Cơ hội sống sót thấp sẽ đến với những bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sau từ 3 đến 6 giờ kể từ khi xuất hiện những triệu chứng nhồi máu cơ tim đầu tiên.
Nhưng gọi cấp cứu thì phải gọi sao cho nhanh nhất để hạn chế sự tổn
thương có thể gây ra cho tim. Bởi tình trạng bệnh nhân sẽ xấu đi từng
giờ và cùng với điều này, cơ hội sống và sự hạn chế mức độ nhồi máu sẽ
nhỏ dần. Cơ hội sống sót thấp sẽ đến với những bệnh nhân được đưa đến
bệnh viện sau từ 3 đến 6 giờ kể từ khi xuất hiện những triệu chứng nhồi
máu cơ tim đầu tiên. Sau khoảng thời gian dài như vậy ở cơ tim sẽ hình
thành những biến đổi nghiêm trọng theo chiều hướng hoại thư.
Khi máu không được cung cấp lên tim và bị ứ đọng lại do một trong
số những động mạch vành bị tắc, chẳng hạn như mạch vách tim trước, thì
khả năng cứu sống bệnh nhân chỉ có thể hy vọng vào quyết định xử lý ngay
lập tức thủ pháp can thiệp tim trực tiếp. Người bệnh cần được đưa đến
trung tâm chuyên điều trị bệnh này để áp dụng phương pháp thông mạch,
nhưng phải đưa đi nhanh nhất, tốt nhất trong vòng 2 giờ đồng hồ. Cách xử
lý thông mạch không dùng phẫu thuật có thể tiến hành trong vòng vài
chục phút, chậm nhất là trước khi 2 giờ đồng hồ trôi qua.
Nhiều người hay chần chừ trong việc gọi xe cấp cứu, chẳng hạn như
khi sự việc xảy ra vào đêm khuya, bệnh nhân ngại không muốn làm mất giấc
ngủ của những người hàng xóm. Người bệnh cũng thường có xu hướng bỏ qua
các biểu hiện của căn bệnh, với hy vọng bệnh tự khỏi. Trong khi khả
năng cứu sống lớn nhất và khả năng bình phục sức khỏe chính là việc
người đó được cấp cứu trong giờ đồng hồ đầu tiên sau khi bị nhồi máu.
Cho đến năm 1960, trong tình trạng thật nguy kịch, các bác sĩ
thường áp dụng phương pháp mổ phanh ngực để có thể đưa tay trực tiếp xoa
bóp tim. Phương pháp này bắt đầu ngay trong những năm đầu tiên của thập
kỷ 60 khi bác sĩ người Mỹ William B. Kouwenhoven đã làm cả thế giới
kinh ngạc về khả năng duy trì sự tuần hoàn bên trong cơ thể bằng những
động tác ấn đều đặn, nhịp nhàng ở vị trí xương ức.
Nhờ 60 lần ấn trong một phút mà sự tuần hoàn và huyết áp được khôi
phục trở lại mặc dù không ít trường hợp bệnh nhân bị tổn thương xương
ức. Phương pháp này sau đó đã được hoàn thiện với sự kết hợp thở nhân
tạo.
Trường hợp nhồi máu cơ tim nghiêm trọng sẽ xảy ra vào giai đoạn
cuối cùng, nguy kịch nhất, khi người bệnh bất tỉnh do hậu quả của việc
các mạch máu dẫn máu lên cơ tim bị nghẽn và do hậu quả của việc tim
ngừng làm việc. Trong trường hợp đó, thời gian được tính bằng phút.
Người bệnh đòi hỏi phải được trợ giúp ngay tức khắc, nhưng là sự trợ
giúp của người có chuyên môn đích thực.
Trước hết cần phải cho bệnh nhân uống trong thời gian ngắn nhất các
loại thuốc trợ tim để làm tan các cục máu đã tụ lại và để thông mạch.
Cơ hội cứu sống bệnh nhân có thể tăng cao nếu dụng từ 165 đến 325 mg
axit acetylosalicyl (aspirina hoặc polopirina), tốt nhất là dưới dạng
viên ngậm hấp thụ nhanh.
Máy trợ tim, loại máy càng ngày càng trở nên thông dụng, thậm chí
được đặt ở những nơi công cộng, có thể khôi phục hoạt động của tim. Có
đến 85 phần trăm các trường hợp đột tử do bệnh tim có nguyên nhân trực
tiếp của việc tim đập loạn nhịp và đập mạnh, và chính trong những trường
hợp như vậy các hình thức trợ tim là phương pháp hiệu quả duy nhất nhằm
khôi phục nhịp đập chuẩn của tim.
Trong 80 phần trăm các trường hợp có thể tiến hành việc đó nhờ một
trong ba loại thiết bị gây nên các rung động. Vì thế trợ tim sớm có thể
tránh được phần lớn các trường hợp đột tử trong những giờ đầu tiên, và
cả trong phần lớn các căn bệnh gây nên tình trạng ngừng tuần hoàn bất
ngờ khác. Mọi sự chậm trễ trong việc xúc tiến kịp thời sự trợ giúp đều
làm giảm khả năng sống sót của người bệnh đến 10 phần trăm, và nếu chậm
trễ quá 10 phút thì khả năng sống sót coi như bằng không.
Hô hấp nhân tạo luôn là cuộc chạy đua với thời gian - cuộc chạy đua
với cái giá là cuộc sống của người bệnh. Một người dù không có kinh
nghiệm trong việc cấp cứu hồi sức, không nhất thiết phải lo ngại rằng
mình sẽ phạm sai lầm. Bởi vì sự lo ngại đó quyết định việc người bệnh sẽ
chết một cách vô phương cứu chữa, còn sợ gây hại cho một người mà hệ
tuần hoàn đang ngừng hoạt động thì lại hoàn toàn không đáng có. Ở Mỹ mọi
người chấp nhận một nguyên tắc là bất cứ ai, chỉ cần có niềm tin vào
bản thân, đều có thể thực hiện các động tác trợ tim để cứu mạng người và
sẽ không bị quy trách nhiệm pháp lý nếu có chuyện gì xảy ra.Chú ý:
Trên 160 ngàn người ở Ba Lan được các bác sĩ báo động là có vấn đề nghiêm trọng về mạch vành và đang trong giai đoạn tiền nhồi máu cơ tim. Trong số những người này hàng năm có đến 20 ngàn đứng trước cái chết. Nhiều người trong số họ, mặc dù rất quan tâm đến sức khỏe của mình và tích cực đi khám, làm các xét nghiệm, nhưng họ vẫn không ý thức triệt để các nguy cơ bệnh tật.
Những chuẩn mực quốc tế mới nhất về việc tiến hành cấp cứu hồi sức khuyến cáo nên thực hiện việc trợ tim sớm trong vòng 5 phút kể từ khi nhận được điện thoại thông báo sự việc xảy ra tại một nơi bên ngoài bệnh viện và trong vòng 3 phút kể từ khi sự tuần hoàn bị ngưng trệ trong bệnh viện, trạm y tế, phòng thí nghiệm hay tại bất kỳ đơn vị chăm sóc y tế nào.
Các thiết bị trợ tim từ bên ngoài (viết tắt là AED) là những thiết
bị rất đơn giản, dễ sử dụng và rất an toàn. Tự chúng có thể phân tích
nhịp tim và nhận biết nhu cầu phải trợ tim như thế nào (chẳng hạn như
loạn nhịp các ngăn tim). Chúng chỉ cho phép xúc tiến việc trợ tim khi có
các dấu hiệu rõ ràng về nhu cầu này. Chúng thông tin cho người sử dụng
việc cần phải làm trong thời điểm nhất định (trên màn hình monitor hiện
ra những chỉ dẫn cần thiết). Nhờ đó việc trợ giúp có thể được những
người lần đầu tiên tiếp xúc với thiết bị thực hiện, thậm chí trẻ em cũng
có thể làm.
Máy trợ tim loại bỏ nguy có giải phóng rung động tình cờ. Khi nó
sẵn sàng trợ giúp, nút bấm giải phóng rung động bật sáng và nhấp nháy.
Âm thanh cảnh báo cũng vang lên trong thời điểm không nên cho máy tiếp
xúc với người bệnh. Đèn phụ chỉ rõ thời gian đã tiến hành cấp cứu hồi
sức, số lần các rung động đã phát đi và thông tin về sự cần thiết phải
tiến hành xoa bóp bên ngoài tim và cấp cứu bằng cách dùng miệng hút trực
tiếp.
Theo Tri Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét