Nhồi máu cơ tim là căn bệnh “độc quyền” của người có tuổi. Gần đây, thi thoảng, tôi nhận được tin báo: “Anh bạn X, cậu bạn Y nhập viện vì nhồi máu cơ tim”.
Đáng nói là những người bạn này còn khá trẻ, có những người chưa
tới 40 tuổi. Thống kê sơ bộ cho thấy, tần suất bệnh này ngày càng tăng
tại Việt Nam và có tỷ lệ tử vong cao (khoảng 30%), trong đó, khoảng một
nửa bệnh nhân chết trước khi kịp đến bệnh viện.
Ai dễ bị nhồi máu cơ tim?
- Trong gia đình có người bị thiếu máu cục bộ cơ tim.
- Hút thuốc lá nhiều.
- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu.
- Mắc các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, ít vận động thể lực.
- Sống trong môi trường dễ bị stress…
Dấu hiệu nhận biết
Biểu hiện chủ yếu của nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực điển hình: cảm giác đau nhói như đè nặng, bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút. Nếu cơn đau ngực xuất hiện đột ngột lúc nghỉ ngơi, hoặc cơn đau quá trầm trọng và kéo dài trên 30 phút thì phải nghĩ tới nhồi máu cơ tim cấp. Bên cạnh đau thắt ngực, các triệu chứng kèm theo có thể là: cảm giác yếu, da tái, toát mồ hôi, buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, lo lắng, lạnh chi…
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp nhồi máu cơ tim không có cơn đau điển hình này. Có thể những cơn đau chỉ diễn ra trong vài giây đến vài phút, thường không quá năm phút, hoặc tần suất cơn đau thường thay đổi: có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn thì vài lần trong một ngày, nên rất dễ bị bỏ qua.
Nguyên nhân và cách xử lý
Đối với người cao tuổi, nguyên nhân chủ yếu của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch diễn ra nhiều năm. Còn với người dưới 40 tuổi, chủ yếu là do huyết khối trong lòng động mạch do stress, béo phì, nghiện thuốc lá nhiều năm liền.
Vì vậy, nếu thấy bản thân hay nghi ngờ ai đó bị nhồi máu cơ tim, điều đầu tiên là nên giữ bình tĩnh, tránh để sự lo lắng khiến tình trạng nhồi máu cơ tim nặng thêm. Cho người bệnh thở oxy, ngậm viên nitroglycerin, risordan ngậm dưới lưỡi, uống thuốc aspirin (nếu có). Gọi cấp cứu 115. Trong khi chờ được giúp đỡ, nới rộng cổ áo người bệnh, đặt họ ở tư thế thoải mái, thường là nằm ngửa với đầu kê cao.
Nhồi máu cơ tim mặc dù rất nguy hiểm nhưng nếu điều trị kịp thời sẽ giúp tránh được tử vong hoặc biến chứng. Càng vào viện sớm, nhất là trong vòng một giờ đầu, khả năng hồi phục càng cao.
Phòng tránh ra sao?
Tránh khói thuốc: Khói thuốc vào phổi một cách chủ động hay thụ động đều gây tổn thương cho thành động mạch. Thuốc lá sẽ làm cứng các thành động mạch, tạo điều kiện thuận lợi làm tăng cholesterol trong máu và làm tăng áp lực động mạch. Do vậy, khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim lên năm lần, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên gấp hai lần.
Tránh để dư thừa trọng lượng cơ thể: Trong trường hợp trọng lượng cơ thể bình thường, để phòng tránh mắc bệnh tim mạch, hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng, hài hòa, cân đối, hạn chế các loại chất béo bão hòa (nhất là các chất béo có nguồn gốc động vật), muối, đường, rượu, và nên ăn nhiềuhoa quả.
Vận động thể lực: Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày đi bộ hoặc chạy bộ, thực hiện mỗi tuần hai buổi tập luyện các loại hình vận động đòi hỏi sức bền như bơi lội, đạp xe, đi bộ theo nhịp rảo bước. Tuy nhiên, luyện tập thể thao quá mức sẽ gây ra những kết quả trái ngược.
Tránh căng thẳng thần kinh tâm lý: Khi căng thẳng thần kinh, tim sẽ đập nhanh, nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ càng nguy hiểm. Điều này đôi khi sẽ làm cơn nhồi máu cơ tim diễn ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao.
Luôn chủ động đề phòng bệnh tái phát: Sau cơn nhồi máu, khả năng tái phát cơn vẫn còn và thường gặp vì nhồi máu chỉ là hậu quả, còn nguyên nhân gây bệnh thì vẫn tồn tại. Do vậy, để tránh tái phát, ngoài bốn nguyên tắc thay đổi nếp sống không tốt trên, người bệnh còn phải dùng thuốc điều trị suốt đời, quản lý và kiểm soát tốt các bệnh lý gây ra nhồi máu cơ tim: đưa trị số huyết áp về mức bình thường bằng thuốc hạ áp, phải kiểm soát được lượng đường trong máu nếu có bệnh tiểu đường...
- Trong gia đình có người bị thiếu máu cục bộ cơ tim.
- Hút thuốc lá nhiều.
- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu.
- Mắc các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, ít vận động thể lực.
- Sống trong môi trường dễ bị stress…
Dấu hiệu nhận biết
Biểu hiện chủ yếu của nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực điển hình: cảm giác đau nhói như đè nặng, bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút. Nếu cơn đau ngực xuất hiện đột ngột lúc nghỉ ngơi, hoặc cơn đau quá trầm trọng và kéo dài trên 30 phút thì phải nghĩ tới nhồi máu cơ tim cấp. Bên cạnh đau thắt ngực, các triệu chứng kèm theo có thể là: cảm giác yếu, da tái, toát mồ hôi, buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, lo lắng, lạnh chi…
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp nhồi máu cơ tim không có cơn đau điển hình này. Có thể những cơn đau chỉ diễn ra trong vài giây đến vài phút, thường không quá năm phút, hoặc tần suất cơn đau thường thay đổi: có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn thì vài lần trong một ngày, nên rất dễ bị bỏ qua.
Nguyên nhân và cách xử lý
Đối với người cao tuổi, nguyên nhân chủ yếu của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch diễn ra nhiều năm. Còn với người dưới 40 tuổi, chủ yếu là do huyết khối trong lòng động mạch do stress, béo phì, nghiện thuốc lá nhiều năm liền.
Vì vậy, nếu thấy bản thân hay nghi ngờ ai đó bị nhồi máu cơ tim, điều đầu tiên là nên giữ bình tĩnh, tránh để sự lo lắng khiến tình trạng nhồi máu cơ tim nặng thêm. Cho người bệnh thở oxy, ngậm viên nitroglycerin, risordan ngậm dưới lưỡi, uống thuốc aspirin (nếu có). Gọi cấp cứu 115. Trong khi chờ được giúp đỡ, nới rộng cổ áo người bệnh, đặt họ ở tư thế thoải mái, thường là nằm ngửa với đầu kê cao.
Nhồi máu cơ tim mặc dù rất nguy hiểm nhưng nếu điều trị kịp thời sẽ giúp tránh được tử vong hoặc biến chứng. Càng vào viện sớm, nhất là trong vòng một giờ đầu, khả năng hồi phục càng cao.
Phòng tránh ra sao?
Tránh khói thuốc: Khói thuốc vào phổi một cách chủ động hay thụ động đều gây tổn thương cho thành động mạch. Thuốc lá sẽ làm cứng các thành động mạch, tạo điều kiện thuận lợi làm tăng cholesterol trong máu và làm tăng áp lực động mạch. Do vậy, khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim lên năm lần, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên gấp hai lần.
Tránh để dư thừa trọng lượng cơ thể: Trong trường hợp trọng lượng cơ thể bình thường, để phòng tránh mắc bệnh tim mạch, hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng, hài hòa, cân đối, hạn chế các loại chất béo bão hòa (nhất là các chất béo có nguồn gốc động vật), muối, đường, rượu, và nên ăn nhiềuhoa quả.
Vận động thể lực: Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày đi bộ hoặc chạy bộ, thực hiện mỗi tuần hai buổi tập luyện các loại hình vận động đòi hỏi sức bền như bơi lội, đạp xe, đi bộ theo nhịp rảo bước. Tuy nhiên, luyện tập thể thao quá mức sẽ gây ra những kết quả trái ngược.
Tránh căng thẳng thần kinh tâm lý: Khi căng thẳng thần kinh, tim sẽ đập nhanh, nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ càng nguy hiểm. Điều này đôi khi sẽ làm cơn nhồi máu cơ tim diễn ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao.
Luôn chủ động đề phòng bệnh tái phát: Sau cơn nhồi máu, khả năng tái phát cơn vẫn còn và thường gặp vì nhồi máu chỉ là hậu quả, còn nguyên nhân gây bệnh thì vẫn tồn tại. Do vậy, để tránh tái phát, ngoài bốn nguyên tắc thay đổi nếp sống không tốt trên, người bệnh còn phải dùng thuốc điều trị suốt đời, quản lý và kiểm soát tốt các bệnh lý gây ra nhồi máu cơ tim: đưa trị số huyết áp về mức bình thường bằng thuốc hạ áp, phải kiểm soát được lượng đường trong máu nếu có bệnh tiểu đường...
Theo BS Trần Thiện Hòa - Phụ nữ online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét