Việc chẩn đoán cơ tim còn sống có ý nghĩa quyết định trong điều trị can thiệp tái tưới máu để giảm nguy cơ tử vong.
FDG PET là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất để
chẩn đoán khả năng phục hồi của thất trái sau can thiệp tái tưới máu.
|
Chụp FDG - PET cho bệnh nhân tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 |
Trước đây, nguyên nhân giảm chức năng thất trái thường được cho là tổn thương không hồi phục do hậu quả của nhồi máu cơ tim. Hiện nay, người ta đã chứng minh được tình trạng rối loạn chức năng tâm thu kéo dài do thiếu máu cấp hoặc mãn tính dẫn đến những biến đổi chức năng co bóp của cơ tim. Tuy nhiên, đánh giá khả năng sống của cơ tim sau tưới máu thì không đơn giản.
Dựa vào các đặc điểm và cơ chế sinh - bệnh lý của tổ chức cơ tim trong bệnh ĐMV, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá khả năng sống của cơ tim. FDG PET là phương pháp có độ nhạy cao trong phát hiện chẩn đoán vùng cơ tim còn khả năng sống sót. FDG PET có giá trị dự báo dương tính và dự báo âm tính cao trong tiên lượng hồi phục vận động thành thất sau can thiệp tái tưới máu ĐMV.
FDG PET là kỹ thuật y học hạt nhân chụp hình chuyển hóa cơ tim có độ nhạy cao, cho phép lượng hóa cơ tim sống khi đồng thời đối chiếu với xạ hình tưới máu cơ tim. Bên cạnh đó, 18 F - FDG có thời gian sống 1/2 là 119 phút, cho phép chụp hình với chất lượng hình ảnh cao.
Đặc biệt, kết hợp với hệ thống PET/CT hiện đại cho phép giảm liều FDG, giảm thời gian chụp, đồng thời cho hình ảnh chất lượng cao đồng bộ hóa với xạ hình tưới máu cơ tim sẽ giúp giảm chi phí chụp hình. Theo các nghiên cứu, điều trị can thiệp tái tưới máu có tỷ lệ tử vong chỉ 3,2%/năm, giảm 80% so với các bệnh nhân điều trị nội khoa với tỷ lệ tử vong 16%.
Theo PGS.TS Lê Ngọc Hà - ThS Lê Mạnh Hà
Kiến thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét