Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Những thay đổi kỳ lạ sau ghép tạng

Một số người sau khi ghép tạng, nhất là ghép tim đột nhiên thay đổi tâm tính theo người hiến tạng. Chưa có thống kê về tỷ lệ thay đổi này, song đó là điều có thật, được phát hiện và ghi nhận ngày càng nhiều cùng với sự phát triển ngày càng cao của kỹ thuật ghép tạng. Lý giải thế nào về điều này?
Từ những ghi nhận lạ thường...
Người phụ nữ có cái tên Jaime Sherman chưa bao giờ yêu thích thể thao, thích các món ăn cay xé lưỡi, nhưng sau khi ghép tim, cô tự nhiên có sự thay đổi sở thích, lối sống một cách lạ lùng như thích bơi, chơi bóng chày, xem bóng đá, lại rất khoái khẩu với những gia vị mà trước đây cô chưa từng ưa thích. Chỉ đến khi tìm hiểu kỹ, cô mới biết rõ rằng đây vốn là những sở thích của chàng vận động viên bóng chày nghiệp dư của bang Kansas (Mỹ) - người đã  hiến tặng trái tim cho cô.
 
Một người đàn ông 47 tuổi, sống ở Anh, từ nhỏ vốn hoàn toàn mù về âm nhạc, sau ca ghép tim đột nhiên lại say mê các giai điệu nhạc cổ điển, đặc biệt là những bản nhạc viết cho đàn violon. Hóa ra, trái tim đã ghép vào lồng ngực ông lại do một thiếu nữ mê say nhạc cổ điển, chơi violon hiến tặng. Hay trường hợp về doanh nhân 58 tuổi sống ở bang Arizona (Mỹ) vốn say mê kinh doanh, gần như suốt đời chỉ có mối quan tâm duy nhất là tiền bạc.
 
Sau khi được ghép tim của một nhà hoạt động xã hội, ông bỗng từ giã thương trường, dành phần lớn thời gian để đi làm từ thiện. Tuy nhiên, sự kỳ lạ nhất diễn ra phải kể đến là trường hợp của một cô bé 8 tuổi. Sau khi nhận được trái tim của một bé gái khác chết trong một vụ án mạng, bé liên tục gặp những giấc mơ khủng khiếp về vụ án.  Cảnh sát, chuyên gia tâm lý đã nắm bắt được thông tin qua miêu tả của cô bé về chân dung kẻ sát nhân và bắt được hung thủ. Thủ phạm sau đó đã phải cúi đầu nhận tội trước những bằng chứng chính xác.
 Sarah Ottosson, 25 tuổi (Thụy Điển) không có tử cung được ghép  tử cung  do mẹ đẻ cho.
Đến thuyết ký ức tế bào

Người bệnh trước khi được ghép tạng thường lo nghĩ căng thẳng về bệnh tật, khao khát được sống, được làm việc. Sau khi ghép, họ có niềm hạnh phúc vô bờ, hết lòng biết ơn người hiến, biết ơn thầy thuốc đem lại cho mình cuộc sống mới. Điều này tạo ra một sức ép tâm lý, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của họ. TS.BS. Jack Copeland, chuyên gia phẫu thuật tim hàng đầu ở Mỹ cho rằng: “Sau phẫu thuật, một số người ốm đau sẽ trở nên khỏe mạnh, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi họ bắt đầu những hoạt động mà trước đây điều kiện sức khỏe không cho phép, một số thậm chí còn thay đổi hoàn toàn, sống tích cực hơn để bù lại quãng thời gian bỏ phí vì bệnh tật”.
 
Dĩ nhiên, trong những thay đổi ấy có những điểm trùng hợp với một số tâm tính của người hiến tạng như các năng khiếu, tay nghề, lĩnh vực hoạt động, sự ham muốn... Theo cách lý giải đó, có thể đã phần nào giải thích được sự thay đổi tâm tính của người sau ghép tạng nhưng còn chưa đủ sức thuyết phục. Chỉ đến khi thuyết “Ký ức tế bào” của các chuyên gia tâm lý Đại học Arizona góp phần bổ sung vào vấn đề này.
 
Theo thuyết này, mọi tế bào đều mang một phần năng lượng và ký ức của cơ thể; năng lượng ký ức của một con người có thể nằm ở bất cứ đâu trong tế bào của các cơ phận như: tim, phổi, thận, gan...; một khi tế bào còn sống thì năng lượng, ký ức còn tồn tại và sẽ tiếp tục hoạt động. Khi ghép tạng, tế bào tạng của người hiến vẫn còn sống và chúng sẽ được chuyển từ tạng người hiến vào cơ thể người nhận. Những năng lượng, ký ức đó sẽ làm thay đổi tâm tính của người nhận tạng sau ca ghép.
Gần đây còn có những trường hợp mà trong một số điều  kiện nào đó, tế bào từ tạng người hiến có thể tương tác, tạo ra thay đổi ở tế bào người nhận. Như trường hợp của cô bé Demi-Lee 15 tuổi, bị suy gan nặng, chỉ có thể còn sống không quá 48 giờ nên được ghép khẩn cấp một lá gan mới không tương thích. Điều kinh ngạc là sau khi ghép gan, nhóm máu của cô bé trước đó là nhóm O (RH) âm bỗng chuyển thành nhóm O (RH) dương như nhóm máu người hiến tạng; có nghĩa là bé không cần thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn sự đào thải của cơ quan ghép. Các bác sĩ Viện nhi Westmead tại Sydney gọi đây là một “phép lạ”,  có thể  từ đó giúp tìm ra cách ngăn ngừa thải ghép trong tương lai. Tuy nhiên  trường hợp Demi-Lee là hi hữu.
Thuyết ký ức tế bào dường như  có tính khái quát hơn, giải thích  nhiều hơn các thay đổi ở người sau ghép tạng, tuy nhiên đến nay vẫn còn gây tranh cãi, chưa được chấp nhận rộng rãi. Mặc dù vậy, các nhà y học vẫn tận dụng thuyết này để tạo ra các ích lợi trong việc ghép tạng. GS. Mehmet Oz ở Mỹ đã mời một chuyên gia dùng khả năng chữa bệnh bằng năng lượng tác động vào cơ thể người bệnh và tạng ghép ngay khi đang thực hiện ca phẫu thuật nhằm dung hòa sự khác biệt giữa chúng. Kết quả thật bất ngờ, tỷ lệ đào thải sau phẫu thuật giảm hẳn.
Thần kinh trung ương có thể gây ra biến động DNA ở người hiến tạng. Hành vi tội phạm, sức ép tâm lý, sự lưỡng lự ở người hiến tạng sẽ tác động không tốt đến “sức khỏe” của tạng hiến, từ đó ảnh hưởng không lợi đến ca ghép. Do vậy, một số nhà phẫu thuật Mỹ cho rằng, không nên dùng tạng của phạm nhân, của những người đang hứng chịu nhiều sức ép về tâm lý, chỉ nên ghép tạng khi người nhận, người hiến có sự đồng thuận.
DSCKII.Bùi Văn Uy (Theo Science news và Oddee. com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét