Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

6 thời điểm nguy hiểm đối với người bị bệnh tim

Vào những thời điểm này, tự bảo vệ lấy bản thân là một trong những nhân tố quan trọng duy trì sự sống đối với những bệnh nhân đau tim.

1. Thức dậy buổi sáng


Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Harvad cho biết, nguy cơ đau tim cũng như tỷ lệ phát tác bệnh tim tăng 40% vào buổi sáng sớm.

Nguyên nhân là do khi vừa thức giấc, cơ thể tiết ra nhiều hooc-môn đặc biệt trên tuyến thượng thận, huyết áp cũng do đó tăng cao, mức tiêu thụ ô-xy cũng tăng mạnh, cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, nồng độ huyết dịch lớn hơn làm cho việc lưu thông máu gặp khó khăn hơn. Do đó, tạo thêm áp lực cho hệ thống tim mạch.

Biện pháp bảo vệ: Sau khi thức dậy, hoạt động nhẹ nhàng, không quá nhanh cũng không quá chậm, cần cho cơ thể chút thời gian để cân bằng. Đồng thời, cần giữ ấm, nếu có thói quen luyện tập thể thao vào buổi sáng cần khởi động làm nóng người trước khi luyện tập.

Nếu có dùng thuốc trợ tim, nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

2. Buổi sáng sớm đầu tuần

Nghiên cứu cho thấy, buổi sáng sớm đầu tuần, khả năng phát các cơn đau tim dữ dội cao hơn 20% so với những thứ khác trong tuần.

Nguyên nhân do cơ thể phải chuyển trạng thái nghỉ ngơi sang làm việc, hơn nữa, công việc căng thẳng thường gây cảm giác ức chế, áp lực.

Biện pháp bảo vệ: Ngày cuối tuần nên nghỉ ngơi thoải mái, tuy nhiên không nên ngủ quá nhiều. Bởi làm như vậy cơ thể sẽ càng mệt mỏi, đồng hồ sinh học bị gián đoạn. Ngày đầu tuần lại làm việc, hoạt động gấp gáp khiến huyết áp tăng cao hơn so với bình thường.

3. Sau bữa ăn “no say”

Sau bữa ăn quá nhiều dinh dưỡng, chất đạm hay lipit cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơn đau tim “hoành hành”. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất béo và tinh bột đường quá cao trong cơ thể khiến các mạch máu co thắt lại gây tắc động mạch.

Biện pháp bảo vệ: Những người mắc bệnh tim mạch cần tránh ăn quá no, quá nhiều chất dinh dưỡng một lúc. Nếu không thể kiềm chế được cơn thèm ăn thì một viên aspirin sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, tránh hiện tượng tắc nghẽn hay đông đặc.

4. Sau khi đi vệ sinh

Táo bón là một trong những hệ lụy của bệnh tim mạch, đồng thời cũng là một trong những “thủ phạm” gây nhồi máu cơ tim hay đột quỵ ở những người mắc bệnh tim.

Nguyên nhân do, khi đi vệ sinh (đại tiện) áp lực tăng lên ở phần lồng ngực, giảm lưu lượng tuần hoàn máu từ đó làm những cơn đau tim phát tác là điều khó tránh khỏi.

Biện pháp bảo vệ: Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón.

5. Lao động nặng nhọc
 
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim, động chân tay hay trí óc quá nặng nhọc đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm tính mạng. 

Đặc biệt khi làm những việc nặng nếu không có những bước đệm khởi động rất dễ làm tăng lượng tiết hooc-môn, huyết áp tăng từ đó càng làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Biện pháp bảo vệ: Dù tham gia bất cứ hoạt động lao động nào cần làm dần dần từng bước theo mức độ tăng dần, đừng quá nóng vội mà ảnh hưởng tới sức khỏe.

6. Phát biểu trước đám đông

Đối diện với nhiều người hay chịu bất kỳ áp lực tâm lý nào là một thách thức, một sự trải nghiệm lớn đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim. Bởi nếu tâm lý quá căng thẳng sẽ làm huyết áp tăng đột ngột, nhịp tim theo đó cũng không ngừng tăng nhanh, hooc-môn tuyến thượng thận tăng. Tất cả những nhân tố này đều khiến nguy cơ đau tim đột ngột dẫn tới đột quỵ hoặc tử vong tăng cao.

Biện pháp bảo vệ: Trước khi đứng đám đông cần có sự chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lý. Hạn chế tối đa tâm trạng căng thẳng hay nghe những tin tức không tốt. Nếu thấy quá hồi hộp hay căng thẳng, có thể uống chút thuốc trợ tim theo hướng dẫn của bác sỹ.


Theo Phạm Hằng Dân trí/People

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét