Dưới đây những loại thực phẩm bạn nên ăn và những thực phẩm không nên ăn khi bị mắc chứng tăng huyết áp.
Tránh thực phẩm có chứa hàm lượng Natri lớn: Natri làm co mạch khiến các mạch máu trở nên hẹp hơn so với bình thường. Chính vì thế, sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng tới việc vận chuyển máu đến tim, gây chứng cao huyết áp. Những loại thực phẩm có chứa nhiều Natri như muối, thịt hộp, snack mặn, bơ và các loại thực phẩm đóng hộp khác.
Nên ăn thực phẩm có chứa nhiều Kali và sinh tố B, C: Các loại thực phẩm có chứa nhiều Kali như chuối, khoai tây, khoai môn, củ mài, bí rợ, khổ qua, nước ép cà chua, nước bưởi, cải trắng, rau dền, bó xôi.
Ngoài ra, cũng cần ăn nhiều rau cải và trái cây chứa nhiều sinh tố B, C như các loại đậu, các loại bầu bí, rong biển, nấm mèo, đậu nành, đậu xanh, hải sâm, sứa biển... Những loại thực phẩm trên đặc biệt rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, giúp bạn có thể duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Khi gặp huyết áp cao nên dùng nhiều thức ăn giảm huyết áp như: Tỏi, rau cần, cải bẹ xanh, cải rổ, kiệu trắng, khoai lang, đậu xanh, bắp, cà rốt, cúc hoa... Người bệnh cao huyết áp phải phòng ngừa táo bón, cho nên cần ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ thô và mật ong để tránh táo bón xảy ra.
Hạn chế thêm muối vào các loại thực phẩm (nhất là rau): Bạn thường có thói quen nêm muối vào các món ăn trong quá trình sơ chế và nấu. Tuy nhiên điều này lại có những ảnh hưởng tiêu cực đối với những bệnh nhân cao huyết áp. Bởi vậy bạn nên dần từ bỏ thói quen thêm muối vào các món ăn.
Hãy thay thế việc thu nạp muối hay các loại thực phẩm có chứa nhiều Natri vào cơ thể bằng những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi và kẽm để giúp hạ thấp áp lực của máu. Những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa ít béo, đậu xanh, cá hồi cả xương, súp lơ, rau bina và đậu phụ. Loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như các loại đậu và hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, lạc.
Hạn chế “nạp” những chất béo no: Chất béo no hay còn gọi là chất béo bão hòa chính là thủ phạm làm tăng thêm chất lipoproteins (LDL) gây ảnh hưởng xấu đến động mạch vành, chứng tăng huyết áp, dễ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Hằng ngày nên nấu ăn bằng dầu thực vật cũng làm giảm chất béo trong thực phẩm được dung nạp.
Bên cạnh kết hợp một chế độ ăn uống khoa học, bạn cần duy trì việc tập luyện đều đặn, kèm theo đó là bỏ thuốc lá, rượu, luôn giữ cho tâm lý ở trạng thái cân bằng, tránh căng thẳng. Đồng thời, phải giảm cân nếu bạn thừa cân, béo phì, điều trị bằng việc dùng thuốc.
Theo Hoàng Huy - Nông nghiệp Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét