HAT gây thiếu máu các cơ quan như não, tim... làm mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nhịp tim nhanh...khi bệnh nhân thay đổi tư thế từ nằm sang đứng.
HAT thứ phát thường sau các bệnh như tiêu chảy cấp, xuất huyết
tiêu hóa, suy kiệt, do sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, phụ nữ
mang thai, rong kinh. Ngoài ra, HAT không rõ nguyên nhân thường thấy do
tiền sử gia đình có người HAT. HAT gây thiếu máu ở các cơ quan như não,
tim... nên gây ra những triệu chứng mệt mỏi, váng đầu, chóng mặt, ù
tai, hoa mắt, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, mạch yếu... Các biểu hiện
trên tăng lên khi bệnh nhân thay đổi tư thế từ nằm sang đứng.
Việc điều trị dứt điểm HAT rất khó. Tuy nhiên, phải điều trị dự
phòng để tránh tai biến (tỷ lệ tai biến mạch máu não ở người HAT lên tới
10-15%, giống như tai biến mạch máu não do tăng huyết áp).
Để phòng ngừa tai biến do HAT, khi ngủ không được gối cao đầu, khi
thay đổi tư thế phải từ từ, từ tư thế nằm sang tư thế ngồi rồi hãy đứng.
Người HAT không nên leo trèo cao, tránh ra nắng gắt hoặc ra ngoài khi
trời lạnh (nhất là đêm khuya) mà không mặc đủ ấm; hoạt động thể lực vừa
phải, tập thể dục đều bằng phương pháp đi bộ mỗi ngày (1-3km).
Đặc biệt chú ý, bệnh nhân có bệnh HAT có thể trở thành bệnh tăng
huyết áp nhất là ở tuổi trên 50. Do vậy cần kiểm tra huyết áp thường
xuyên và điều trị sớm nguyên nhân gây HAT như đã nêu trên.
Theo-SucKhoeDoiSong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét