Câu hỏi này luôn đặt ra đối với mọi người trong đời thường, khi tập luyện, đặc biệt với người già yếu.
Làm nhiều hưởng nhiều
Trong số 6.000 lít máu mỗi ngày tim co bóp nuôi cơ thể (chất dinh dưỡng và ô-xy) có tới 300 - 400 lít dành cho tim, tức là gấp 10 - 15 lần nhiều hơn nếu chia bình quân các bộ phận trong 1 cơ thể nặng 60kg.
Tính ra về năng lượng, nếu theo "bao cấp", tim chỉ được 150 Kcal/ngày, nhưng đúng theo công suất "cống hiến", tim được hưởng tới 1.000Kcal - nhiều gấp 6, 7 lần bình quân (Theo sách "Tuần hoàn" tập 2 GS.BS Nguyễn Ngọc Lanh, NXB KH-KT).
Tập luyện tốt để tim thích nghi
Lịch sử môn chạy ma-ra-tông ghi danh một chiến binh 250 năm trước chạy hết tốc lực một mạch từ mật trận qua 42,145km về Thủ đô A-ten, Hy Lạp báo tin chiến thắng đến nơi thì ngã lăn ra chết do tim đập quá sức, miệng chỉ kịp hét to "quân ta chiến thắng rồi"!
Từ năm 1896 để kỉ niệm sự kiện này, người ta bắt đầu tổ chức cuộc chạy thi ma-ra-tông quốc tế, vận động viên được tập luyện, từ 3 giờ rút ngắn dần xuống 2 giờ và nhanh hơn nữa vẫn an toàn…
Vậy là đi bộ, chạy các cự li, tốc độ trở thành môn tập luyện. Tối kị là lười lao động, suốt ngày chỉ nằm, ngồi xem ti-vi. Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện phải mổ cắt quá nửa lá phổi - phổi lọc máu thay ô-xy nuôi tim, các bác sĩ Pháp "tuyên án" ông chỉ sống không quá tuổi 20, vậy mà nhờ tập luyện, hít thở sâu nhẹ… ông đã thọ 84 tuổi.
Đo nhịp tim thế nào?
Thường các máy đo huyết áp, máy tập luyện thể dục thể thao hiện đại có bộ phận đo nhịp tim. Nên tập tự đo, đếm nhịp tim nhìn đồng hồ, ở cổ tay như bắt mạch Đông y. Cách đếm tích cực nhất là "lắng nghe" cơ thể mình tự nhận biết ngay tình trạng tim đập.
Hồi trẻ tôi "béo bệu" không dai sức, bị loạn nhịp tim. Nhịp đập: Bụp - bụp, lát sau mới bụp tiếp, cảm giác như tim bị rơi - tức là khoảng cách các nhịp không đều.
Tự chữa bằng cách: Hít sâu, nén hơi xuống bụng dưới, giữ càng lâu càng tốt, tưởng tượng đẩy khí ra khắp cơ thể đầu mặt, tay chân, thở ra nhẹ nhàng xẹp dần mao mạch. Làm 3 lần nhịp tim đều dần trở lại. Quan trọng là tập kiên trì đồng đều các cơ bắp, thần kinh, hô hấp, mát-xa… khỏe toàn thân.
Tự chữa bằng cách: Hít sâu, nén hơi xuống bụng dưới, giữ càng lâu càng tốt, tưởng tượng đẩy khí ra khắp cơ thể đầu mặt, tay chân, thở ra nhẹ nhàng xẹp dần mao mạch. Làm 3 lần nhịp tim đều dần trở lại. Quan trọng là tập kiên trì đồng đều các cơ bắp, thần kinh, hô hấp, mát-xa… khỏe toàn thân.
Làm chủ nhịp tim - hơi thở
Nhịp đập nhanh chậm phụ thuộc nhiều yếu tố: Cơ địa bẩm sinh, môi trường, ăn uống, rất quan trọng là rèn luyện thân thể. Văn y ghi nhận các vận động viên, người lao động nặng, dẻo dai nhịp tim chậm tới 40 - 45 - 50, khi đập nhanh tới 200 - 250 - 280 lần phút cơ thể vẫn đủ ô-xy, lượng đường máu, sau đó nghỉ 2 - 3 phút nhịp tim trở lại như cũ.
Ngược lại những người nghiện thuốc, nghiện rượu vận động quá sức, quá xúc động, sốt cao, bị bệnh tim phổi… tim đập nhanh trên 100 nhịp là nguy hiểm sau khi nghỉ ngơi 5 - 7 phút tim vẫn đập dồn dập, về lâu dài là mang bệnh suy tim, tổn thọ. Kinh nghiệm phải chịu khó, hết sức khổ công tập luyện tự tin ngày ngày, không đầu hàng sự lười biếng thì làm chủ được sức khỏe của mình.
Bài toán tự kiểm tra
Cho mọi "học trò": Khoan thai, nhịp tim đang từ 70 - 75 nhịp phút hãy đứng lên ngồi xuống 60 lần, ngồi xổm. Đáp số đo nếu được 85 - 90 nhịp là tim rất khỏe. 90 nhịp trở lên - tim yếu. Trên 100 nhịp là có dấu hiệu thiếu ô-xy: Thở hổn hển, đánh trống ngực, tức thở, mặt tím tái…
Theo Trịnh Tố Long - Người cao tuổi Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét