Có nhiều nguyên nhân buộc tim phải ngừng đập vĩnh viễn. Trong khi đó, việc giữ nhịp cho trái tim đôi khi nằm trong tầm tay của chúng ta.
Mỗi người cần chăm sóc bản thân để trái tim luôn khỏe mạnh
“Tim nhanh, tim chậm”
Nhịp tim trung bình 60 - 90 lần/phút. Nhịp tim nhanh khi trên 100 lần/phút và nhịp tim chậm khi dưới 60 lần/phút. Nhịp tim nhanh hay chậm ở người có trái tim khỏe là điều bình thường. Bởi, khi vận động thể dục thể thao, lao động nặng, tim sẽ tăng tốc; còn khi thư giãn, nghỉ ngơi, tim sẽ đập chậm lại.
Nhịp tim nhanh hay chậm chỉ trở thành tiếng kêu cứu khi rơi vào trường hợp có trái tim yếu, từng bị nhồi máu cơ tim trước đó, hoặc bị các bệnh tim mạch, bệnh mạn tính không lây: cholesterol cao, tiểu đường, viêm cơ tim, suy giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v.v…
Vì vậy, khi thấy tim có hiện tượng bất thường, người mỏi mệt, khó thở, cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để đo điện tâm đồ, siêu âm tim… tìm nguyên nhân và điều trị.
“Máu cao, máu thấp”
Bệnh tim mạch được mệnh danh là sát thủ giấu mặt, bởi chúng hầu như không có triệu chứng gì báo hiệu. Người có huyết áp cao thường được cảnh báo và phát hiện khi đi khám sức khỏe. Việc phòng ngừa những cơn cao huyết áp rất hiệu quả nếu không quên uống thuốc mỗi ngày.
“Máu thấp” được các bác sĩ gọi là huyết áp thấp. Có nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp: dị ứng, dinh dưỡng không đủ chất, mắc bệnh tim, mắc bệnh nội tiết… Ai cũng quan tâm đến huyết áp cao vì dễ dẫn tới đột tử, nhưng thực tế thì huyết áp thấp cũng gây đột tử, việc cấp cứu còn khó khăn hơn cả huyết áp cao!
Những thực phẩm giúp tim khỏe mạnh
Ổn định con tim
Tim chịu trách nhiệm đem máu đến nuôi toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Nếu chủ nhân bị bệnh tiểu đường, mỡ trong máu, thì dòng máu phải “gồng gánh” thêm đường và mỡ, càng nặng, các hạt mỡ vướng lại một vài chỗ trong lòng mạch, lâu ngày tạo ra những mảng xơ vữa, là nguyên nhân gây các chứng bệnh: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Do đó, cần phát hiện sớm các bệnh này để tầm soát và điều trị bệnh trước khi chúng làm cho tim kiệt sức vì quá tải.
Huyết áp được gọi là bình thường khi huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
Để đạt được con số lý tưởng này, BS Phạm Nguyễn Vinh - BV Tim Tâm Đức TPHCM hướng dẫn cách ăn uống như sau: “Nên hạn chế ăn thịt đỏ (thịt heo, thịt bò). Nên dùng các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt (nhưng không ăn da), nên ăn cá và các loại rau củ, trái cây thường xuyên.
Những người bị cao huyết áp phải hạn chế tối đa ăn các loại mắm, khô. Tập luyện thể dục mỗi ngày một tiếng đồng hồ. Tốt nhất là đi bộ, bơi lội.
Uống rượu mỗi ngày không quá 45ml, bia không quá 250ml. Ngủ đủ mỗi ngày từ 7 - 8 tiếng. Giữ ấm cơ thể, mặc quần áo bằng sợi cotton, nhất là khi cao tuổi. Tránh căng thẳng, lo
Những dấu hiệu cần cấp cứu - Khi bệnh nhân ngất xỉu, ngưng tim, ngưng thở, cần thực hiện cấp cứu ngay lập tức để phục hồi nhịp tim và mạch đập bằng hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đồng thời gọi điện thoại cấp cứu 115. Quá trình sơ cứu nếu được hai người phối hợp và thêm một người gọi điện thoại là tốt nhất.
Trong trường hợp chỉ một người, cần thực hiện ngay tư thế xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Đặt hai tay chụm chồng lên nhau, đặt cổ tay lên 1/3 dưới của xương ức sao cho hai cánh tay thẳng, đồng thời vuông góc với lồng ngực. Nhấn liên tục ba lần, mỗi lần năm nhịp, sao cho lồng ngực lún khoảng 2cm. Sau ba lần nhấn tim, nếu nạn nhân vẫn không thở được thì kết hợp thổi ngạt, miệng kề miệng: hít đầy hơi rồi thổi hơi vào miệng nạn nhân.
- Dấu hiệu đột quỵ: Nạn nhân phát âm không rõ, đi đứng mất thăng bằng, nôn ói, chân hoặc tay lạnh và nhạt màu hơn bên đối diện... Nếu thấy người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi điện thoại cấp cứu 115.
BS Lê Thiện Anh Tuấn - Hội Y học TPHCM
|
Theo Vũ Âu - Phụ nữ TPHCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét