Trên thực nghiệm ở súc vật cũng thấy rất rõ sự quá sức về thể lực làm bộc lộ nhanh chóng một thiếu máu cục bộ tiềm tàng dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Sau khi gây xơ vữa động mạch thực nghiệm trên súc vật (một mình xơ vữa động mạch vành chưa gây ra nhồi máu cơ tim), người ta bắt buộc chúng chạy liên hồi, nghĩa là quá sức thể lực, tức tăng vọt nhu cầu ôxy thì thấy: sự quá sức càng lớn, nhồi máu cơ tim càng chóng xuất hiện.
Gắng sức quá mức có thể còn đe dọa nhồi máu cơ tim bằng một cơ chế khác: làm tăng huyết áp đối với trường hợp có sẵn bệnh tăng huyết áp. Mà cơn tăng huyết áp cũng là một nhân tố đe dọa nhồi máu cơ tim.
Còn những bệnh nhân nhồi máu cơ tim không được chẩn đoán kịp thời và cứ tiếp tục cố gắng thể lực thì cơ tim càng hoại tử lan rộng hơn dẫn đến đột tử. Thực tế cho thấy, không chỉ gắng sức trong lao động mà gắng sức trong thể thao, trong trí óc đều gây hại tim.
Làm việc quá sức có thể gây nhồi máu cơ tim.
Đối với các căng thẳng tột độ của lao động trí óc, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thông thường mức căng thẳng trí óc ở cuối tuần lễ lao động dễ tích lũy đến cực độ. Chính lúc này, chỉ số đông máu và cholesterol máu đều cao hơn đầu tuần.
Vì vậy, cần chú ý ngăn ngừa căng thẳng vào lúc này để tránh tình trạng xảy ra nhồi máu cơ tim. Một nghiên cứu hồi cứu trên đa số bệnh nhân nhồi máu cơ tim thấy trước khi bệnh khởi đầu đã có giai đoạn lo âu hoặc tức giận, điều này đúng với Đông y "giận quá hại tâm".
Vì vậy, đối với tress ở dạng xúc cảm âm tính mà tột đỉnh là chấn thương tinh thần, ta có thể chủ động giải tỏa bằng nghị lực, bằng một phức hệ vệ sinh tinh thần cao cấp, bằng bản lĩnh, nhân cách, tư tưởng và cả quan niệm sống.
Tóm lại, cần dĩ bất biến ứng vạn biến - đây là cả một nghệ thuật phụ thuộc vào phương pháp và cách tiếp nhận các biến cố (stress) của mỗi người. Hãy luôn thực hiện đúng lời khuyên của Hải Thượng Lãn Ông "thanh tâm quả dục, thủ thân luyện hình" để sống khỏe bạn nhé.
Theo BS Quang Nhật - Sức khỏe và Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét