Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Bệnh lý phình động mạch chủ bụng

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất và dài nhất trong cơ thể, xuất phát từ tim sau đó đi trong lồng ngực xuống ổ bụng và kết thúc bằng chia 2 động mạch chậu.

Phình động mạch có thể xảy ra ở mọi vị trí của động mạch chủ, nhưng khoảng 95% các trường hợp xảy ra ở động mạch chủ bụng đoạn dưới động mạch thận, khoảng cách trung bình từ động mạch thận đến túi phình (đoạn cổ túi phình) là 2cm.
Phình động mạch chủ bụng thường gặp ở người cao tuổi có kèm xơ vữa mạch máu và cao huyết áp. Tình trạng thành mạch bị xơ vữa, chịu áp lực cao liên tục, kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến hình thành túi phình.
Minh họa động mạch chủ bụng ở người bình thường và bệnh lý phình mạch
Đặc điểm dịch tễ
+ Tại Hoa kỳ
- Phình ĐM chủ bụng vỡ là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 13, khoảng 15.000 ca tử vong mỗi năm.
- Tỷ lệ mắc chung (prevalence) phình ĐM chủ bụng vỡ là 4.4/100,000 người.
- Tỷ lệ mắc mới (incidence) phình ĐM chủ bụng vỡ hằng năm 1-21/ 100,000 người/ năm.
+ Tại Châu Âu: tỷ lệ mắc phình ĐM chủ bụng vỡ thay đổi tùy theo quốc gia
- Thụy Điển: 6.9 / 100,000 người
- Phần Lan: 4.8 / 100,000 người
- Anh Quốc : 13 /100,000 người
Yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân thực sự vẫn còn đang được nghiên cứu và tranh luận, nhưng các nhà khoa học trên thế giới đều chắc chắn một điều là yếu tố nguy cơ hình thành bệnh lý phình động mạch chủ nói chung và động mạch chủ bụng nói riêng bao gồm:
- Nghiện thuốc lá
- Tăng huyết áp
- Béo phì
- Nam giới: Phình ĐM chủ bụng gặp ở 5-10% nam giới sau 65 tuổi, tăng dần theo tuổi
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính bệnh nhân phình động mạch chủ bụng
Biến chứng của phình động mạch chủ bụng
Một số biến chứng của phình động mạch chủ bụng bao gồm:
- Bóc tách thành mạch.
- Huyết khối bám thành gây tắc mạch tại chỗ, tắc mạch chi.
- Vỡ khối phình động mạch. Đây là biến chứng quan trọng và nguy hiểm nhất của phình động mạch chủ bụng, có thể gây sốc và đột tử cho người bệnh.
Do động mạch chủ bụng là động mạch lớn nhất trong cơ thể, lưu lượng tuần hoàn rất lớn đồng thời đoạn động mạch bị phình có thành mạch yếu. 
Mặt khác, huyết động trong đoạn phình mạch có dòng chảy xoáy, dội vào thành mạch do vậy rất dễ vỡ, đặc biệt những túi phình có đường kính > 5cm. Khi túi phình bị vỡ thì nguy cơ tử vong là rất cao, để lại nhiều di chứng.
Minh họa phình động mạch chủ bụng vỡHình túi phình ĐM chủ vỡ trên CLVT
Yếu tố tiên lượng
Phình động mạch chủ bụng tiến triển chậm theo thời gian, thường không có biểu hiện lâm sàng cho đến khi dọa vỡ. Vỡ phình động mạch chủ là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong khi không được điều tri kịp thời khoảng 80 - 90%. Nguy cơ vỡ túi phình tăng theo thời gian và đặc biệt đường kính túi phình
- Đường kính túi phình < 5cm: hiếm khi vỡ
- Đường kính túi phình > 6cm: nguy cơ vỡ là > 10%/năm
- Đường kính kính túi phình > 8 cm: nguy cơ vỡ là 50%/năm
Phương pháp điều trị
- Với phình ĐM chủ bụng có nguy cơ vỡ thấp (đường kính < 5cm): điều trị nội khoa, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và theo dõi định kỳ bằng chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp CLVT, chụp MRI).
- Với phình ĐM chủ bụng có nguy cơ vỡ cao: phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ hoặcđặt stent-graft bằng điện quang can thiệp.
Phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ là phẫu thuật lớn, thời gian nằm viện trung bình 10-16 ngày, tỷ lệ tử vong 5 - 8%
Điện quang can thiệpđặt stent-graft là phương pháp xâm nhập tối thiểu, thời gian nằm viện trung bình 4-7 ngày, tỷ lệ tử vong 1-3%
Phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng
Can thiệp nội mạch đặt stent - graft động mạch chủ bụng qua da


Theo ThS.BS Đào Danh Vĩnh - BV Bạch Ma

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét