Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Đột quỵ não - Kết cục buồn của người tăng huyết áp

Nếu tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng” thì đột quỵ não (tai biến mạch máu não) có thể coi là “phát súng cuối cùng” cướp đi tính mạng người bệnh.

Vì sao tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ?
Các chuyên gia nói gì?
TS. BS. Nguyễn Chương (Viện Quân y 103) cho biết trên : “Tai biến mạch máu não xuất hiện do rối loạn tuần hoàn não cấp tính. Đây là loại bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao và có nhiều di chứng. Nguy cơ gặp tai biến này rất lớn ở những người bị cao huyết áp”.
 
(Theo Sức khoẻ & Đời sống)
 
PGS-TS Đinh Thị Thu Hương ( Phó viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam): Tăng huyết áp là nguyên nhân chính (chiếm tới 80%) gây nên tình trạng tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Đặc biệt, tình trạng tai biến mạch máu não rất dễ xảy ra nếu người bệnh có sẵn bệnh lý đái tháo đường hoặc rối loạn chuyển hóa lipid (tăng mỡ máu).
 
(Theo Hà Nội mới)
Tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch, làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng cao (gặp trong những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra, gây xuất huyết não.
Nếu bị những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương, hình thành các cục máu đông, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa  cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu não đều làm ngừng trệ việc cung cấp máu, gây ra thiếu máu cục bộ tại não (nhồi máu não) và xuất hiện những triệu chứng lâm sàng mà người ta gọi là đột quỵ.
Người bị đột quỵ do tăng huyết áp sẽ gặp phải rất nhiều di chứng đáng sợ như nói ngọng, méo mồm, mất trí nhớ hoặc nặng nề hơn như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, sống thực vật … cùng với đó là gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, điều trị.
Để không có “phát súng cuối cùng”
Theo khuyến cáo, nếu giảm huyết áp được 5 mmHg sẽ giảm 10% nguy cơ đột quỵ. Do đó, để phòng ngừa đột quỵ, trước hết cần phải kiểm soát và điều trị tốt tăng huyết áp. Mức huyết áp tối ưu là 120/90 mmHg.
Bên cạnh đó, áp dụng sớm các biện pháp dự phòng như ngăn ngừa huyết khối cũng đóng
vai trò quan trọng vì đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu não. Tuy nhiên việc dùng lâu dài các thuốc chống huyết khối chưa được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa đột quỵ bởi các thuốc ngày có nguy cơ gây xuất huyết tiêu hoá. Các nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản đã cho thấy, trong đậu tương lên men có chứa enzyme nattokinase, có tác dụng làm tiêu fibrin, giúp ngăn ngừa sự hình thành và làm tan huyết khối, đông thời lại an toàn không gây biến chứng
 
Ngoài việc dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, người bệnh cũng cần điều chỉnh lối sống hợp lý như rèn luyện thể lực, không hút thuốc lá, không uống rượu bia, chế độ ăn ít muối, ít mỡ động vật, bổ sung các nguồn thực phẩm có chứa rutin giúp tăng cường sức bền thành mạch …
Người tăng huyết áp cũng nên lưu ý và đến bác sỹ ngay khi có những biểu hiện sau: nhức đầu, chóng mặt (cảm giác quay), có hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường), hiện tượng ruồi bay (nhìn thấy những điểm đen).
Kiểm soát huyết áp tốt và phòng ngừa đột quỵ từ sớm sẽ giúp người bệnh yên tâm chung sống với căn bệnh “giết người thầm lặng” này.

Theo Dân trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét