Đối với bệnh cơ tim giãn thường thấy những yếu tố thuận lợi đi kèm: nghiện rượu, thai kỳ, tiền sử bệnh cơ tim trong gia đình… Giải phẫu tim sau khi bệnh nhân tử vong thường thấy các buồng tim giãn to nhưng thành của tim không dày và thậm chí còn mỏng đi.
Người ta thấy trong các thành của tim có huyết khối bám vào. Khi soi trên kính hiển vi điện tử tế bào cơ tim cũng có nhiều sự bất thường. Nguyên nhân nào gây ra sự biến đổi của cơ tim cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ nhưng những người uống rượu nghiên thì cảnh giác.
Tiến triển của bệnh rất chậm nên thường bệnh nhân quen và thích ứng cho đến khi chức năng co bóp của tim giảm nặng nề. Sự biến đổi bất thường của cơ tim làm cho sức co bóp của tim bị giảm và làm tăng thể tích cuối tâm trương thất trái (do lượng máu tống ra khỏi tim giảm nên máu còn lại ở thất nhiều).
Hình ảnh tim bình thường (hình trên) và tim bị phình (hình dưới)
Biểu hiện của bệnh là suy tim nhưng không được may mắn là chỉ suy tim nặng thì mới có triệu chứng. Bệnh nhân có khó thở khi gắng sức, khi nằm hoặc khó thở về ban đêm… Ở giai đoạn cuối sẽ có suy tim phải: phù tay chân, báng bụng… bệnh nhân có thể có đau ngực do tình trạng cung lượng tim thấp.
Để chẩn đoán bệnh cơ tim giãn, ngoài việc khám bệnh người ta sẽ dựa vào một số xét nghiệm: điện tâm đồ, chụp X-quang tim, siêu âm tim, thông tim, giải phẫu bệnh cơ tim và không có một xét nghiệm nào nêu trên được xem là đặc hiệu.
Nếu bệnh không được điều trị thì bệnh nhân sẽ tử vong khi bị suy tim nặng. Tiên lượng tử vong trong vòng năm năm rất cao, tử vong trong năm đầu đầu lên đến 25%.
Điều trị bệnh cơ tim giãn là điều trị suy tim, tùy vào giai đoạn bệnh mà người ta cho bệnh nhân dùng thuốc, có thể là thuốc lợi tiểu, giãn mạch, trợ tim và thuốc kháng đông nếu có huyết khối buồng tim. Bệnh nhân phải thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm hoạt động thể lực, nghỉ ngơi…
Theo BS.CKII Đặng Minh Trí - Sức khỏe và Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét