Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Nguy cơ bị đột quỵ khi thời tiết trở lạnh

Uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, thời tiết trở lạnh là các nguyên nhân khiến những đối tượng ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi dễ bị đột quỵ.

BS Thắng cho biết, bệnh nhân T. do uống rượu đã dẫn đến tai biến mạch máu não nặng - Ảnh: Trâm Anh
TS-BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, BV Nhân Dân 115 TP.HCM cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán, thời tiết trở lạnh là số lượng bệnh nhân nhập viện do xuất huyết não tăng cao.
Đột quỵ vì uống nhiều rượu
Nguyên nhân dẫn tới xuất huyết não gây đột quỵ chủ yếu do bệnh nhân sử dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu bia quá độ. Điều này tác động trực tiếp tới huyết áp, làm huyết áp tăng. Trong não có rất nhiều mạch máu nhỏ, khả năng chịu áp lực kém. Đặc biệt, với những người bị cao huyết áp, một số mạch máu đã bị xơ vữa, khi huyết áp tăng cao, việc xuất huyết là khó tránh khỏi.
Sáng 21/1, khoa Bệnh lý mạch máu não, BV Nhân Dân 115 tiếp nhận một trường hợp hết sức nguy kịch vì sử dụng rượu quá độ.
Bệnh nhân tên Lê Thành T., sinh năm 1965, ngụ tại huyện Hóc Môn, TP.HCM nhập viện trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, chụp phim, các bác sĩ kết luận ông T. đã bị xuất huyết não bán cầu bên trái, tiên lượng khó qua khỏi.
Thời tiết lạnh làm tăng huyết áp
Ngoài nguyên nhân sử dụng chất kích thích, thời tiết thay đổi cũng làm cho các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Người cao tuổi có nhiều nguy cơ bị xuất huyết não khi thời tiết thay đổiđột ngột.
Bên cạnh đó, khi trời lạnh, các cụ ông, cụ bà thường ít vận động, dẫn tới tăng cân. Tăng cân cũng là yếu tố làm huyết áp tăng và tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng", bởi người bị huyết áp cao có thể không thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo gì, từ đó dẫn tới tâm lý chủ quan. Khi không được điều trị thường xuyên và theo dõi hằng ngày, tình trạng tăng huyết áp có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy thận.
Khoa Bệnh lý mạch máu não, BV Nhân Dân 115 có khoảng 30 ca bị đột quỵ nằm nội trú. Trong đó, đa số đều là các bệnh nhân từ 65 - 70 tuổi.
BS Thắng nhận định, trong các ca bị xuất huyết não có nhiều bệnh nhân bị cao huyết áp nhưng không uống thuốc đều đặn. Một số người uống thuốc một thời gian, thấy huyết áp trở lại bình thường thì tự ý ngưng thuốc bởi hai lý do. Một là những người này nghĩ mình đã khỏi bệnh, hai là sợ huyết áp đã bình thường, uống thêm thuốc làm huyết áp tụt.
BS Thắng nhấn mạnh, những bệnh nhân cao huyết áp không được bỏ thuốc và cần hiểu mình phải sử dụng loại thuốc này suốt đời.
Đa số bệnh nhân đột quỵ khi chuyển tới bệnh viện đều trong tình trạng muộn màng, hậu quả là họ phải sống tàn phế suốt đời hoặc tử vong.
Để kịp thời giúp người thân được cứu sống và có cơ hội phục hồi khi bị đột quỵ, thân nhân cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện trong ba giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng sau:
Bệnh nhân đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân, bỗng dưng không nói được, hoặc nói nhảm, mất thị lực (đặc biệt chỉ xuất hiện triệu chứng ở một bên mắt), đau đầu dữ dội, chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, không thể vận động theo ý muốn.
Với những người đã từng bị đột quỵ, được điều trị hồi phục, cần lưu ý đến khả năng tái phát. Tỷ lệ đột quỵ tái phát trong 5 năm đầu tiên là 25%. Để giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ, những bệnh nhân này cần uống thuốc đúng theo toa của bác sĩ và tái khám đều đặn.
AloBacsi.vn
Theo Phụ Nữ Online
Cách sơ cứu đột quỵ
Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, béo phì… dễ bị đột quỵ khi thời tiết cuối năm thay đổi. Vào ngày Tết, bệnh càng dễ xảy ra khi uống nhiều rượu bia. Những sang chấn do té ngã trong lúc lau dọn nhà cửa, thức khuya đón giao thừa… sẽ khiến mạch máu dễ "căng tức". Một số lưu ý cần trang bị để sơ cứu người bệnh đột quỵ
- Với bệnh nhân chưa rơi vào tình trạng hôn mê nhưng có biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt, kèm theo tê nửa người (tê mặt, tê tay chân). Hoặc bệnh nhân nói đớt, nói khó, nuốt nghẹn… phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
- Với bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, tiểu tiện không tự chủ, nuốt sặc thì cho người bệnh nằm nghiêng đầu về một bên. Cách này sẽ giúp người bệnh tránh tình trạng trào ngược đàm nhớt vào khí quản gây tắc nghẽn đường thở gây ngưng tim ngưng thở. Lúc này, người bệnh bị liệt hô hấp nên khi đàm nhớt tiết ra thì bệnh nhân lại không nuốt được xuống thực quản. Do đó, không cho người bệnh uống nước.
Khi chuyển lên taxi hay xe cấp cứu luôn để bệnh nhân nghiêng đầu một bên. Người nhà không sử dụng kim chích vào đầu các ngón tay, cạo gió, cắt lễ, thoa dầu… Cách này không hiệu quả mà còn gây tổn thương cho cơ thể, thậm chí sự chà xát, gây áp lực lên mạch máu còn khiến cơ thể người bệnh dễ tăng huyết áp. Cũng không nên cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp, vì tình trạng hạ huyết áp đột ngột sẽ gây tổn thương não nặng hơn. 
Hơn nữa, tổn thương của đột quỵ lại xảy ra ở vùng thần kinh trung ương của não bộ, do đó, những biện pháp này rất ít công dụng. Mặt khác, nếu đưa bệnh nhân đến bệnh viện sau ba giờ (giờ vàng) thì việc điều trị đột quỵ cho người bệnh sẽ khó khăn hơn. 
Nếu nhập viện trễ, tế bào não rất khó hồi phục như những tế bào thông thường; người bệnh có thể bị yếu liệt tứ chi suốt đời, không nói được, di chứng thần kinh, rối loạn hành vi, không tự ăn uống được.
Để phòng bệnh, những người có nguy cơ bị đột quỵ cần hạn chế ăn mặn, thức ăn chứa nhiều mỡ như bánh chưng, bánh tét, uống rượu bia, hút thuốc lá.
Các cơ sở hiện nay có nhiều phương pháp hiện đại điều trị bệnh đột quỵ gồm: BV Nhân Dân 115, BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược, BV Nhân Dân Gia Định, BV An Bình… Tại đây, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng đông tiêm vào động mạch, tĩnh mạch hoặc hút cục máu đông.
BS Võ Đôn, (Phụ trách khoa Nội thần kinh, BV Nhân 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét