Mỡ máu (cholesterol) ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mạn tính ở người.
Mỡ máu gồm 2 loại là cholesterol và triglycerit. Trong đó cholesterol cần cho sự hoạt động của tế bào. Cholesterol bao gồm cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL).
Loại cholestrol xấu thường làm xơ vữa thành động mạch, hạn chế lưu thông máu, nguy hiểm hơn có thể gây tắc mạch máu....
Trong khi đó triglycerit là một axit béo, được hấp thụ qua gan, chuyển thành cholesterol , nếu quá nhiều axit béo này làm gan nhiễm mỡ vì không đào thải hết bị tích lại tại gan.
Loại cholestrol xấu thường làm xơ vữa thành động mạch, hạn chế lưu thông máu, nguy hiểm hơn có thể gây tắc mạch máu....
Trong khi đó triglycerit là một axit béo, được hấp thụ qua gan, chuyển thành cholesterol , nếu quá nhiều axit béo này làm gan nhiễm mỡ vì không đào thải hết bị tích lại tại gan.
Để hạn chế mắc bệnh làm tăng mỡ máu, ngoài việc thay đổi lối sống, tích cực vận động, nhiều người còn phải dùng thuốc thường xuyên, chúng ta nên kết hợp với việc ăn uống để tăng hiệu quả làm giảm cholesterol xấu.
Một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh sẽ góp phần giảm thiểu các loại mỡ máu- cholesterol xấu đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm mà các bà nội trợ tưởng tốt nhưng thực sự nó đang hủy hoại sức khỏe của chúng ta.
Thực phẩm có gắn nhãn 'Cholesterol thấp'
Khi đi mua sắm người nội trợ cần thận trọng trước những sản phẩm ghi là ít cholesterol, hoặc cholesterol thấp.
Cần kiểm tra thật kỹ sản phẩm này về hàm lượng cholesterol trên nhãn dinh dưỡng bởi nếu đây là một sản phẩm có chứa chất béo bão hòa, nó có thể làm tăng cholesterol xấu - LDL như trong thịt động vật, các sản phẩm từ sữa, khoai tây chiên, bánh ngọt...
Ngoài ra cần kiểm tra số lượng sản phẩm vì nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm có chứa "ít cholesterol" cũng đồng nghĩa với việc bạn đang cung cấp cho cơ thểmức cholesterol nhiều hơn bạn mong muốn.
Cà phê
Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều chứng minh cà phê có tác dụng rất tốt đến các bệnh như như tiểu đường, sỏi mật, ung thư, gan... nhưng đó là khi con người sử dụng ít. Một cốc cà phê mỗi ngày có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn.
Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều, nó lại cho những tác dụng ngược. Bởi trong cà phê có chất caffein, uống quá nhiều gây bồn chồn, run, tăng nhịp tim, huyết áp, thậm chí là rối loạn nhịp tim, đặc biệt là tăng cholesterol xấu, có hại cho sức khỏe.
Món ăn Thái
Đồ ăn Thái cay và thơm ngon, nhưng nó có thể làm tăng lượng cholesterol của bạn nếu bạn không chọn lựa một cách cẩn thận. Bởi chúng chứa một số thành phần bí mật như cốt dừa chẳng hạn, hay các món cà ri có chứa nhiều loại thịt đỏ hoặc khoai tây và dầu mỡ.
Tốt nhất nên chọn thực đơn với các thực phẩm hấp, dùng dầu thực vật thay cho mỡ, chọn các loại thịt trắng (gà) tốt hơn thịt đỏ.
Granola
Granola là một thực phẩm ngũ cốc thường dùng để ăn sáng rất phổ biến ở phương Tây. Nhiều người cho rằng đây là một loại "thực phẩm tốt cho sức khỏe"? Thực tế nó là một sản phẩm làm từ yến mạchvới hàm lượng chất béo bão hòa cao.
Ngay cả trên các sản phẩm có ghi "chất béo thấp" granola vẫn tạo mỡ máu nhiều hơn so với một số loại ngũ cốc khác. Ngũ cốc nguyên hạt với trái cây tươi là lựa chọn hoàn hảo để giảm mỡ máu.
Tôm
Khi đang mắc chứng cholesterol cao, các loại sản phẩm như cá hay hải sản thường được xem xét tới. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, đặc biệt là tôm. Theo nghiên cứu, kể cả khi không sử dụng chất béo để nấu tôm, nó cũng có thể cung cấp tới 190mg cholesterol cho 1 phần ăn tôm.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người mắc bệnh tim hoặc mỡ máu cao nên hạn chế cholesterol mỗi ngày chỉ từ 200-300mg. Hãy thử thay vào thực đơn của gia đình món sò điệp, nó có ít cholesterol hơn tôm.
Ngũ tạng
Ngũ tạng của động vật như tim, gan, thận, lòng ... là những thực phẩm có chứa hàm lượng cao cholesterol hơn các loại thịt khác. Nên sử dụng các sản phẩm này cực kỳ có hại cho sức khỏe nhất là với những người đang bị mỡ máu cao cần tuyệt đối tránh ăn các loại tạng động vật.
Bơ thực vật
Bơ thực vật hay còn được gọi là margarine, bơ này làm từ dầu thực vật, không chứa cholesterol, tuy nhiên nó lại có nhiều chất béo chưa no hơn bơ, và không phải tất cả các loại margarine đều tốt cho sức khỏe, nhiều loại cótác dụng xấu hơn cả bơ khi chế biến.
Margarine càng cứng càng chứa nhiều chất béo có hại cho sức khỏe. Hãy đọc kỹ nhãn dinh dưỡng và tìm sản phẩm margarine chứa ít chất béo bão hòa và không có trans.
Mỳ ống
Chế độ ăn Địa Trung Hải được coi là tốt cho việc giảm cholesterol, điều này hoàn toàn đúng. Miễn là bạn nên tránh xa các loại mỳ, thịt viên, bơ, nước sốt với bơ hoặc kem, pho mát, mì ống .... Món mỳ ống thường đi kèm với các loại sốt, và đây chính là kẻ thù số một làm tăng mỡ máu của bạn.
Bơ làm từ sữa trâu
Đây là một loại thực phẩm phổ biến ở Ấn Độ , loại bơ này chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Theo nghiên cứu, một thìa bơ sữa trâu có 33 mg cholesterol, chiếm khoảng 11% số lượng khuyến cáo sử dụng hàng ngày của mỗi người. Vì vậy đây cũng là loại thực phẩm có hại cho sức khỏe.
Vịt
Nếu thịt gà hay gà tây là sự lựa chọn tốt vì chúng có cholesterol tốt. Nhưng vịt có phải là thực phẩm tốt như gà hay không? Câu trả lời là không. Vịt và ngỗng đều có mức cholesterol cao hơn thịt gà và gà tây.
Một chén thịt vịt hoặc ngỗng - ngay cả khi bỏ da (đây là phần chứa nhiều mỡ nhất) - có khoảng 128 mg cholesterol. Trong khi gà chỉ có 113 mg cholesterol, và gà tây chỉ có 93 mg.
Một số sản phẩm sữa
Nhiều bà mẹ thường cho rằng sữa rất tốt cho sức khỏe của con họ. Điều đó hoàn toàn đúng vì sữa giúp cung cấp canxi và vitamin D cần thiết. Tuy nhiên các sản phẩm sữa như phô mai, bơ, sữa khi bổ sung chất béo, nó cung cấp cả cholesterol cho cơ thể. Có thể sử dụng sữa chua để cắt giảm các chất béo bão hòa và cholesterol.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét