Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Ai dễ bị nhồi máu phổi khi đi máy bay?

Mỗi năm số người chết trên các chuyến bay không phải là ít. Xin tư vấn giúp, đối tượng nào, bệnh gì dễ bị nhồi máu phổi khi đi máy bay? (Lê Sơn, Nghệ An)

Nhồi máu phổi hay tắc mạch phổi thường do huyết khối (cục máu đông) hình thành trong các tĩnh mạch sâu ở chi dưới chuyển lên. Nếu cục máu đông có kích thước đủ lớn sẽ gây tắc nghẽn động mạch phổi, khiến gây suy hô hấp, và có thể gây tử vong nhanh chóng, nếu tắc ở các nhánh lớn của phổi.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong khoang máy bay không khí rất khô, do đó có thể gây mất nước cho hành khách dẫn đến cô đặc máu làm cho máu đông trong các tĩnh mạch sâu. Áp lực thấp trong máy bay cộng với phải ngồi lâu trong chiếc ghế chật, phải thắt dây an toàn liên tục... cũng góp phần gây huyết khối tĩnh mạch chi dưới cũng như nhồi máu phổi.
Những người dễ bị huyết khối tĩnh mạch sâu và nhồi máu phổi khi đi máy bay là người đang bị ung thư, bị bệnh tim phổi mạn tính, bị rối loạn máu đông, béo phì, giãn tĩnh mạch chi dưới, phụ nữ có thai hoặc đang dùng thuốc tránh thai, người già (40 tuổi trở lên), khi ngồi máy bay trên 10 giờ (quãng đường bay trên 5.000 km)...
Để đề phòng tai biến này, cần đi lại trên máy bay 15-30 phút với hành khách trên chuyến bay dài trên 3 giờ; làm một số động tác tại chỗ như vận động bàn chân, gấp chân lên ngực, ngả người về phía trước, quay cổ; chỉ nên ngủ 30 phút/lần...


Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Báo Nông nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét