Tăng huyết áp là do áp lực máu trong động mạch tăng cao. Người bệnh có thể không có biểu hiện gì, không cảm thấy khó chịu, lo âu khi huyết áp tăng.
Người bị tăng huyết áp thường xuyên căng thẳng, lo âu?
Sai. Tăng huyết áp là do áp lực máu trong động mạch tăng cao. Người bệnh có thể không có biểu hiện gì, không cảm thấy khó chịu, lo âu khi huyết áp tăng. Song có thể chắc chắn rằng, người bệnh thường xuyên bị căng thẳng, stress sẽ làm tăng huyết áp nhất thời và nếu tình trạng căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân tăng huyết áp.
Giảm cân là biện pháp chính để điều trị tăng huyết áp?
Sai. Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn tới nguy cơ tăng huyết áp. Những người thừa cân, béo phì có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn những người bình thường. Nhưng giảm cân nặng không thể bảo đảm chắc chắn rằng huyết áp sẽ trở về mức bình thường, tuy nhiên cơ thể giảm được trị số huyết áp. Nên nhớ, nhiều người gầy cũng bị tăng huyết áp.
Sai. Tăng huyết áp là do áp lực máu trong động mạch tăng cao. Người bệnh có thể không có biểu hiện gì, không cảm thấy khó chịu, lo âu khi huyết áp tăng. Song có thể chắc chắn rằng, người bệnh thường xuyên bị căng thẳng, stress sẽ làm tăng huyết áp nhất thời và nếu tình trạng căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân tăng huyết áp.
Giảm cân là biện pháp chính để điều trị tăng huyết áp?
Sai. Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn tới nguy cơ tăng huyết áp. Những người thừa cân, béo phì có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn những người bình thường. Nhưng giảm cân nặng không thể bảo đảm chắc chắn rằng huyết áp sẽ trở về mức bình thường, tuy nhiên cơ thể giảm được trị số huyết áp. Nên nhớ, nhiều người gầy cũng bị tăng huyết áp.
Tăng huyết áp là bệnh của người cao tuổi?
Sai. Những người trong độ tuổi từ 35-50 có nguy cơ tăng huyết áp cao. Một số trường hợp tăng huyết áp có biến chứng nặng nề bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi trung niên.
Những người cao tuổi cần huyết áp cao hơn mức bình thường để máu đủ áp lực được đưa đến các bộ phận trong cơ thể?
Sai. Những người 70 tuổi trở lên có huyết áp dưới 140/90mmHg có tương lai tốt hơn những người có huyết áp ở mức 170/90 mmHg. Những người huyết áp càng cao, nguy cơ đột quỵ càng lớn và có thể bị các chứng bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận…
Sai. Những người trong độ tuổi từ 35-50 có nguy cơ tăng huyết áp cao. Một số trường hợp tăng huyết áp có biến chứng nặng nề bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi trung niên.
Những người cao tuổi cần huyết áp cao hơn mức bình thường để máu đủ áp lực được đưa đến các bộ phận trong cơ thể?
Sai. Những người 70 tuổi trở lên có huyết áp dưới 140/90mmHg có tương lai tốt hơn những người có huyết áp ở mức 170/90 mmHg. Những người huyết áp càng cao, nguy cơ đột quỵ càng lớn và có thể bị các chứng bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận…
Huyết áp tâm trương quan trọng hơn huyết áp tâm thu?
Sai. Vì huyết áp tâm thu càng cao sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Một người tăng huyết áp bị đột quỵ hoặc bị nhồi máu cơ tim là hết hy vọng điều trị?
Sai. Chúng ta có thể điều trị giảm huyết áp dự phòng cho những biến chứng ở não và tim. Khi điều trị tích cực, chứng năng tim sẽ được cải thiện hơn và tưới máu ngoại biên tốt hơn. Cuộc sống của bạn sẽ khỏe mạnh hơn nếu duy trì huyết áp ở mức 170/90 mmHg.
Tăng huyết áp làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh?
Sai. Những người bệnh bị tăng huyết áp sẽ có cuộc sống lành mạnh, bình thường như người khác nếu họ được điều trị hiệu quả và duy trì uống thuốc thường xuyên.
Thuốc điều trị huyết áp làm cho người bệnh mệt mỏi và hạn chế nhu cầu sinh lý?
Không hoàn toàn chính xác. Chỉ dưới 10% người bệnh điều trị lâu dài có tác dụng phụ của thuốc và gặp một số vấn đề về sinh lý. Thay đổi thuốc và liều điều trị theo chỉ định của thầy thuốc góp phần làm giảm thiểu các tác dụng phụ. Thực tế là huyết áp khi trở về mức bình thường, người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Thuốc từ thảo dược có tác dụng điều trị giảm huyết áp hiệu quả?
Không hoàn toàn chính xác. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chưa chứng minh được hiệu quả của các loại thảo dược trong việc điều trị bệnh huyết áp cao. Tuy nhiên, người bệnh cao huyết áp có thể sử dụng một số loại thảo dược giúp cải thiện tình trạng sức khỏe như tỏi, nhân trần, nấm linh chi…
Theo BS Nguyễn Quang Thịnh - Hải Phòng Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét