Rối loạn lipid máu là nguyên nhân chủ yếu của vữa xơ động mạch, là hiện tượng dày và cứng lên của thành các động mạch có khẩu kính lớn và trung bình. Trước hết vữa xơ động mạch do tổn thương các tế bào nội mạc, làm cho các tế bào đó mất chức năng bảo vệ thành mạch. Tổn thương có thể do ảnh hưởng của dòng máu có áp lực cao liên tục tác động đến như trong bệnh tăng huyết áp, do ảnh hưởng của thuốc lá, một số thuốc và hóa chất, thức ăn, rối loạn lipid máu, nhiễm khuẩn và virut, các yếu tố miễn dịch...
Bên cạnh việc góp phần tạo ra các mảng xơ vữa gây hẹp động mạch vành, tăng cholesterol máu có thể làm tổn thương lớp nội mạc. Chính vì thế lý giải vì sao tăng cholesterol máu lại đóng vai trò quan trọng đến như vậy trong quá trình hình thành mảng xơ vữa gây tắc hẹp động mạch vành.
Thay đổi chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định làm giảm cholesterol máu
Điều trị tăng cholesterol máu đầu tiên là phải thay đổi chế độ ăn. Ăn giảm chất béo bão hoà và ăn giảm cholesterol. Không may, chế độ ăn này chỉ làm giảm nhẹ nồng độ cholesterol máu ở hầu hết mọi người và nồng độ cholesterol của họ vẫn còn quá cao. Do vậy, bệnh nhân thường nản lòng. "Tôi đã ăn kiêng mỡ, ít cholesterol, nhưng nồng độ cholesterol của tôi không giảm đi nhiều như tôi mong muốn. Tôi phải làm gì đây? "Nhiều bác sĩ đã trả lời rằng bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm lipid máu cho suốt quãng đời còn lại. Vấn đề là các thuốc giảm lipid máu khá đắt và cũng có những tác dụng phụ. Ngược lại, nếu thay đổi chế độ ăn và lối sống một cách toàn diện thì không những làm giảm nồng độ cholesterol máu mà còn làm hồi phục tim mạch. Cơ thể tự tạo tất cả các cholesterol mà chúng cần, cho dù chúng ta không ăn một chút cholesterol nào và cho dù chúng ta ăn giảm chất béo bão hòa. Trên thực tế, 3/4 lượng cholesterol có trong máu là do cơ thể tự tạo ra.
Bên cạnh các thuốc còn có một số chất có thể làm giảm lipid máu đến một mức độ nào đó như cỏ linh lăng, vỏ cây mã đề. Ăn tỏi cũng giúp làm giảm cholesterol đến một mức độ nào đó. Ăn cám yến mạch và cám gạo cũng là những cách phổ biến khác giúp làm giảm cholesterol máu. Thay vì hạn chế lượng chất béo bão hoà và cholesterol trong chế độ ăn, nhiều người tin rằng ăn cám yến mạch hay những chất xơ hoà tan sẽ có thể bảo vệ được họ một cách kỳ diệu và làm giảm nồng độ cholesterol máu xuống. Người ta sử dụng chúng như lá bùa để bảo vệ họ khỏi bị mắc các bệnh tim mạch thay vì thay đổi lối sống.
Các bác sĩ thường chỉ kê đơn thuốc làm giảm cholesterol máu cho những người không muốn thay đổi lối sống hay những người đã thay đổi lối sống rồi nhưng nồng độ lipid còn cao hơn mục tiêu điều trị. Thay đổi lối sống không tốn kém và đặc biệt là không có tác dụng phụ. Ngoài việc làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, nó còn giúp làm cải thiện tâm lý và tinh thần của người bệnh tim mạch.
Rối loạn lipid máu là nguyên nhân chủ yếu của vữa xơ động mạch
Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng thường được gọi là các thành phần của mỡ máu hay chính xác hơn là lipid máu. Các cholesterol thường có nguồn gốc từ thức ăn của chúng ta, tuy nhiên cơ thể có thể tạo ra tất cả các cholesterol cần thiết. Triglycerid máu có nguồn gốc từ thức ăn do chúng ta ăn vào. Có 6 loại lipoprotein khác nhau về tỷ trọng, nhưng có 2 loại được quan tâm nhất là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) là một loại cholesterol có hại và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) là một loại cholesterol có ích.
Rối loạn lipid máu là nguyên nhân chủ yếu của vữa xơ động mạch, là hiện tượng dày và cứng lên của thành các động mạch có khẩu kính lớn và trung bình. Trước hết vữa xơ động mạch do tổn thương các tế bào nội mạc, làm cho các tế bào đó mất chức năng bảo vệ thành mạch. Tổn thương có thể do ảnh hưởng của dòng máu có áp lực cao liên tục tác động đến như trong bệnh tăng huyết áp, do ảnh hưởng của thuốc lá, một số thuốc và hóa chất, thức ăn, rối loạn lipid máu, nhiễm khuẩn và virut, các yếu tố miễn dịch...
Bên cạnh việc góp phần tạo ra các mảng xơ vữa gây hẹp động mạch vành, tăng cholesterol máu có thể làm tổn thương lớp nội mạc. Chính vì thế lý giải vì sao tăng cholesterol máu lại đóng vai trò quan trọng đến như vậy trong quá trình hình thành mảng xơ vữa gây tắc hẹp động mạch vành.
Tắc nghẽn động mạch vành do mảng xơ vữa.
|
Điều trị tăng cholesterol máu đầu tiên là phải thay đổi chế độ ăn. Ăn giảm chất béo bão hoà và ăn giảm cholesterol. Không may, chế độ ăn này chỉ làm giảm nhẹ nồng độ cholesterol máu ở hầu hết mọi người và nồng độ cholesterol của họ vẫn còn quá cao. Do vậy, bệnh nhân thường nản lòng. "Tôi đã ăn kiêng mỡ, ít cholesterol, nhưng nồng độ cholesterol của tôi không giảm đi nhiều như tôi mong muốn. Tôi phải làm gì đây? "Nhiều bác sĩ đã trả lời rằng bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm lipid máu cho suốt quãng đời còn lại. Vấn đề là các thuốc giảm lipid máu khá đắt và cũng có những tác dụng phụ. Ngược lại, nếu thay đổi chế độ ăn và lối sống một cách toàn diện thì không những làm giảm nồng độ cholesterol máu mà còn làm hồi phục tim mạch. Cơ thể tự tạo tất cả các cholesterol mà chúng cần, cho dù chúng ta không ăn một chút cholesterol nào và cho dù chúng ta ăn giảm chất béo bão hòa. Trên thực tế, 3/4 lượng cholesterol có trong máu là do cơ thể tự tạo ra.
Bên cạnh các thuốc còn có một số chất có thể làm giảm lipid máu đến một mức độ nào đó như cỏ linh lăng, vỏ cây mã đề. Ăn tỏi cũng giúp làm giảm cholesterol đến một mức độ nào đó. Ăn cám yến mạch và cám gạo cũng là những cách phổ biến khác giúp làm giảm cholesterol máu. Thay vì hạn chế lượng chất béo bão hoà và cholesterol trong chế độ ăn, nhiều người tin rằng ăn cám yến mạch hay những chất xơ hoà tan sẽ có thể bảo vệ được họ một cách kỳ diệu và làm giảm nồng độ cholesterol máu xuống. Người ta sử dụng chúng như lá bùa để bảo vệ họ khỏi bị mắc các bệnh tim mạch thay vì thay đổi lối sống.
Các bác sĩ thường chỉ kê đơn thuốc làm giảm cholesterol máu cho những người không muốn thay đổi lối sống hay những người đã thay đổi lối sống rồi nhưng nồng độ lipid còn cao hơn mục tiêu điều trị. Thay đổi lối sống không tốn kém và đặc biệt là không có tác dụng phụ. Ngoài việc làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, nó còn giúp làm cải thiện tâm lý và tinh thần của người bệnh tim mạch.
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét