Tôi bị suy tĩnh mạch sâu, chân phải độ 2, chân trái độ 1. Đã uống thuốc 2 năm rồi, có đeo vớ chân nhưng không thường xuyên vì cảm giác khó chịu.
Chào bác sĩ, Tôi bị suy tĩnh mạch sâu, chân phải độ 2, chân trái độ 1. Đã uống thuốc 2 năm rồi, có đeo vớ chân nhưng không thường xuyên vì cảm giác khó chịu. Tôi nghe nói có thể chữa bằng cách đốt sóng cao tần, cho hỏi chữa ở đâu, thời gian điều trị? Khi đi ngủ rất nặng chân và khó chịu, để lâu có biến chứng gì không? Xin cảm ơn bác sĩ.
Trong các thông tin bạn cung cấp còn thiếu 1 số thông tin quan trọng. Đó là: bạn làm nghề gì? Bạn đã thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt chưa?
AloBacsi giải thích sơ để bạn hiểu: bệnh suy van tĩnh mạch (SVTM) có liên quan nhiều đến nghề nghiệp, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.
Ví dụ bệnh hay gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi 1 chỗ quá lâu (giáo viên, nhân viên phòng mổ, nhân viên y tế, nhân viên văn phòng, công nhân đứng máy,…), những người bị táo bón mạn (do bệnh lý ở đường tiêu hóa, do chế độ ăn ít chất xơ,…), phụ nữ có thai,…
Khi ở mức độ nhẹ như bạn (chỉ bị dãn tĩnh mạch hay SVTM), siêu âm doppler hệ tĩnh mạch chân chưa có huyết khối thì điều trị chỉ là uống thuốc giảm triệu chứng và mang vớ y tế phòng ngừa.
Nếu để lâu không điều trị hay không phòng ngừa, bệnh sẽ nặng lên, mức độ SVTM nặng hơn như phù chân, rối loạn sắc tố da kèm chàm mạn, loét tiến triển; kèm xuất hiện tắc mạch, có huyết khối.
Khi đã điều trị bằng thuốc và mang vớ y khoa mà không đỡ, kèm có hiện tượng tắc mạch thì sẽ có chỉ định phẫu thuật: đốt bằng sóng hay mổ.
Để điều trị, bạn nên liên hệ khoa Tim mạch hay Mạch máu BV Chợ Rẫy, ĐH Y dược, BV 115… để được khám và điều trị. Nhưng nếu bạn chỉ bị SVTM độ 1, 2 thì chưa có chỉ định phẫu thuật đâu.
Bạn nên xem lại vớ y tế mang đã đúng cách và đúng size chưa, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho phù hợp.
(Thai Hang - Q. Gò Vấp, TPHCM)
Chào bạn,
Trong các thông tin bạn cung cấp còn thiếu 1 số thông tin quan trọng. Đó là: bạn làm nghề gì? Bạn đã thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt chưa?
AloBacsi giải thích sơ để bạn hiểu: bệnh suy van tĩnh mạch (SVTM) có liên quan nhiều đến nghề nghiệp, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.
Ví dụ bệnh hay gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi 1 chỗ quá lâu (giáo viên, nhân viên phòng mổ, nhân viên y tế, nhân viên văn phòng, công nhân đứng máy,…), những người bị táo bón mạn (do bệnh lý ở đường tiêu hóa, do chế độ ăn ít chất xơ,…), phụ nữ có thai,…
Khi ở mức độ nhẹ như bạn (chỉ bị dãn tĩnh mạch hay SVTM), siêu âm doppler hệ tĩnh mạch chân chưa có huyết khối thì điều trị chỉ là uống thuốc giảm triệu chứng và mang vớ y tế phòng ngừa.
Nếu để lâu không điều trị hay không phòng ngừa, bệnh sẽ nặng lên, mức độ SVTM nặng hơn như phù chân, rối loạn sắc tố da kèm chàm mạn, loét tiến triển; kèm xuất hiện tắc mạch, có huyết khối.
Khi đã điều trị bằng thuốc và mang vớ y khoa mà không đỡ, kèm có hiện tượng tắc mạch thì sẽ có chỉ định phẫu thuật: đốt bằng sóng hay mổ.
Để điều trị, bạn nên liên hệ khoa Tim mạch hay Mạch máu BV Chợ Rẫy, ĐH Y dược, BV 115… để được khám và điều trị. Nhưng nếu bạn chỉ bị SVTM độ 1, 2 thì chưa có chỉ định phẫu thuật đâu.
Bạn nên xem lại vớ y tế mang đã đúng cách và đúng size chưa, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho phù hợp.
Chào bạn và chúc bạn luôn khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét