Suy tim không phải căn bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, không nhiều người để ý đến những triệu chứng điển hình để kịp thời phòng ngừa và chữa trị sớm…
Triệu chứng của suy tim khá điển hình...
Suy tim là hậu quả của các bệnh liên quan đến tim mạch như bệnh mạch vành, van tim, tăng huyết áp, thiếu máu... Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và biến chứng nặng nề nhất là có thể gây đột quỵ.
Theo các bác sĩ ở viện Tim mạch quốc gia Việt Nam, triệu chứng điển hình của suy tim là đau ngực liên tục, khó thở. Rất nhiều bệnh nhân đã đến nhập viện trong tình trạng này. Nhưng cũng không ít bệnh nhân, dù triệu chứng đã khá rõ ràng như thỉnh thoảng thấy khó thở, đau ngực nhưng vẫn gắng chịu, để đến khi nặng mới nhập viện.
Trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn, trưởng phòng C4, viện Tim mạch quốc gia Việt Nam, bác sĩ cho biết, thực ra, biểu hiện của suy tim tùy vào tình trạng bệnh. Giai đoạn sớm biểu hiện kín đáo, người bệnh thấy hơi khó thở, khả năng gắng sức kém hơn mức bình thường.
Dấu hiệu điển hình cần lưu ý là mệt mỏi, khó thở khi gắng sức hoặc khó thở về đêm, đau ngực, ho khan, phù (đặc biệt là phù chân), gan to làm đau hạ sườn phải, tĩnh mạch ở cổ nổi lên, nổi vết tím ở môi, chân tay, hoặc toàn thân.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, suy tim trước tiên cần điều trị theo nguyên nhân. Nếu do bị hẹp hoặc hở van tim thì áp dụng thay van tim. Nếu mạch vành bị tắc, hẹp dùng phương pháp nong, đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành cũng giúp hồi phục cơ tim.
Với những trường hợp không điều trị được nguyên nhân hoặc đến quá muộn thì cần điều trị nội khoa. Trường hợp thuốc không cải thiện được thì phải dùng máy trợ tim.
Tuy nhiên, dù có theo chế độ điều trị nào thì chế độ ăn và sinh hoạt cũng rất quan trọng với người bị suy tim. Điều cần thiết hơn cả là tuân thủ chế độ ăn nhạt, hạn chế uống nước và nên vận động nhẹ nhàng. Đặc biệt, để tránh biến chứng dẫn đến đột quỵ, khi có dấu hiệu bất thường cần đi khám và điều trị sớm.
Theo các bác sĩ ở viện Tim mạch quốc gia Việt Nam, triệu chứng điển hình của suy tim là đau ngực liên tục, khó thở. Rất nhiều bệnh nhân đã đến nhập viện trong tình trạng này. Nhưng cũng không ít bệnh nhân, dù triệu chứng đã khá rõ ràng như thỉnh thoảng thấy khó thở, đau ngực nhưng vẫn gắng chịu, để đến khi nặng mới nhập viện.
Trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn, trưởng phòng C4, viện Tim mạch quốc gia Việt Nam, bác sĩ cho biết, thực ra, biểu hiện của suy tim tùy vào tình trạng bệnh. Giai đoạn sớm biểu hiện kín đáo, người bệnh thấy hơi khó thở, khả năng gắng sức kém hơn mức bình thường.
Dấu hiệu điển hình cần lưu ý là mệt mỏi, khó thở khi gắng sức hoặc khó thở về đêm, đau ngực, ho khan, phù (đặc biệt là phù chân), gan to làm đau hạ sườn phải, tĩnh mạch ở cổ nổi lên, nổi vết tím ở môi, chân tay, hoặc toàn thân.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, suy tim trước tiên cần điều trị theo nguyên nhân. Nếu do bị hẹp hoặc hở van tim thì áp dụng thay van tim. Nếu mạch vành bị tắc, hẹp dùng phương pháp nong, đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành cũng giúp hồi phục cơ tim.
Với những trường hợp không điều trị được nguyên nhân hoặc đến quá muộn thì cần điều trị nội khoa. Trường hợp thuốc không cải thiện được thì phải dùng máy trợ tim.
Tuy nhiên, dù có theo chế độ điều trị nào thì chế độ ăn và sinh hoạt cũng rất quan trọng với người bị suy tim. Điều cần thiết hơn cả là tuân thủ chế độ ăn nhạt, hạn chế uống nước và nên vận động nhẹ nhàng. Đặc biệt, để tránh biến chứng dẫn đến đột quỵ, khi có dấu hiệu bất thường cần đi khám và điều trị sớm.
(Theo VTV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét