Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Huyết áp thấp khi mang thai: Điều trị và ngăn ngừa

Huyết áp thấp còn được gọi là chứng giảm huyết áp. Nếu ở mức độ nhẹ, huyết áp thấp không cần phải điều trị.

Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho tim, khiến người bệnh bị ngất, choáng hoa mắt, chóng mặt…Nếu phụ nữ khi mang bầu mà bị huyết áp ở mức độ nặng, nó sẽ khiến thai phụ bị ngã, gây nên chấn thương cho bản thân và em bé trong bụng.
Nguy cơ tiếp theo khi huyết áp thấp là bị mất nước. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai.
Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước cho thai phụ. Ngoài ra, nếu phải đứng lâu, thai phụ cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp.
Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
Huyết áp thấp còn liên quan đến những trục trặc ở thị giác như nhìn mờ.

Điều trị
Huyết áp thấp trong thai kỳ có thể (hoặc không cần) điều trị bằng thuốc. Biện pháp khắc phục huyết áp thấp còn tùy thuộc vào nguy cơ sức khỏe của nó với thai phụ; chẳng hạn, nếu thai phụ bị mất nước thì sẽ được chỉ định truyền nước.
Những gợi ý sau sẽ giúp bạn phòng tránh được mối nguy với huyết áp thấp:
   * Với tư thế nằm, nên nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng sẽ khiến dây thần kinh hông và vùng lưng dưới không bị đau.
    * Nếu bị chóng mặt, nên nhanh chóng ngồi xuống cho đến khi ngừng cảm giác hoa mắt. Nên dứng dậy một cách từ từ.
    * Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là nước lọc.
    * Duy trì chế độ luyện tập hàng ngày. Các nghiên cứu chứng minh, luyện tập thường xuyên có tác dụng duy trì huyết áp ổn định.
    * Nên dự trữ đồ ăn vặt bên mình để tránh bị đói đến mức hạ đường huyết.


Theo-huyetap

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét