Khi cơn đau ngực xảy ra không có dấu hiệu báo trước, mức độ đau dữ dội như bóp nghẹt lấy tim; cẩn thận các bệnh nặng như nhồi máu cơ tim, tràn khí màng phổi...
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên những cơn đau ngực như do tim
mạch, phổi và màng phổi, cơ xương thành ngực, bởi thần kinh… và thậm chí
vì tâm căn. Những cơn đau ngực cần được nhận biết sớm để có biện pháp
xác định, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Dưới đây là các dấu hiệu báo trước một cơn đau ngực nguy hiểm.
Nếu đau ngực có sốc kèm triệu chứng mất máu thì phải loại trừ nguyên nhân do phình tách động mạch chủ ngực vỡ. Đau ngực, khó thở, lồng ngực gồ cao bên đau, có tràn khí dưới da là triệu chứng của tràn khí màng phổi có van. Đau ngực, khạc đờm màu rỉ sắt, có hội chứng nhiễm trùng là biểu hiện của viêm phổi thùy.
Ngoài việc hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, các biện pháp cận lâm sàng như chụp X-quang tim phổi, chụp CT ngực, làm điện tim, chụp cắt lớp đa dãy, siêu âm doppler hệ thống mạch, chụp mạch phổi, xét nghiệm troponin T, I… sẽ giúp thầy thuốc xác định chẩn đoán.
Về phía bệnh nhân, nếu thấy xuất hiện một cơn đau ngực có các biểu hiện như trên nên khẩn trương đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi xử trí.
Dưới đây là các dấu hiệu báo trước một cơn đau ngực nguy hiểm.
Tính chất của cơn đau ngực
Các cơn đau ngực xảy ra cấp tính, ít hoặc không có dấu hiệu báo
trước, mức độ đau dữ dội, đau như bóp nghẹt lấy tim khiến cho người bệnh
vật vã, lo sợ hoảng hốt. Đó là triệu chứng của các bệnh nặng như nhồi
máu cơ tim, tràn khí màng phổi, phình tách động mạch chủ vỡ…
Vị trí của cơn đau
Đau ngực trái, ngay tại vị trí của tim thường là biểu hiện của nhồi
máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, nhiều khi cơn đau dữ dội ngay dưới mũi ức
cũng cần được loại trừ nguyên nhân do nhồi máu cơ tim thành sau dưới.
Đau ngực phải hoặc bên trái không trùng với vị trí của tim có thể do
tràn khí màng phổi. Đau ngực phía sau lưng có thể là biểu hiện của phình
tách động mạch chủ.
Hướng lan
Một cơn đau có hướng lan rõ ràng thường kèm với một bệnh lý tương ứng
gây ra cơn đau đó. Ví dụ như cơn đau dữ dội ngực trái lan lên vai và
cánh tay trái gặp trong nhồi máu cơ tim, cơn đau ngực lan ra phía sau có
thể thấy trong phình tách động mạch chủ ngực…
Tần xuất và thời gian tồn tại cơn đau
Một cơn đau ngực kéo dài không bao giờ đi kèm một tiên lượng tốt. Nó
chứng tỏ đã có tổn thương các cơ quan trong lồng ngực như tim, phổi,
màng phổi…. Những cơn đau ngực trái kéo dài trên 2 phút và tái diễn liên
tục trong vòng 30 phút thường là triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Đau
ngực liên tục không thuyên giảm có thể do tràn khí màng phổi, viêm phổi
thùy gây ra.
Triệu chứng đi kèm
Nếu đau ngực kèm theo khó thở thì thường biểu hiện một bệnh lý nguy
hiểm thực sự như nhồi máu cơ tim, tràn khí màng phổi, nhồi máu phổi. Mức
độ khó thở càng nhiều, bệnh càng nặng. Đau ngực kèm biểu hiện của sốc
như vã mồ hôi, chi lạnh, huyết áp tụt… đương nhiên là một cấp cứu khẩn
cấp và nguyên nhân đầu tiên phải nghĩ đến là nhồi máu cơ tim có sốc,
nhồi máu cơ tim thất phải, nhồi máu cơ tim diện rộng…Nếu đau ngực có sốc kèm triệu chứng mất máu thì phải loại trừ nguyên nhân do phình tách động mạch chủ ngực vỡ. Đau ngực, khó thở, lồng ngực gồ cao bên đau, có tràn khí dưới da là triệu chứng của tràn khí màng phổi có van. Đau ngực, khạc đờm màu rỉ sắt, có hội chứng nhiễm trùng là biểu hiện của viêm phổi thùy.
Các bệnh tật đi kèm
Cơn đau ngực cấp xảy ra ở bệnh nhân tăng huyết áp, xơ vữa mạch, đái
tháo đường thường có nguyên nhân do nhồi máu cơ tim, phình tách động
mạch chủ ngực. Đau ngực dữ dội, đột ngột ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính cần loại trừ do nguyên nhân tràn khí màng phổi. Đau ngực dữ
dội ở bệnh nhân nằm bất động lâu, bệnh nhân có bệnh giãn tĩnh mạch chi
dưới, phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai, phụ nữ có thai… phải chú ý đến
nguyên nhân thuyên tắc mạch phổi do huyết khối…
Mức độ đáp ứng điều trị
Một cơn đau ngực thông thường sẽ dễ dàng mất đi khi điều trị bằng các
thuốc giảm đau thông thường hoặc thậm chí tự thoái triển. Cơn đau ngực
trái không mất đi khi điều trị bằng các thuốc giãn mạch vành và giảm đau
có thể là biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp. Các cơn đau do nhồi máu
phổi, phình tách động mạch chủ ngực, tràn khí màng phổi cũng đều đáp ứng
điều trị kém, gây đau đớn rất nhiều cho bệnh nhân.
Một số thói quen có hại
Hút thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân hàng đầu của nhiều
loại bệnh tật trong đó có xơ vữa động mạch. Đau ngực ở một bệnh nhân
nghiện thuốc lá thường có căn nguyên do bệnh mạch vành hoặc động mạch
chủ ngực. Bệnh nhân nghiện rượu, xơ gan do rượu nên chú ý đến nhồi máu
phổi do huyết khối tĩnh mạch chi dưới hoặc viêm phổi.
Tiền sử gia đình
Một bệnh nhân đau ngực nhiều mà tiền sử có bố mẹ, anh chị em ruột bị
tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hoặc đột tử không rõ lý do, hoặc mắc các
bệnh lý rối loạn hệ thống dẫn truyền của tim như hội chứng Brugada, hội
chứng Wolff - Parkinson - White, các bệnh lý của hệ động mạch như hội
chứng Marfan, hội chứng Ehlers - Danlos cũng nên được chú ý tham khảo.
Tuổi tác, giới tính
Đau ngực ở người trẻ thì ít có căn nguyên do mạch vành bị xơ vữa. Các
bệnh lý gây đau ngực nhiều ở tuổi này thường gặp là tràn khí màng phổi
tự phát do vỡ các kén khí bẩm sinh ở phổi hoặc viêm phổi thùy. Bệnh lý
mạch vành và động mạch chủ cũng thường gặp ở người cao tuổi và ở nam
nhiều hơn nữ.
Làm gì khi bạn có biểu hiện một cơn đau ngực nguy hiểm
Khi bị đau ngực nhiều cộng với có thêm các yếu tố gợi ý như trên,
nhất thiết phải kiểm tra kỹ càng để loại trừ các nguyên nhân có thể gây
nguy hiểm cho bệnh nhân như nhồi máu cơ tim cấp, tràn khí màng phổi,
phình tách động mạch chủ ngực, nhồi máu phổi.Ngoài việc hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, các biện pháp cận lâm sàng như chụp X-quang tim phổi, chụp CT ngực, làm điện tim, chụp cắt lớp đa dãy, siêu âm doppler hệ thống mạch, chụp mạch phổi, xét nghiệm troponin T, I… sẽ giúp thầy thuốc xác định chẩn đoán.
Về phía bệnh nhân, nếu thấy xuất hiện một cơn đau ngực có các biểu hiện như trên nên khẩn trương đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi xử trí.
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét