Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Vai trò của chất xơ với các bệnh tim mạch

Xơ thực phẩm không trực tiếp cung cấp năng lượng và dưỡng chất nhưng thực hiện nhiều chức năng sinh học quan trọng.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò của chất xơ trong chế độ ăn với nguy cơ bệnh tim mạch.
Ảnh minh họa
Làm giảm cholesterol máu
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, bổ sung 2-10g chất xơ hoà tan/ngày sẽ góp phần giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol (cholesterol xấu) 2%.
 
Các nhà khoa học Mỹ cũng khuyến cáo: sử dụng hạt ngũ cốc là một phần của chế độ ăn giảm hàm lượng chất béo để góp phần làm giảm nguy cơ của bệnh mạch vành tim.
Có khả năng kiểm soát cân nặng và đường máu
Nói cách khác là chất xơ làm tăng sự nhạy cảm của insulin, giảm triglycerid. 
 
Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 hoặc những người bị tăng đường huyết thường chọn thực phẩm nhiều chất xơ sẽ giúp làm chậm tăng đường huyết sau khi ăn, giúp ổn định đường máu, phòng ngừa được những biến chứng của đái tháo đường, kéo dài đời sống cho bệnh nhân.
Có chức năng nhuận tràng, phòng táo bón
Chất xơ khi kết hợp với nước sẽ hút nước và nở ra làm cho phân mềm và khối phân to ra hơn trước khiến vách thành ruột bị kích thích mạnh, làm tăng nhu động ruột, việc bài tiết phân được dễ dàng sẽ giúp cơ thể nhanh chóng thải những độc tố và giảm độ đậm đặc của các chất độc được ăn vào trong cơ thể.
 
Bên cạnh đó, chất xơ còn có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch hệ tiêu hoá thông qua việc làm tăng hệ vi khuẩn có ích trong lòng ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hoá, đặc biệt là giảm tiêu chảy ở trẻ em.
Cơ thể cần bao nhiêu chất xơ mỗi ngày
Từ việc khẳng định vai trò của chất xơ nêu trên, các nhà khoa học khuyến cáo tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ, trong đó rau quả là nguồn cung cấp quan trọng: lượng chất xơ trong rau chiếm khoảng 0,3 đến 3,5% tuỳ loại.
 
Nên ăn 20-35g chất xơ mỗi ngày từ các thức ăn có nguồn gốc thực vật là khuyến cáo của Hội Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ.
 
Thực tế hiện nay, phần lớn người dân chỉ tiêu thụ khoảng một nửa nhu cầu trên. Mức tiêu thụ rau xanh trong bữa ăn ở Việt Nam nhìn chung đang có xu hướng giảm đi (mức tiêu thụ khoảng 142-196g/người/ngày), trong khi lượng tiêu thụ quả chín ngày càng tăng lên.
 
Do vậy, cần tiếp tục khuyến khích sử dụng thêm rau quả. Nhu cầu tối thiểu của mỗi người phải đạt tới 300g rau và 100g quả chín mỗi ngày.

Theo Nguyễn Thiết - An ninh Thủ đô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét