Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Đậu nành + nấm hương = hạ huyết áp


Ảnh minh họa
Từ xưa, các bà nội trợ đã chế biến ra nhiều món ăn như đậu hũ, tương, sữa và nhiều loại bột, thực phẩm bổ sung khác rất có lợi cho sức khoẻ.
Theo y học cổ truyền, đậu nành có vị ngọt tính bình, tác dụng tư âm, bổ huyết, thanh nhiệt, hóa đàm. Chữa trị âm hư hỏa vượng, gây hoa mắt chóng mặt, miệng khô khát. Đậu nành ăn rất tốt cho người gầy khó lên cân, phụ nữ tiền mãn kinh hay bị bốc hoả.
Theo dược tính hiện đại, trong 100g đậu có tới 34g protein, so với thịt lợn, thịt bò khoảng 19 - 21g, đậu cũng giàu chất béo (lipit) có tới 18,4g chất béo. Ngoài ra, đậu nành còn có nhiều vitamin các chất khoáng đa vi lượng rất cần thiết cho cơ thể.
Tài liệu gần đây cho rằng, mỗi ngày uống một ly sữa đậu nành có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, tăng khả năng miễn dịch và ngừa ung thư, ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, loãng xương. Ngày càng có thêm nhiều tài liệu cho thấy, đậu nành là loại thực phẩm giàu dưỡng chất ngăn ngừa nhiều chứng bệnh.
Đậu nành được ví như nguồn bổ sung chất phytoetrogen, như dùng liệu pháp hormon thay thế, làm chậm hội chứng tiền mãn kinh cho phụ nữ như bốc hỏa, viêm teo âm đạo, loãng xương, cũng như kích thích tố nữ (nữ hóa), tuy nhiên nam giới có nhiều nữ tính không nên dùng nhiều.

Vị thuốc đậu nành còn gọi đại đậu, cổ phương thường dùng đậu nành làm thuốc như trị sinh xong trúng phong, các chứng bệnh sau sinh (cát căn, đại đậu, độc hoạt, phòng kỷ). Liều vừa đủ, sắc uống.
Trị phong thử, toàn thân phù: Bạch truật 48g, hạnh nhân 90g, hoàng kỳ 30g, ma hoàng 60g, phòng kỷ 60g, phòng phong 48g, xích phục linh 60g. Bằng cách sắc lấy nước thuốc cho đại đậu 30g và rượu ngon hầm nhừ ăn tuần vài lần.
Trị trúng phong xây xẩm, sợ gió, mồ hôi tự ra, nôn ra nước: Đại đậu 250g, thanh tửu 1 lít. Sao đậu, cho thật đen cho rượu vào, chưng, bỏ đậu đi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 40ml. Tác dụng: Khứ phong, tiêu huyết kết.
Chữa bệnh tim mạch và cholesterol cao: Hằng ngày nên uống 2 - 3 ly sữa đậu nành.
Chữa chứng đau đầu chóng mặt miệng khô khát (huyết áp cao): Dùng đậu phụ 200g, nấm hương 40g, tôm 25g, cho thêm dầu vừng và gia vị vừa đủ tuần ăn vài lần.
Lưu ý, sữa đậu nành khi dùng phải đun sôi nấu chín vì trong sữa sống có chứa mentrypsin, saponin là chất nếu dùng sống dễ bị buồn nôn đau bụng đi ngoài. Tài liệu khuyến cáo không nên uống sữa đậu nành cùng với trứng, cũng như với đường nhiều cơ thể sẽ khó hấp thu dễ bị đầy bụng.

Theo Lương y Nguyễn Minh - Kiến thức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét