Ở người khoẻ mạnh thì hệ thống tim mạch có thể thích ứng được với những sự thay đổi khi có thai, nhưng những sản phụ bị bệnh tim thì thai nghén trở thành gánh nặng.
Theo
thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm trên thế giới có khoảng
200 triệu phụ nữ có thai, trong số đó có khoảng nửa triệu sản phụ bị tử
vong do các biến chứng có liên quan đến thai nghén, trong đó 86% phụ nữ
có thai và 99% sản phụ tử vong là ở các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam.
Nguyên nhân tử vong do các bệnh tim mạch
thường gặp là tăng huyết áp (12%) và các bệnh tim khác (20%). Trong quá
trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về giải phẫu,
huyết học, nội tiết, tuần hoàn... làm tăng dần gánh nặng lên hệ tuần
hoàn.
Ảnh minh họa
Ở những người khoẻ mạnh thì hệ thống tim mạch có thể thích ứng được với những sự thay đổi khi có thai, nhưng những sản phụ bị bệnh tim thì thai nghén trở thành gánh nặng và có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.
Nói chung, việc thăm khám trong quá trình mang thai nên định kỳ hàng tháng đối với các bệnh nhân có bệnh nhẹ và 2 tuần với các bệnh nhân có bệnh mức độ trung bình đến nặng cho đến tuần thứ 28 - 30, sau đó thăm khám hàng tuần cho đến khi sinh.
Kháng sinh dự phòng đã được khuyến cáo cho các bệnh nhân bệnh tim được phẫu thuật hay làm các thủ thuật chảy máu. Các bệnh nhân bị bệnh tim có tỷ lệ bị nhiễm khuẩn huyết cao hơn khi chuyển dạ và đẻ.
Vi khuẩn được phát hiện thấy trong máu ở 14% phụ nữ sau khi chuyển dạ hay vỡ ối và rất nhiều vi khuẩn phân lập được có khả năng gây viêm nội tâm mạc. Khi bị biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong của mẹ khoảng 22% và thai nhi khoảng 15%.
Vì bệnh nhân bệnh tim có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn máu, thậm chí cả trong quá trình sinh nở không biến chứng, hậu quả nặng nề của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và giá thành điều trị tương đối thấp nên việc sử dụng kháng sinh dự phòng khi chuyển dạ được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có bệnh tim.
(Theo Khoa học & Đời sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét