Các nhà nghiên cứu Nhật Bản gần đây cho
biết: thủ thuật hồi sức tim phổi (CPR - Cardiopulmonary Resuscitation)
chỉ dùng tay ép tim mà không cần hà hơi thổi ngạt không những hiệu quả
hơn mà còn dễ học và thoải mái hơn để thực hiện trên một người lạ. Rằng
chỉ ép tim mà không thổi ngạt (hô hấp nhân tạo) thực sự có khả năng cứu
sống nạn nhân nhiều hơn và có thể làm giảm nguy cơ tổn thương não.
TS.
Taku Iwami, giảng viên cao cấp bộ phận dịch vụ phòng ngừa tại Trường
đại học Y tế công cộng Kyoto, cho biết: “Chúng tôi muốn cho thấy, phương
pháp hồi sức CPR chỉ ép ngực và nạn nhân tự hô hấp tốt hơn so với
phương pháp CPR truyền thống có hà hơi thổi ngạt”. Những phát hiện mới
nhất này thực sự là tin tốt lành cho những người không thể thực hiện vừa
ép tim ngoài lồng ngực vừa thổi ngạt cùng một lúc.
Nghiên cứu đã kiểm tra 1.376 bệnh nhân bị ngừng tim đột ngột trong
thời gian từ năm 2005 - 2009. Trong đó, có khoảng 37% các bệnh nhân được
áp dụng CPR và 63% được hô hấp nhân tạo. Hơn một tháng sau, có khoảng
46% bệnh nhân được cấp cứu bằng ép tim ngoài lồng ngực vẫn còn sống,
trong khi chỉ có 40% bệnh nhân được hô hấp nhân tạo còn sống. Các nhà
nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, hơn 40% bệnh nhân chỉ được cấp cứu
bằng ép tim ngoài lồng ngực đã duy trì được chức năng não tốt, so với
33% những người vừa được ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khi gặp tình huống cấp cứu người lớn
bị ngừng tim ngừng thở, mọi người chỉ nên thực hiện hồi sức tim phổi
bằng cách đẩy mạnh và nhanh ở trung tâm ngực của nạn nhân. Còn đối với
trẻ sơ sinh và trẻ em vẫn cần phải áp dụng thủ thuật này bao gồm cả ép
tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo.
ThS. Nguyễn Mạnh Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét