Lỗi chủ yếu thuộc về lối sống: Lười hoạt động thể chất, ăn quá nhiều thịt,... Khi ấy hệ mao mạch không thể hoạt động bình thường, hậu quả bệnh xơ vữa thành mạch phát triển.
Thực tế, ngay tại các quốc gia có nền kinh tế và y học hiện đại, gần hai phần ba số người bị áp huyết cao (tức trên 140/90 mm Hg) không hề biết, bản thân mắc bệnh. Tiếc rằng có thể suốt nhiều năm áp huyết cao không gây ra triệu chứng rõ rệt. Không hề đau đớn - như cách nói của giới chuyên gia. Vì thế cần chủ động yêu cầu bác sĩ kiểm tra áp huyết - mỗi dịp gõ cửa phòng khám.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành. Nó xảy ra, khi một trong số động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn. Bộ phận cơ tim được nuôi dưỡng nhờ đường dẫn máu này sẽ bị tổn thương không thể hồi phục và không còn năng lực làm việc.
Trong cơn nhồi máu nạn nhân cảm thấy đau ê ẩm ở vùng giữa vòm ngực, sau mỏ ác. So với đau mạch vành thông thường, đau nhồi máu cơ tim dữ dội hơn nhiều - đau đến ngạt thở, muốn phá tung lồng ngực, kéo dài lâu hơn và không dịu bớt (hoặc chỉ dịu chốc lát) sau khi uống hoặc tiêm thuốc. Cơn đau cũng có thể tỏa ra bả vai trái, mạng sườn hoặc quai hàm. Thường gắn với nó là những tình trạng khó chịu khác: ngạt thở, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn và cảm giác hoang mang cực độ (nạn nhân có thể có cảm giác cái chết đang đến gần).
Cá biệt trong một số trường hợp nhồi máu cơ tim có tiến triển dễ chịu hơn nhiều hoặc không gây ra triệu chứng có thể nhận biết.
Đối tượng bị nguy cơ đe dọa:
1- Người bị áp huyết cao không biết bản thân bị bệnh hoặc bệnh không được chữa trị nghiêm túc
2- Đối tượng nghiện thuốc lá
3- Người béo phì
4- Nạn nhân tiểu đường
5- Người có nồng độ cholesterol trong máu cao
6- Người uống nhiều rượu
7- Đối tượng có người thân trong gia đình từng bị nhồi máu cơ tim, tai biến não hoặc mắc bệnh tiểu đường
8- Người cao tuổi
Lưu ý tai biến não
Tai biến não là tình trạng rối loạn chức năng não bộ do hậu quả những thay đổi bất lợi diễn ra trong đường dẫn máu cung cấp cho não bộ. Đơn giản nhất người ta chia tai biến não dạng chảy máu não hoặc thiếu máu não. Tai biến não do chảy máu phổ biến gọi là xuất huyết não.
Máu chảy ra từ mạch máu não bị tổn thương hủy diệt bộ phận não bộ láng giềng. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% tổng số các trường hợp tai biến não xảy ra theo cách này. Nhiều hơn là tình trạng tai biến não do thiếu máu (động mạch không bị đứt, song bị tắc nghẽn - chủ yếu vì xơ vữa thành mạch).
Tai biến xuất huyết não thường xảy ra cấp tập - chớp nhoáng dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng, thí dụ bất tỉnh hoặc liệt người. Tai biến não do thiếu máu tiến triển chậm hơn - triệu chứng có thể tăng dần trong nhiều giờ. Tuy nhiên đó không phải quy luật, bởi không hiếm trường hợp xuất huyết nhỏ trong não có thể không bộc lộ triệu chứng rõ ràng, trái lại tình trạng tắc nghẽn lớn có thể chớp nhoáng dẫn đến tình trạng rất nguy kịch.
Tuy nhiên cơ chế tai biến và hậu quả cuối cùng bao giờ cũng giống nhau - bộ phận nhất định của não bộ sẽ bị hoàn toàn tê liệt.
Thỉnh thoảng có người thậm chí không nghĩ rằng mình bị tai biến não - buổi tối đột ngột thấy đau đầu dữ dội, cánh tay hơi bị dại và nặng hơn bình thường, mồm bị méo và tất cả chỉ có vậy. Hơi khó chịu một chút, nhưng sáng mai có thể sẽ hết. Và thực tế có thể diễn ra như ý muốn. Nạn nhân quên đi, thậm chí người thân cũng không nhận ra và tất cả về mặt lý thuyết trở lại bình thường. Nói "về mặt lý thuyết", bởi thực chất có thể nạn nhân đã bị cái gọi là hội chứng thiếu máu thoảng qua hoặc tai biến nhỏ - như cách nói khác.
Không coi thường mọi triệu chứng và nhanh chóng gõ cửa phòng khám là việc làm cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng. Chỉ sử dụng phương tiện siêu âm mới có thể cho phép đánh giá chính xác chuyện gì xảy ra bên trong não bộ và lập tức bắt đầu chữa trị - trường hợp cần thiết. Việc sớm điều trị đóng vai trò quyết định khả năng tránh hậu quả tàng tật nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
Đối tượng bị đe dọa tai biến não:
1- Người cao tuổi
2- Chủ yếu nam giới (tỷ lệ nạn nhân phái mày râu cao gấp 1,5 lần phụ nữ)
3- Nạn nhân các bệnh tim, thí dụ đối tượng bị loạn nhịp tim
4- Nạn nhân áp huyết cao
5- Đối tượng có nồng độ cholesterol trong máu quá cao
6- Nạn nhân tiểu đường
7- Người béo phì
8- Đối tượng nghiện thuốc lá
9- Những người lạm dụng rượu
Xét nghiệm cơ bản
- Sau tuổi 30, cần làm xét nghiệm nồng độ cholesterol tối thiểu mỗi năm một lần. Những đối tượng đặc biệt quan tâm: béo phì, thực hành lối sống ít vận động, hút thuốc lá, những người mắc các bệnh hệ tim-mạch: áp huyết cao , thiếu máu tim; bệnh nhân tiểu đường, các bệnh liên quan đến thận, gan và tuyến giáp…
- Cholesterol toàn phần: chuẩn mực: dưới 200 mg/dl
- Trigliceryd: chuẩn mực - dưới 150 mg/dl (1,7 nmol/l)
- Cholesterol LDL (cholesterol xấu) - chuẩn mực: dưới 100 mg/dl (2,6 nmol/l)
- Cholesterol HDL (cholesterol tốt) - chuẩn mực: phụ nữ trên 59 mg/dl (1,3 nmol/l); nam giới trên 40 mg/dl (1,0 nmol/l)
Theo Tri Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét