Nhiều người vẫn nghĩ rằng cao huyết áp mới gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng sự thật huyết áp thấp cũng được gọi là sát thủ thầm lặng, đe dọa tính mạng.
Người bị hạ huyết áp thường có những triệu chứng như: Chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn, Nhức đầu, hoa mắt, vả mồi hôi, mất khả năng nhớ, nhìn mờ…Nêu những triệu chứng này xảy ra thường xuyên và nặng dần lên bạn nên đến gặp bác sĩ. Bạn cần tìm hiểm rõ nguyên nhân khiến huyết áp bạn xuống thấp và cần lưu ý một số phương pháp sơ cấp cứu khi huyết áp bị tụt.
Thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp để kiểm soát huyết áp tốt hơn |
Huyết áp thấp và những nguy hiểm
Nếu bạn vẫn thường xuyên bị huyết áp thấp hành hạ. Điều này có thể trái tim của bạn đang bị đe dọa sức khỏe. Ngoài ra thì khả năng não, hệ thần kinh, nội tiết tố trong cơ thể bạn cũng đang báo hiệu chúng có đang bị đe dọa sức khỏe. Huyết áp thấp khiến cho não của bạn bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu oxy, khiến cho tính mạng bạn bị đe dọa.
Các yếu tố nguy cơ
Mang thai: Vì hệ tuần hoàn của người phụ nữ khi mang thai có chút thay đổi nên huyết áp có thể sẽ tăng cao hoặc giảm thấp. Trong 24 tuần đầu của thai kỳ, huyết áp tâm thu thường giảm 5 đến 10 điểm và huyết áp tâm trương nhiều 10 - 15 điểm. Điều này là bình thường, và huyết áp thường trở lại mức trước thời kỳ mang thai sau khi đã sinh con.
Vấn đề về tim: Một số bệnh tim có thể dẫn tới huyết áp thấp, bao gồm nhịp tim chậm, các vấn đề van tim, đau tim và suy tim. Các nguyên nhân này có thể gây hạ huyết áp. Vì chúng ngăn chặn máu không thể luu thông đủ về tim
Các vấn đề nội tiết: tình trạng suy giáp hoặc cường giáp cũng có thể gây hạ huyết áp. Ngoài ra, suy tuyến thượng thận, đường huyết thấp, bệnh đái tháo đường cũng có thể gây ra huyết áp thấp.
Mất nước: Đôi khi cơ thể bị mất nước nhẹ bạn vẫn không có cảm giác khát nhưng lại khiến cho cơ thể chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng. Vì vậy, cần chú ý không nên lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập thể dục quá mức có thể dẫn đến mất nước.
Thiếu máu: Mất rất nhiều máu từ một vết thương lớn hoặc chảy máu nội bộ làm giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.
Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống: Thiếu các vitamin B - 12 và folate có thể gây ra thiếu máu, một tình trạng mà cơ thể không sản xuất hồng cầu gây ra huyết áp thấp.
Sau khi sơ cứu nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu |
Cách sơ cấp cứu khi huyết áp thấp
Khi bệnh nhân huyết áp thấp bị ngất, bạn nên đặt họ nằm ở vị trí thoáng, đầu đặt thấp, chân nâng cao để giúp máu lưu thông về tim, não dễ dàng hơn. Bước tiếp theo là nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất. Tránh để nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Khi điều trị bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân áp dụng các phương pháp kiểm tra như: Siêu âm tiêm, đo điện tâm đồ, đo điện tâm đồ nhật ký. Bệnh nhân sẽ làm một số xét nghiệm gắng sức khi tình trạng ngất tái diễn thường xuyên, bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật hoặc hạ huyết áp tư thế.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng phòng huyết áp tụt để bảo vệ trái tim sống khỏe |
Cách chăm sóc bệnh nhân huyết ấp thấp
Theo BS Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng khoa Nội 3, BV Y Học Cổ Truyền: Khi bị hạ huyết áp bệnh nhân có thể uống nước trà đường, nước đường, trà gừng hoặc ngậm sâm, gừng. Ăn các loại thức ăn có nhiều muối, kẹo, sô-cô-la… để cải thiện huyết áp.
Ngoài ra, ngày thường để bảo vệ huyết áp không bị tụt bạn có thể chú ý như với những bệnh nhân thường bị hạ huyết áp sau khi ăn thì nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Không nên ăn quá nhiều thức ăn trong cùng một bữa.
Nên uống nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết với các loại thực phẩm như: trứng, cá, thịt, sữa, các loại đậu…để tránh tình trạng thiếu máu. Thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp để kiểm soát huyết áp tốt hơn.
Theo Hải Nam - Một thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét